Kết quả kinh doanh của công ty Bảo hiểm Lào Việt (LVI) năm 2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư RA nước NGOÀI của một số NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN VIỆT NAM bài học KINH NGHIỆM CHO NGÂN HÀNG TECHCOMBAN (Trang 59 - 64)

ĐVT: triệu USD

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2017 – Công ty Bảo hiểm BIC

b. BIDV tại Campuchia

BIDC là ngân hàng 100% vốn của Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Campuchia (IDCC). Công ty được thành lập từ vốn của BIDV, có trụ sở chính đặt tại Phnômpênh. Đây chính là kết quả cụ thể của BIDV thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ Việt Nam và Campuchia trong nỗ lực đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư thương mại của Việt Nam vào Campuchia. Việc ra đời Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Campuchia (BIDC) sẽ tạo thêm một kênh trung gian tài chính hỗ trợ hoạt động của các doanh nghiệp mà trước mắt là các doanh nghiệp Việt nam đầu tư và kinh doanh thương mại tại Campuchia.

BIDC đi vào hoạt động từ tháng 9/2009, hai tháng sau khi BIDV chính thức công bố sự hiện diện tại Campuchia. BIDC, với vốn điều lệ 70 triệu USD - ngân hàng thương mại vốn đầu tư lớn thứ hai tại Campuchia. Sau tám tháng hoạt động, BIDC đã kinh doanh có lãi và hiện nay, tổng vốn tài sản của BIDC đã được nâng lên 150 triệu USD, tăng hơn 100% so với vốn ban đầu. Đến hết tháng 5/2013, BIDC có tổng tài sản đạt 540 triệu USD

tăng gấp 3,1 lần so năm 2009; Dư nợ tín dụng đạt 380 triệu USD gấp 4,4 lần so với năm 2009; Huy động vốn đạt gần 160 triệu USD tăng gấp 1.5 lần so năm 2010.

Từ Hội sở chính ban đầu tại thủ đô PhnomPenh, đến nay, BIDC đã có 6 chi nhánh và 1 Điểm giao dịch tại địa bàn kinh tế trọng điểm hai nước Campuchia và Việt Nam. BIDC đã triển khai thành công hệ thống Công nghệ thông tin hiện đại với cấu phần Corebanking T24 và hệ thống ATM. Duy trì cơ cấu tài chính lành mạnh, đảm bảo các tỷ lệ an toàn theo quy định của NBC, chất lượng tín dụng được đảm bảo tốt với tỷ lệ nợ xấu dưới 1%.

Với kết quả hoạt động kinh doanh, mở rộng mạng lưới kể trên, đến cuối năm 2012, theo đánh giá của NBC, BIDC chiếm 7% thị phần tín dụng, 6% thị phần tổng tài sản tại thị trường Campuchia tương ứng với vị trí top 5 trong tổng số 32 Ngân hang thương mại tại Campuchia.

Trong nhóm 5 ngân hàng hàng đầu này, BIDC là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất và cũng nằm trong nhóm ngân hàng có chất lượng tín dụng tốt nhất thị trường. Bên cạnh đó, BIDC được đánh giá có trình độ công nghệ cao, quy mô vốn điều lệ lớn (thứ 6 thị trường), mạng lưới rộng (thứ 10 thị trường) và số lượng nhân lực lớn (thứ 8 thị

trường). BIDC cũng là 1 trong 2 ngân hàng Campuchia có chi nhánh ở nước ngoài.Ngày

18/6/2013, tại Campuchia, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Campuchia (BIDC) đã vinh dự đón nhân giải thưởng “Ngân hàng có tốc độ tăng trưởng triển vọng nhất tại Campuchia. Năm 2017, BIDC (ngân hàng con của BIDV) vừa giành giải thưởng ngân hàng triển vọng nhất tại Campuchia. Chỉ sau 4 năm thành lập, ngân hàng này đã lọt vào Top 5 ngân hàng lớn nhất, nợ xấu thấp nhất, chất lượng tín dụng tốt nhất tại Campuchia. Ngày 26-12, trước sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Hun Sen, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Campuchia (BIDC) đã tổ chức khai trương hoạt động chi nhánh BIDC tại TP.HCM. Đây là Chi nhánh đầu tiên nằm trong chiến lược mở rộng, hoạt động của BIDC, nhằm gắn kết một cách chặt chẽ với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Cămpuchia. Thực hiện sứ mệnh là cầu nối hiệu quả thị trường tài chính Việt Nam với thị trường tài

chính Campuchia, trong thời gian đầu đi vào hoạt động, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Campuchia sẽ tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Campuchia và các doanh nghiệp của Campuchia. Một số lĩnh vực được Chính phủ Cămpuchia khuyến khích đầu tư như chế biến lương thực, sản xuất phân bón, trồng cây công nghiệp, viễn thông, xăng dầu, khai thác khoáng sản, thủy điện…. đã và đang thu hút các nhà đầu tư Việt nam và sẽ được BIDC xem xét thu xếp tài trợ vốn cũng như cung cấp các dịch vụ ngân hàng. Mục tiêu trong dài hạn BIDC sẽ trở thành ngân hàng hàng đầu ở Campuchia về quy mô và hiệu quả hoạt động; sở hữu công nghệ ngân hàng hiện đại, đội ngũ cán bộ được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp; đảm bảo các chỉ số và cơ chế kiểm soát an toàn, minh bạch theo thông lệ quốc tế về hoạt động ngân hàng.

Với việc chi nhánh BIDC đầu tiên đặt trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh hứa hẹn phát huy được thế mạnh của trung tâm kinh tế, văn hóa lớn và năng động nhất Việt Nam; vừa phát huy lợi thế về vị trí địa lý thuận lợi, là đầu mối giao thông quan trọng nối liền các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nối liền với khu vực đồng bằng sông Cửu long, đồng thời là cửa ngõ đường hàng không, hàng hải quốc tế;

Cùng với Hội sở chính tại Campuchia, chi nhánh BIDC ra đời sẽ tạo ra một hệ thống phục vụ các nhà đầu tư Việt nam vào Campuchia theo quy trình khép kín. Chi nhánh Ngân hàng sẽ phát huy tốt vai trò cầu nối thanh toán, cung cấp tín dụng, dịch vụ ngân hàng, tư vấn đầu tư, tư vấn thông tin thị trường...

Bên cạnh BIDC, BIDV còn có một đơn vị góp voons khác tại địa bản nước Campuchia đó là Công ty Bảo hiểm Campuchia – Việt Nam (CVI). Ngày 14/11/2009, tại PhnomPenh, Campuchia, Công ty Bảo hiểm Campuchia - Việt Nam (CVI) chính thức nhận giấy phép hoạt động, trở thành công ty bảo hiểm thứ 7 tại thị trường Campuchia. CVI được hình thành và phát triển dựa trên nền tảng kinh nghiệm hơn 53 năm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng của BIDV, kết hợp kế thừa kinh nghiệm bảo hiểm của BIC qua hơn 10 năm hoạt động tại thị trường Việt Nam và thị trường Lào. Sau khi nhận giấy phép hoạt động chính thức, dự kiến những dịch vụ bảo hiểm đầu tiên CVI sẽ cấp là bảo hiểm

cho tòa nhà trụ sở Canadia Bank, Hãng hàng không Quốc gia Campuchia – Cambodia Angkor Air, Metfone…

Bảng 2.10: Kết quả kinh doanh của Công ty Bảo hiểm Campuchia - Việt Nam (CVI) năm 2017

ĐVT: Triệu USD

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2017 – Công ty Bảo hiểm BIC

Năm 2017, Công ty Bảo hiểm Campuchia - Việt Nam (CVI) tiếp tục duy trì vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực Bảo hiểm Hàng không trên thị trường bảo hiểm Cambodia, tái tục thành công 4 dịch vụ hàng không hiện có, phát triển tốt danh mục hàng không. Tiếp cận và cung cấp thành công dịch vụ bảo hiểm cho các hãng hàng không mới thành lập: JC Airline, Lanmei Airline, KC Airline, Cambodia Airway, Prince Airline. Thị phần bảo hiểm hàng không của CVI năm 2017 chiếm khoảng 90% tổng thị phần bảo hiểm hàng không của thị trường Campuchia. CVI hiện là nhà bảo hiểm cho hầu hết các hãng hàng không trên thị trường Campuchia. Đồng thời, CVI cũng phát triển kênh bán hàng mới, sản phẩm mới, triển khai bán bảo hiểm tai nạn cá nhân thông qua thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ tại ngân hàng Canadia.

Cùng với 2 đơn vị kể trên, BIDV còn có sự đầu tư trong lĩnh vực luong thực. Ngày 5/10, tại thủ đô Phnom Penh (Campuchia) đã diễn ra Lễ ký kết Hợp đồng thành lập Công ty Lương thực Campuchia-Việt Nam (Cavifoods) và Công ty Phân bón Quốc tế Năm Sao Campuchia. Công ty Cavifood có vốn điều lệ ban đầu là 8 triệu đô la Mỹ, trong đó, Công ty Đầu tư và Phát triển Campuchia (IDCC do BIDV đầu tư) chiếm 33% vốn, Tổng công ty Lương thực Miền Nam, Việt Nam (Vinafood 2) chiếm 37%, còn lại 30% vốn là của Công ty Green Trade., Cavifoods sẽ chuyên sâu vào lĩnh vực sản xuất, thu mua, vận chuyển, chế biến, bảo quản, dự trữ kinh doanh xuất nhập khẩu và các dịch vụ khác trong lĩnh vực lương thực, thực phẩm.

2.3. Đầu tư ra nước ngoài của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) 2.3.1. Tổng quan về tình hình đầu tư ra nước ngoài của SHB 2.3.1. Tổng quan về tình hình đầu tư ra nước ngoài của SHB

2.3.1.1. Giới thiệu về NH SHB

Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội (SHB) thành lập theo Quyết định số 214/QÐ- NH5 ngày 13/11/1993; Quyết định số 93/QĐ-NHNN ngày 20/1/2006 và Quyết định số 1764/QĐ-NHNN ngày 11/9/2006. Trải qua 23 năm xây dựng và phát triển, SHB tự hào là một trong những ngân hàng thương mại có tốc độ phát triển mạnh mẽ qua từng năm, gặt hái nhiều thành công rực rỡ nhờ chiến lược phát triển toàn diện song hành với mục tiêu phát triển vì lợi ích của cộng đồng. Với tôn chỉ hoạt động “Đối tác tin cậy, Giải pháp phù hợp” và chiến lược kinh doanh luôn đổi mới nhằm mang lại giá trị lợi ích cho khách hàng và sự thịnh vượng cho các cổ đông – nhà đầu tư, SHB luôn làm hài lòng khách hàng và đối tác với những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đồng bộ, tiện ích, chất lượng và cạnh tranh với phong cách phục vụ chuyên nghiệp. SHB hiện nằm trong Top 5 các Ngân hàng TMCP tư nhân lớn nhất Việt Nam không do Nhà nước chi phối vốn.

Tính đến hết 30/09/2017, SHB có vốn điều lệ đạt 11.197 tỷ đồng, tổng tài sản đạt hơn 265.300 tỷ đồng. Mới đây, SHB đã được NHNN chấp thuận tăng vốn điều lệ lên hơn 12.036 tỷ đồng. Với gần 7.000 cán bộ nhân viên, mạng lưới rộng gần 500 điểm giao dịch ở Việt Nam, Lào và Campuchia, SHB đang phục vụ gần 4 triệu khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.

Với những thành tích đã đạt được, SHB đã vinh dự được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhì và nhiều giải thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước, của các tổ chức uy tín trong nước và Quốc tế như: Top 10 Ngân hàng uy tín nhất Việt Nam, Top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2016 – trong đó SHB là Ngân hàng có tỷ lệ giá trị thương hiệu/giá trị tài sản cao nhất trong 10 Ngân hàng được đánh giá, Ngân hàng tài trợ Dự án tốt nhất Việt Nam, Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam, Ngân hàng nước ngoài tiêu biểu Campuchia, Ngân hàng có Sản phẩm tiền gửi tốt nhất Việt Nam và Sáng kiến thương hiệu tốt nhất, Ngân hàng có dịch vụ Internet Banking tốt nhất,….

2.3.1.2. Tổng quan kết quả kinh doanh của SHB

Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2017 trong đó ghi nhận nhiều chỉ tiêu tài chính quan trọng tăng trưởng ấn tượng so với năm 2016 và vượt kế hoạch Đại hội đồng cổ đông đã đề ra. Năm 2017 tiếp tục là một năm kinh doanh khởi sắc của ngân hàng SHB với lợi nhuận trước thuế đạt 1.938 tỷ đồng, tăng 66% so với năm 2016 và vượt 11% kế hoạch đề ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư RA nước NGOÀI của một số NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN VIỆT NAM bài học KINH NGHIỆM CHO NGÂN HÀNG TECHCOMBAN (Trang 59 - 64)