Những đặc điểm pháp lý của hoạt động đầu tư ra nước ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư RA nước NGOÀI của một số NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN VIỆT NAM bài học KINH NGHIỆM CHO NGÂN HÀNG TECHCOMBAN (Trang 32 - 35)

Chương 1 : Cơ sở lý luận và pháp lý về đầu tư quốc tế trực tiếp ra nước ngoài

1.4. Cơ sở pháp lý về đầu tư quốc tế trực tiếp ra nước ngoài ở ViệtNam

1.4.2. Những đặc điểm pháp lý của hoạt động đầu tư ra nước ngoài

Dựa trên những quy định hiện hành của pháp luật đầu tư ra nước ngoài, ta có thể nhận thấy hoạt động ĐTRNN có những đặc điểm pháp lý quan trọng sau:

1.4.2.1. Về hình thức đầu tư ra nước ngoài.

Đối với nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài của tư nhân thực hiện chủ yếu dưới dạng là đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp:

a. Đầu tư trực tiếp:

Là hình thức đầu tư ra nước ngoài chủ yếu mà nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vốn, tài sản vào nước tiếp nhận đầu tư vốn, tài sản vào nước tiếp nhận đầu tư và thiết lập các dự án đầu tư tại đó đồng thời họ trực tiếp tham gia điều hành mà họ bỏ vốn đầu tư.

Đặc điểm của hình thức đầu tư ra nước ngoài:

 Hình thức đầu tư này được thực hiện bằng nguồn vốn của tư nhân do đó nhà

đầu tư có toàn quyền quyết định đầu tư và tự gánh chịu trách nhiệm về kết quả đầu tư. Cho nên, hình thức đầu tư này ít chịu ảnh hưởng và những ràng buộc về chính trị;

 Nhà đầu tư tự mình điều hành toàn bộ dự án đầu tư hoặc tham gia điều hành

dự án đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư;

 Thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp, nước tiếp nhận đầu tư có cơ hội được

tiếp thu công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm quản lý…của nhà đầu tư.

b. Đầu tư gián tiếp:

Là hình thức đầu tư ra nước ngoài mà các nhà đầu tư nước ngoài thông qua thị trường tài chính mua cổ phần hoặc chứng khoán của các công ty của nước tiếp nhận đầu tư nhằm thu lợi nhuận dưới hình thức cổ tức hoặc thu nhập chứng khoán mà không tham gia điều hành trực tiếp đối với đối tượng mà họ bỏ vốn ra đầu tư.

 Phương thức đầu tư chủ yếu là nhà đầu tư mua một số lượng cổ phần nhất định của các công ty nước ngoài đang làm ăn có hiệu quả để hưởng cổ tức. Thông lệ quốc tế là dưới 10% số cổ phần của công ty nước ngoài;

 Nhà đầu tư không được tham gia điều hành trực tiếp đối với công ty mà họ đã

đầu tư vốn, tài sản vào đó;

 Nước tiếp nhận đầu tư không có cơ hội tiếp thu công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm

quản lý của nhà đầu tư nhưng họ lại tận dụng được nguồn vốn nhàn rỗi và biết cách chia sẻ rủi ro kinh doanh cho những nhà đầu tư nước ngoài.

Hình thức đầu tư ra nước ngoài là một điểm mới của Luật Đầu tư 2014. Nhằm thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư ra nước ngoài, Luật Đầu tư 2005 quy định các nhà đầu tư được đầu tư ra nước ngoài không chỉ dưới hình thức trực tiếp mà cả dưới hình thức đầu tư gián tiếp nhằm mục đích thu lợi nhuận theo pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư.

Về nguyên tắc, nhà đầu tư có thể đầu tư theo hình thức đầu tư trực tiếp như:

- Đầu tư thành lập một tổ chức kinh tế mới dưới dạng thành lập một doanh nghiệp

một chủ (độc doanh) hoặc thành lập công ty (liên doanh);

- Đầu tư thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh với các đối tác của nước tiếp nhận

đầu tư (hợp doanh);

- Mua cổ phần, góp vốn để trực tiếp tham gia quản lý và điều hành các doanh nghiệp

tại nước tiếp nhận đầu tư;

- Thực hiện các hoạt động sáp nhập, mua lại các doanh nghiệp của nước sở tại…

Trong khi luật Đầu tư 2014 không còn phân biệt đầu tư trực tiếp hay gián tiếp khi đề cập đến các hình thức của hoạt động đầu tư ra nước ngoài, cụ thể theo Chương V- hoạt động đầu tư ra nước ngoài, Mục 1 - Quy định chung:

Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo các hình thức sau đây: - Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư; - Thực hiện hợp đồng BCC ở nước ngoài;

- Mua lại một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý và thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại nước ngoài;

- Mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài;

- Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư. Ngoài ra, nhà đầu tư cũng có thể đầu tư theo hình thức gián tiếp như đầu tư thông qua các thị trường tài chính hoặc chứng khoán để mua cổ phiếu, trái phiếu của nước doanh nghiệp của nước tiếp nhận đầu tư để hưởng cổ tức hoặc lãi suất mà không tham gia quản lý điều hành doanh nghiệp….

Với quy định mới này, chắc chắn sẽ tạo được nhiều điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư khi lựa chọn hình thức đầu tư nào cho phù hợp với mục đích và chiến lược đầu tư cũng như phù hợp với quy định của nước tiếp nhận đầu tư về hình thức đầu tư. Qua đó các nhà đầu tư cũng có thể chuyển đối được các hình thức đầu tư một cách linh hoạt, không bị gò bó và cứng nhắc như các quy định pháp lý trước đây.

1.4.2.2. Về chủ thể hoạt động đầu tư ra nước ngoài.

Theo Nghị định số 83/2015/NĐ-CP, nhà đầu tư gồm:

- Tổ chức kinh tế thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp;

- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập và hoạt động theo quy định tại Luật Hợp tác xã;

- Tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng; - Hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật, cá nhân mang quốc tịch Việt Nam; - Các tổ chức khác thực hiện đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Xuất phát từ thực tế đó, đến Luật Đầu tư 2014, chủ thể của quan hệ đầu tư ra nước ngoài đã được mở rộng cho tất cả các nhà đầu tư tại Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế, không phân biệt nhà đầu tư là doanh nghiệp hay nhà đầu tư không phải là doanh nghiệp, không phân biệt nhà đầu tư có nguồn gốc vốn đầu tư trong nước hay nhà đầu tư có nguồn gốc vốn đầu tư nước ngoài. Tất cả các nhà đầu tư tại Việt Nam đều có quyền

đưa vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp từ Việt Nam ra nước ngoài để tiến hành hoạt động đầu tư.

Ngoài hai đặc điểm chính trên, thì hoạt động đầu tư ra nước ngoài còn có những vấn đề cần chú ý như: lĩnh vực đầu tư, điều kiện đầu tư ra nước ngoài, thủ tục đầu tư, quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư ra nước ngoài…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư RA nước NGOÀI của một số NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN VIỆT NAM bài học KINH NGHIỆM CHO NGÂN HÀNG TECHCOMBAN (Trang 32 - 35)