Đánh giá điều kiện đầu tư ra nước ngoài của các NHTMCP ViệtNam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư RA nước NGOÀI của một số NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN VIỆT NAM bài học KINH NGHIỆM CHO NGÂN HÀNG TECHCOMBAN (Trang 89 - 94)

Chương 1 : Cơ sở lý luận và pháp lý về đầu tư quốc tế trực tiếp ra nước ngoài

2.6. Đánh giá điều kiện đầu tư ra nước ngoài của các NHTMCP ViệtNam

Qua nhiều năm thực hiện đầu tư ra nước ngoài, các NH TMCP Việt Nam có nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp không ít khó khăn, thách thức.

2.6.1. Thuận lợi

a) Đối với trong nước: * Về luật pháp, chính sách:

- Hệ thống luật pháp chính sách Việt Nam về hoạt động ĐTRNN dần hoàn thiện tạo khuôn khổ pháp lý cho hoạt động và quản lý hoạt động ĐTRNN.

Không thể phủ nhận việc Nhà nước ta đang quan tâm đến vấn đề đầu tư nước ngoài của Doanh nghiệp Việt Nam cũng như các NH TMCP Việt Nam, bằng chứng được thể hiện cụ thể như sau:.

- Luật đầu tư khẳng định Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài và bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư Việt Nam ở nước ngoài theo điều ước quốc tế mà ViệtNam là thành viên. Luật cũng quy định nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư được tiếp cận các nguồn vốn tín dụng trên cơ sở đầu tư bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, bảo lãnh vay vốn đối với các dự án đầu tư ra nước ngoài trong các lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư.

Ngoài ra, Luật cũng quy định những lĩnh vực mà Nhà nước khuyến khích các tổ chức kinh tế tại Việt Nam đầu tư ra nước ngoài. Cụ thể là những lĩnh vực xuất khẩu nhiều lao động; phát huy có hiệu quả các ngành, nghề truyền thống của Việt Nam; mở

rộng thị trường; khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên tại nước đầu tư; tăng khả năng xuất khẩu, thu ngoại tệ.

- Chính phủ cũng ban hành Nghị định 83/2015/NĐ-CP hướng dẫn về đầu tư ra nước ngoài, với các quy định tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, Nhà đầu tư Việt Nam mở rộng phạm vi đầu tư, kinh doanh ở nước ngoài.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, Nghị định 83 thể hiện rõ tinh thần của Luật Đầu tư 2014 là tôn trọng quyền tự do đầu tư, kinh doanh của Nhà đầu tư theo hướng Nhà nước chỉ xác nhận các hoạt động đầu tư, kinh doanh ra nước ngoài (không phải là cấp phép) của Nhà đầu tư thông qua việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài (thay thế cho Giấy phép đầu tư đã từng được sử dụng và Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài đang sử dụng); Nhà nước quy định rõ một số ngành nghề cấm đầu tư ra nước ngoài; quy định rõ hơn về điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài để Nhà đầu tư lựa chọn ngành nghề đầu tư phù hợp với khả năng của mình.

- Hơn nữa thủ tướng chính phủ còn đưa ra Quyết định số 236/QĐ-TTG về Phê duyệt Đề án “Thúc đẩy đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài”

* Về quản lý nhà nước:

- Công tác cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài và quản lý các dự án ĐTRNN dần đi vào nề nếp. Công tác thẩm tra cấp phép cho các dự án ĐTRNN đã được cải thiện đáng kể. Sự phối hợp giữa các Bộ, ngành như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, cũng như với cơ quan đại diện ngoại giao trong việc quản lý và nắm bắt thông tin về các dự án ĐTRNN đã hình thành thông qua việc trao đổi thông tin và hợp tác xử lý các vướng mắc của dự án bằng nhiều hình thức phong phú.

- Mối liên hệ giữa cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài với các doanh nghiệp cũng như các NH TMCP Việt Nam ĐTRNN từng bước chặt chẽ hơn.

- Xu hướng hoạt động đầu tư ra nước ngoài tiếp tục sôi động, ngày càng có thêm các doanh nghiệp Việt Nam cũng như các NH TMCP Việt Nam có khả năng tài chính và quan tâm mở rộng địa bàn hoạt động sản xuất kinh doanh bằng việc đầu tư ra nước ngoài nhằm phát huy hiệu quả của hội nhập sâu rộng vào đời sống kinh tế quốc tế (mở

rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất, chi phí vận tải .v.v..). Đặc biệt, ĐTRNN đã chuyển từ những dự án quy mô nhỏ đầu tư vào các ngành nghề đơn giản (mở nhà hàng ăn uống, kinh doanh sản phẩm chè, cà phê Việt Nam) sang các dự án quy mô lớn đầu tư vào các ngành nghề đòi hỏi kỹ thuật, công nghệ cao, vốn lớn (thăm dò khai táhc dầu khí, sản xuất điện năng.v.v.). Từ năm 2006, tổng vốn ĐTRNN đăng ký của các doanh nghiệp Việt Nam đã vượt ngưỡng 1 tỷ USD. Tuy số lượng dự án và quy mô vốn đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam ĐTRNN còn nhỏ so với con số vốn thu hút ĐTNN vào Việt Nam (trên 83 tỷ USD), nhưng đã chứng minh sự trưởng thành từng bước của các doanh nghiệp Việt Nam về năng lực tài chính, trình độ công nghệ-kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý, đầu tư. Nhìn chung, các dự án ĐTRNN đã bước đầu triển khai có hiệu quả, nhiều dự án hoạt động có hiệu quả đã tăng vốn đầu tư, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.

b) Đối với nước tiếp nhận đầu tư:

- Về chủ trương, chính phủ các nước đều ban hành chính sách khuyến khích, kêu gọi ĐTNN. Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tại một số nền kinh tế (ví dụ LB Nga) rất đơn giản.

- Tuỳ điều kiện tự nhiên và thực tế của mỗi nước tiếp nhận đầu tư có tiềm năng về những nội dung mà Việt Nam còn thiếu hụt. Ví dụ: Lào có nhiều tiềm năng để các doanh nghiệp Việt Nam có thể hợp tác đầu tư vào các lĩnh vực như: thủy điện, thăm dò- khai thác- chế biến khoáng sản, trồng cây công nghiệp, chế biến nông- lâm sản...

- Quan hệ giữa Việt Nam với một số nền kinh tế (Lào, LB Nga, Campuchia.v.v) là những quan hệ kinh tế và chính trị đặc biệt nên nhận được sự ủng hộ của Chính phủ hai bên đối với quan hệ hợp tác đầu tư giữa doanh nghiệp hai phía.

2.6.2. Thách thức

a) Đối với trong nước: * Về luật pháp, chính sách:

- Chính phủ chưa có chính sách hay cơ chế đặc thù để hỗ trợ và khuyến khích NH TMCP Việt Nam đầu tư sang các nước, đặc biệt tại Lào, Campuchia, LB Nga.

- Khuôn khổ pháp lý về ĐTRNN theo hình thức gián tiếp còn chưa rõ ràng, gây hạn chế cho việc đầu tư theo hình thức này. Điều này chưa phù hợp bối cảnh hiện nay, đòi hỏi phải có văn bản hướng dẫn cụ thể.

* Về quản lý nhà nước:

- Công tác quản lý các dự án đầu tư ra nước ngoài còn gặp nhiều khó khăn do việc thực hiện chế độ báo cáo của các dự án đầu tư ra nước ngoài chưa đầy đủ, trong khi chế tài chưa quy định rõ và thực hiện nghiêm túc.

- Thiếu thông tin về chính sách đầu tư của một số địa bàn nên khó khăn cho công tác xúc tiến đầu tư, thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các NH TMCP Việt Nam ĐTRNN.

- Chưa thường xuyên tổng kết, đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư ra nước ngoài để rút bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý và đề xuất những biện pháp thúc đẩy hơn nữa hoạt động ĐTRNN.

- Mối liên hệ giữa cơ quan đại diện ngoại giao và thương vụ ta ở nước ngoài với các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài còn lỏng lẻo nên khi có vụ việc tranh chấp xảy ra sẽ không tranh thủ được tối đa sự hỗ trợ của Nhà nước.

- Ở một số dự án ĐTRNN thời gian thẩm tra cấp Giấy chứng nhận ĐTRNN cho dự án vẫn còn kéo dài so với thời hạn theo luật định, ảnh hưởng tới tiến độ triển khai dự án ở nước ngoài. Điều này cho thấy ở một số bộ phận, một số cá nhân chưa thực sự nêu cao tinh thần trách nhiệm trong xử lý công việc.

* Về các NH TMCP Việt Nam nước ta:

- Tiềm lực của NH TMCP Việt Nam về vốn, công nghệ chưa phải là mạnh; kinh nghiệm quản lý còn hạn chế nên khả năng cạnh tranh thua kém một số nước khác (Trung Quốc, Thái Lan) tại nước tiếp nhận đầu tư.

- Số lượng dự án và quy mô vốn đầu tư của các NH TMCP Việt Nam đầu tư ra nước ngoài còn nhỏ, do năng lực tài chính và kinh nghiệm đầu tư của các NH TMCP Việt Nam còn bị hạn chế.

- Các NH TMCP Việt Nam hoạt động riêng lẻ, manh mún tại các nước, thậm chí còn cạnh tranh với nhau, không có cơ chế liên kết để tăng tiếng nói đối với các cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại. Một vài doanh nghiệp vi phạm pháp luật của nước sở tại, dẫn tới làm mất uy tín của các nhà đầu tư Việt Nam.

- Nhiều NH TMCP Việt Nam không cập nhật các chính sách đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam, không thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, không thực hiện việc đăng ký thay đổi nội dung hoạt động ở nước ngoài, hình thức đầu tư ở nước ngoài, quy mô đầu tư ra nước ngoài.

b) Đối với nước tiếp nhận đầu tư:

- Hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư của một số nền kinh tế đang trong quá trình sửa đổi, hoàn thiện nên có nhiều thay đổi, không thống nhất, thiếu minh bạch và khó tiếp cận. Tại một số nền kinh tế có sự thiếu nhất quán trong áp dụng chính sách, đặc biệt là các quy định do địa phương đặt ra và áp dụng ngoài các chính sách của nhà nước (ví dụ: chính sách ưu đãi miễn thuế thu nhập doanh nghiệp của Lào được áp dụng trên toàn quốc nhưng địa phương vẫn thu thêm thuế thu nhập).

- Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tại một số nền kinh tế cũng như các thủ tục triển khai thực hiện dự án đầu tư (đất đai, phê duyệt thiết kế.v.v.) khá phức tạp, kéo dài thời gian, tốn kém về chi phí cho doanh nghiệp, thủ tục thông quan phức tạp (ví dụ tại LB Nga, Lào).

- Lực lượng lao động tại chỗ rất hạn chế, trình độ chuyên môn thấp, tính kỷ luật và tính chuyên cần không cao, rất khó đáp ứng được nhu cầu về lao động của nhà đầu tư cả về số lượng lẫn chất lượng (ví dụ tại Lào).

- Sự khác biệt về ngôn ngữ cũng là một trong những cản trở hoạt động đầu tư sang nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam.

Chương 3: Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư RA nước NGOÀI của một số NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN VIỆT NAM bài học KINH NGHIỆM CHO NGÂN HÀNG TECHCOMBAN (Trang 89 - 94)