Chỉ tiêu Nước ngoài Tổng Tỷ trọng
ĐVT: Tr.đ %
Thu nhập lãi thuần
25,056 21,937,545 0.114 Lãi/lỗ từ hoạt động dịch vụ 17,327 2,541,130 0.682 Lãi/lỗ từ hoạt động kinh doanh ngoại hối
1,210
2,024,418 0.060 Lãi/lỗ từ hoạt động mua bán chứng khoán
kinh doanh -
Lãi/lỗ từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư - (19,742) 0.000 Lãi/lỗ từ hoạt động khác 605 2,099,534 0.029 Thu nhập từ góp vốn mua cổ phần (43,076) (11,867,536) 0.363 Chi phí hoạt động (43,076) (11,867,536) 0.363 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
trước chi phí dự hòng rủi ro tín dụng
1,122
17,535,516 0.006 Chi hoàn nhập dự phòng rủi ro tín dụng
81
(6,198,415) 0.000 Tổng lợi nhuận trước thuế
1,203 11,337,101 0.011 Chi phí thuế TNDN (2,052) (2,230,203) 0.092 Lợi nhuận sau thuế
(849)
9,106,898 0.000
Nguồn: Báo cao tài chính hợp nhất năm 2017-Vietcombank
Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của 2 công ty con do Vietcombank đầu tư tại Mỹ và Hongkong đều đang diễn ra theo đúng kịch bản của ngân hàng. Tuy nhiên, xét về mặt con số thể hiện trên báo cáo tài chính cảu Vietcombank, thu nhập thuần của cả 2 đơn vị kinh doanh này chiếm 0.1% thu nhập thuần của toàn ngân hàng. Trong đó, chi phí hoạt động cả nó chiếm 0.36% tổng chi phí hoạt động của toàn ngân hàng. Lợi nhuận sau thuế năm 2017 âm trong khi lợi nhuận của toàn ngân hàng là hơn 9 nghìn tỷ đổng. Dù lợi nhuận mang lại từ 2 công ty này không nhiều nhưng với mục tiêu hoạt động mà ngân hàng đề ra thì 2 đơn vị này vẫn đang hoàn thành tốt vai trò của mình. Đó chính là lý do vì sao Vietcombank vẫn tiếp tục duy trì hoạt động của chúng trong thời gian vừa qua và chưa có dấu hiệu của sự cắt giảm. Ban lãnh đạo Vietcombank cho rằng nhiệm vụ chính của 2 đơn vị này là phải chủ động mở rộng hoạt động kinh doanh, sớm phát triển về quy mô và đa dạng hoá dịch vụ, đặc biệt là quan tâm phát huy vai trò "cầu nối" của Vietcombank với thị trường tài chính quốc tế, tuân thủ tốt pháp luật của nước sở tại. Cụ
thể, trong thông cáo báo chí của Vietcombank, ngân hàng đã nêu rõ mục tiêu hoạt động của 2 Công ty tại Hongkong và Mỹ bao gồm:
- Duy trì hoạt động an toàn, hiệu quả, tuân thủ luật pháp và các quy định tại Hồng Kông và Mỹ;
- Thực hiện vai trò là cầu nối cho hoạt động kinh doanh của Vietcombank với thị trường Hồng Kông, Mỹ và các thị trường tài chính quốc tế trong các mảng khách hàng, thanh toán, phát triển sản phẩm dịch vụ, áp dụng các thông lệ và chuẩn mực quốc tế tiên tiến;
- Góp phần nâng cao uy tín và thương hiệu của Vietcombank đối với cộng đồng tài chính quốc tế, tăng khả năng đáp ứng các yêu cầu về quản trị ngân hàng trong bối cảnh hội nhập quốc tế;
- Tận dụng các cơ hội, đóng góp vào kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank.
Tức là, Vietcombannk đầu tư ra nước ngoài hay cụ thể là đầu tư tại Mỹ và Hongkong nhắm mục đích tạo cầu nối cho các giao dịch chứ không nhằm mục đích kiếm lời tại nước sở tại. Việc Vietcombank lựa chọn 2 quốc gia nêu trên cũng hoàn toàn có cơ sở khi đó là 2 đất nước có lượng dân số Việt Nam tập trung khá đông và nhu cầu chuyển tiền kiều hối của họ về Việt Nam là vô cùng lớn.
Trong thời gian tới, Vietcombank sẽ tiếp tục mở văn phòng đại diện tại Mỹ và thành lập ngân hàng con 100% vốn tại Lào (đã được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước). Vietcombank cũng đang nghiên cứu và xúc tiến việc thành lập chi nhánh tại Australia và một số thị trường khác. Hồi tháng 7, Ngân hành Nhà nước đã có văn bản chấp thuận cho Vietcombank mở ngân hàng con tại Lào, quy mô vốn 80 triệu USD. Tuy nhiên đến hết tháng 9, việc thành lập chưa hoàn thành và ngân hàng Vietcombank Lào chưa được ghi nhận vào báo cáo tài chính của ngân hàng mẹ. Hội đồng quản trị cho biết việc thành lập Ngân hàng 100% vốn tại Lào là phù hợp với chiến lược và nhu cầu mở rộng địa bàn hoạt động Vietcombank. Hội đồng quản trị trình cổ đông thông qua việc thành lập này và ủy quyền cho Hội đồng quản trị tiến hành các thủ tục, giải quyết các
vấn đề liên quan để thành lập ngân hàng con tại Lào phù hợp với quy định của pháp luật vào thời gian thích hợp
2.2. Đầu tư ra nước ngoài của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Nam (BIDV)
2.2.1. Tổng quan về tình hình đầu tư ra nước ngoài của BIDV
2.2.1.1. Giới thiệu về NH BIDV
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Tên giao dịch quốc tế: Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam Tên gọi tắt: BIDV Được thành lập ngày 26/4/1957, BIDV là ngân hàng thương mại lâu đời nhất Việt Nam. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của BIDV bao gồm:
- Ngân hàng: là một ngân hàng có kinh nghiệm hàng đầu cung cấp đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiện ích.
- Bảo hiểm: cung cấp các sản phẩm Bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ được thiết kế phù hợp trong tổng thể các sản phẩm trọn gói của BIDV tới khách hàng.
- Chứng khoán: cung cấp đa dạng các dịch vụ môi giới, đầu tư và tư vấn đầu tư cùng khả năng phát triển nhanh chóng hệ thống các đại lý nhận lệnh trên toàn quốc.
- Đầu tư tài chính: góp vốn thành lập doanh nghiệp để đầu tư các dự án, trong đó nổi bật là vai trò chủ trì điều phối các dự án trọng điểm của đất nước như: Công ty Cổ phần cho thuê Hàng không (VALC) Công ty phát triển đường cao tốc (BEDC), Đầu tư sân bay Quốc tế Long Thành…
Mạng lưới ngân hàng rộng khắp với 180 chi nhánh và trên 798 điểm mạng lưới, 1.822 ATM, 15.962 POS tại 63 tỉnh/thành phố trên toàn quốc. Mạng lưới phi ngân hàng: Gồm các Công ty Chứng khoán Đầu tư (BSC), Công ty Cho thuê tài chính, Công ty Bảo hiểm Phi nhân thọ (BIC)…Hiện diện thương mại tại nước ngoài: Lào, Campuchia, Myanmar, Nga, Séc... Các liên doanh với nước ngoài: Ngân hàng Liên doanh VID-Public (đối tác Malaysia), Ngân hàng Liên doanh Lào -Việt (với đối tác Lào) Ngân hàng Liên doanh Việt Nga - VRB (với đối tác Nga), Công ty Liên doanh Tháp BIDV (đối tác
Singapore), Liên doanh quản lý đầu tư BIDV - Việt Nam Partners (đối tác Mỹ), Liên doanh Bảo hiểm nhân thọ BIDV Metlife.
2.2.1.2. Tổng quan kết quả kinh doanh của BIDV
Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) đã công bố kết quả kinh doanh năm 2017. Theo đó, đến 31-12-2017, BIDV đã về đích thành công với các chỉ tiêu chủ yếu đều đạt và vượt kế hoạch.