Nội dung thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn công tác quốc phòng, an ninh ở trung tâm quốc phòng và an ninh đại học thái nguyên​ (Trang 88 - 93)

7. Kết cấu của đề tài

3.1.2.Nội dung thực nghiệm

3.1. Thực nghiệm sư phạm

3.1.2.Nội dung thực nghiệm

3.1.2.1. Những nội dung khoa học cần thực nghiệm

Do nội dung chương trình mơn Cơng tác quốc phịng, an ninh khá rộng. Trong phạm vi của đề tài, tác giả chỉ lựa chọn một số đơn vị kiến thức trong 2 bài để tiến hành dạy thực nghiệm và đối chứng (không tiến hành thực nghiệm đối với những tiết học thực hành, ngoại khóa, các tiết làm bài kiểm tra và các tiết hướng dẫn ôn tập). Cụ thể như sau:

Giáo án số 1

Bài B1: Phịng chống chiến lược “Diễn biến hịa bình” bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam

Giáo án số 2

Bài B7: Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

3.1.2.3. Thiết kế giáo án thực nghiệm

Quá trình thiết kế giáo án vận dụng phương pháp thảo luận nhóm được thiết kế dựa trên: Giáo trình giáo dục quốc phịng - an ninh và các nguồn tài liệu tham khảo khác để lấy thơng tin qua đó để làm rõ trọng tâm bài học và mục tiêu cần đạt.

Giáo án thực nghiệm được chúng tôi thiết kế căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ của môn học, của từng bài, từng đơn vị kiến thức.

Giáo án của lớp thực nghiệm được thiết kế dựa trên các nguyên tắc: không làm thay đổi chương trình, kế hoạch, nội dung theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; tuân thủ các bước lên lớp và phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của đơn vị.

Các yêu cầu cơ bản cần đảm bảo của giáo án thực nghiệm: * Về mục đích của bài học

Dưới sự hướng dẫn, điều khiển của giảng viên giúp sinh viên tự lực chiếm lĩnh tri thức cơ bản của nội dung bài học và hình thành, rèn luyện các kỹ năng cho sinh viên, bao gồm kỹ năng giao tiếp, ứng xử, kỹ năng phản biện xã hội, kỹ năng lập luận, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng hợp tác, kỹ năng thuyết trình. Sinh viên cịn tự đánh giá được nội dung, tự động lĩnh hội kiến thức lý thuyết sau khi nghiên cứu và thảo luận nhóm. Nghiên cứu và thảo luận nhóm cịn giúp một số sinh viên dần khắc phục hạn chế của mình về vấn đề nhút nhát, ngại tư duy, ngại tranh luận qua đó sẵn sàng tiếp nhận những thơng tin tích cực, biết vận dụng tri thức để giải quyết những vấn đề thực tiễn trong cuộc sống và rút ra bài học cho bản thân.

* Về phương pháp dạy học:

Trong giờ học, khơng phải tồn bộ thời gian dành cho việc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm mà tác giả chỉ vận dụng cho những vấn đề kiến thức trọng tâm gắn với mục tiêu giáo dục thái độ và hình thành các kỹ năng tương ứng cho sinh viên. Ngồi ra tác giả cịn kết hợp các phương pháp dạy học khác như nêu vấn đề, phương pháp tình huống, thuyết trình, đàm thoại. Theo đó, hoạt động của giảng viên được tiến hành theo tuần tự các bước.

* Chuẩn bị:

Trước hết, giảng viên căn cứ vào số lượng, trình độ nhận thức của sinh viên và nội dung bài học để tiến hành chia nhóm. Sau đó, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm sinh viên. Sinh viên ghép nhóm theo quy định, nhận nhiệm vụ, nội dung/câu hỏi thảo luận và tiến hành thảo luận nhóm dưới sự định hướng của giảng viên.

Khi thiết kế bài tập, vấn đề thảo luận nhóm, tác giả cũng linh hoạt trong việc lựa chọn các vấn đề để tránh sự nhàm chán, đơn điệu, kích thích hứng thú học tập của sinh viên và đảm bảo tính vừa sức đối với sinh viên ở Trung tâm.

Trong giờ học, khơng phải tồn bộ thời gian dành cho việc thảo luận nhóm mà chúng tơi chỉ thảo luận những vấn đề phức tạp, trọng tâm, lý thú, buộc sinh viên phải tư duy. Tùy thuộc vào nội dung bài học mà chúng tơi lựa chọn vấn đề thảo luận nhóm cho phù hợp. Ngồi ra, trong một tiết học, chúng tôi kết hợp các phương pháp dạy học

khác như dạy học nêu vấn đề, đàm thoại, dạy học tình huống và thuyết trình những nội dung khó.

* Thực hiện nội dung:

Sau khi giao nhiệm vụ cụ thể cho sinh viên, giảng viên tiến hành tổ chức cho sinh viên trong các nhóm tiến hành thảo luận.

Khi thiết kế một giáo án dạy học có vận dụng phương pháp thảo luận nhóm, chúng tơi tn thủ theo các bước cơ bản:

Bước 1: Xác định rõ mục tiêu, yêu cầu của bài học bao gồm cả nội dung tri thức, kỹ năng và thái độ. Dưới sự hướng dẫn, điều khiển của giảng viên giúp sinh viên tự lực chiếm lĩnh tri thức cơ bản của nội dung bài học và hình thành, rèn luyện các kỹ năng cho sinh viên.

Bước 2: Thiết kế, lựa chọn vấn đề, tình huống, chủ đề thảo luận. Để có được những tình huống, chủ đề thào luận những vấn đề đưa ra phù hợp, đảm bảo tính vừa sức đối với sinh viên ở các trường Đại học, chúng tôi thiết kế, lựa chọn các vấn đề, các tình huống, chủ đề thuộc về giáo dục quốc phòng - an ninh. Tùy từng đơn vị kiến thức, vấn đề chúng tơi nêu ra có thể là những tình huống, chủ đề thường nảy sinh trong thực tế.

Tùy từng nội dung bài học, giảng viên cần chuẩn bị chu đáo những vấn đề để đưa ra cho sinh viên tiếp cận từ tiết học trước để sinh viên nghiên cứu và đưa ra cách giải quyết vấn đề trong tiết học kế tiếp. Giảng viên cũng có thể chuẩn bị những tình huống, chủ đề vấn đề để đưa ra ngay trong tiết học và yêu cầu sinh viên độc lập suy nghĩ, trả lời theo phương thức đàm thoại. Ở những tình huống thường xuất hiện cách hiểu khác nhau thì giảng viên cần lựa chọn hình thức thảo luận nhóm phù hợp.

Bước 3: Xác định trọng tâm bài học và phân bổ thời lượng tiết học. Với mỗi giáo án thực nghiệm, trọng tâm bài học cần được giáo viên xác định rõ ràng ở từng tiết học theo phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bước 4: Lựa chọn hình thức tổ chức dạy học và phương pháp dạy học. Về

nguyên tắc, cần xem thảo luận nhóm là phương pháp chủ đạo. Ở một vài nội dung bài dạy có kết hợp với một số phương pháp dạy học khác như thuyết trình, nêu vấn đề, đàm thoại...

Bước 5: Xác định tài liệu học tập và phương tiện dạy học. Tài liệu học tập phục vụ cho giờ học là Giáo trình. Phương tiện dạy học cho các giáo án thực nghiệm bao gồm giáo án, máy tính, máy chiếu, tranh ảnh, video liên quan đến nội dung bài học.

Bước 6: Thiết kế, hoàn thiện giáo án thực nghiệm.

THIẾT KẾ GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM SỐ 1 (Xem phụ lục 1, tr.101 ) THIẾT KẾ GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM SỐ 2 (Xem phụ lục 1, tr.111 ) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.2.4. Tiến hành thực nghiệm

Để tiến hành thực nghiệm, trên cơ sở xin phép Trung tâm, trao đổi với Tổ bộ mơn về kế hoạch thực nghiệm của mình. Sau đó, chúng tơi tiến hành dạy thực nghiệm theo thời khố biểu đã được sắp xếp và tơi có mời giảng viên trong tổ bộ môn đi dự để đánh giá giờ dạy một cách khách quan.

Đối với các lớp thực nghiệm, chúng tôi đã dạy cùng một giáo án có sử dụng phương pháp thảo luận nhóm kết hợp với phương pháp thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề theo từng đơn vị kiến thức như giáo án thực nghiệm đã thiết kế.

Ở các lớp đối chứng, chúng tôi đã dạy cùng một giáo án, trong đó khơng sử dụng phương pháp thảo luận nhóm mà chủ yếu là phương pháp thuyết trình, đàm thoại (với những câu hỏi thiên về lý thuyết).

Sau mỗi tiết dạy ở cả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, chúng tôi đánh giá kết quả nhận thức, đánh giá kỹ năng, thái độ được hình thành, phát triển, được giáo dục ở sinh viên thông qua bài kiểm tra, thông qua một bài thu hoạch với cùng lượng kiến thức và yêu cầu như nhau, đồng thời tôi tiến hành phát phiếu phản hồi lấy ý kiến người học về giờ dạy.

Khi dạy giáo án thực nghiệm, trước những vấn đề đưa ra, tơi đã lựa chọn hình thức đàm thoại, thảo luận nhóm theo hình thức phản biện lẫn nhau kết hợp với sắm vai để giờ học trở nên sinh động, thu hút sự chú ý và phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên.

Khi thực hiện bước luyện tập, củng cố, giảng viên chú trọng đến kỹ năng nhận diện, phân tích, đánh giá, vận dụng lý thuyết vào giải quyết tình huống cụ thể, đặc biệt với mỗi tình huống đưa ra, giáo viên ln cố gắng quan sát, định hướng và khích lệ những sinh nhút nhát mạnh dạn trình bày quan điểm cá nhân trước tập thể.

3.1.2.5. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên

Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên là khâu rất quan trọng trong quá trình tiến hành thực nghiệm. Sau khi dạy xong từng bài thực nghiệm, tác giả tiến hành kiểm tra sinh viên cả ở nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Các nhóm có cùng một bài kiểm tra, lượng thời gian như nhau.

Mục tiêu kiểm tra, đánh giá:

- Về kiến thức: Kiểm tra, đánh giá mức độ (nhớ, hiểu, vận dụng) của sinh viên về các giáo dục quốc phòng, an ninh theo những nội dung đã học: Phòng chống chiến lược "diễn biến hồ bình và bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc.

- Về kỹ năng:

Một là, kiểm tra, đánh giá kỹ năng hợp tác, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết

trình của sinh viên.

Hai là, kiểm tra, đánh giá kỹ năng nhận, đánh giá quan niệm đúng đắn hoặc sai

lầm về Phòng chống chiến lược "diễn biến hồ bình và bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc.

Ba là, kiểm tra, đánh giá kỹ năng vận dụng kiến thức đã học để liên hệ đến trách

nhiệm công dân, trách nhiệm của bản thân đối với các vấn đề Phòng chống chiến lược "diễn biến hồ bình và bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc.

- Về thái độ: Kiểm tra, đánh giá thái độ đồng tình, ủng hộ các quan niệm đúng đắn và phê phán các quan điểm sai trái, thù địch về Phòng chống chiến lược "diễn biến hồ bình và bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc..

Lựa chọn đơn vị kiến thức kiểm tra, đánh giá:

Bài kiểm tra được thiết kế kết hợp giữa câu hỏi trắc nghiệm khách quan với tự luận.

Để phân loại được mức độ nhận thức và kỹ năng của sinh viên, các kiến thức trong đề kiểm tra được chúng tôi thiết kế theo 3 mức độ: nhớ, hiểu và vận dụng vào thực tiễn.

Chúng tôi lựa chọn kiến thức kiểm tra thuộc những nội dung đã học trong 2 bài: Bài B1: Phịng chống chiến lược "diễn biến hồ bình và bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam, Bài B7: Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc.

Đề kiểm tra (xem phụ lục 10)

Tổ chức kiểm tra:

Với cùng một đề bài, chúng tôi tiến hành kiểm tra ở cả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Quá trình kiểm tra diễn ra khách quan, nghiêm ngặt đảm bảo khơng có biểu hiện tiêu cực trong q trình học sinh viên làm bài.

Tổ chức chấm bài kiểm tra:

Sau khi kiểm tra, chúng tôi tiến hành chấm bài theo đáp án được thiết kế theo thang điểm 10.

Tổng hợp kết quả và trả bài kiểm tra:

Trên cơ sở tổng hợp kết quả, phân loại bài kiểm tra, chúng tôi tiến hành trả bài kiểm tra, công khai thang điểm, đáp án trước lớp, nhận xét chung về chất lượng bài kiểm tra và giải đáp những thắc mắc của sinh viên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn công tác quốc phòng, an ninh ở trung tâm quốc phòng và an ninh đại học thái nguyên​ (Trang 88 - 93)