Chương 1 : Cơ sở lý luận và pháp lý về đầu tư quốc tế trực tiếp ra nước ngoài
3.2. Chiến lược và định hướng phát triển của Techcombank
3.2.1. Trong ngắn hạn
Với những đánh giá lạc quan về tăng trưởng kinh tế và sự phục hồi của thị trường, trong năm 2018 và giai đoạn tiếp theo, Techcombank sẽ tiếp tục triển khai chương trình chuyển đổi để làm sâu sắc thêm sự am hiểu khách hàng, đồng thời xây dựng năng lực vượt trội về công nghệ, nhân sự và quản trị rủi ro để trở thành một đối tác tài chính toàn diện của khách hàng, xứng đáng với các năng lực cần thiết của một ngân hàng dẫn đầu tại Việt Nam vào năm 2020.
Năm 2018, Techcombank hướng tới các mục tiêu lớn hơn, khát vọng cao hơn nhằm đáp ứng các chuẩn mực quốc tế, đưa vị thế của Techcombank ngang tầm với các ngân hàng lớn trong khu vực và trên thế giới. Khát vọng đó đang dần hiện thực hóa thông qua việc tiếp tục triển khai mạnh mẽ giai đoạn 2 của Chương trình Chuyển đổi, trong đó tập trung củng cố và hoàn thiện tổ chức, xây dựng và nâng cấp các hệ thống nền tảng
của Ngân hàng. Đặc biệt, một chương trình đầu tư rất lớn về công nghệ đã được Hội đồng Quản trị phê duyệt nhằm tạo điều kiện đưa Techcombank trở thành tổ chức tín dụng đi đầu về công nghệ - không chỉ mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng mà còn giúp đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn và kịp thời, đảm bảo sự bền vững, minh bạch cũng như tính linh hoạt cao.
Với Chương trình chuyển đổi đang được Techcombank thúc đẩy mạnh mẽ, cùng niềm tin vững chắc từ các khách hàng, các cổ đông và các nhà đầu tư, Techcombank đang tiệm cận hơn với sứ mệnh trở thành một doanh nghiệp Việt đẳng cấp, lan tỏa niềm tự hào về giá trị Việt đến với khu vực và thế giới.
Năm 2018 là năm bản lề trong chiến lược 2016-2020 của Techcombank, với kỳ vọng thành công trong việc tạo ra những chuyển đổi và bứt phá trong xây dựng năng lực và phát triển kinh doanh của Ngân hàng, hướng tới mục tiêu lớn: Trở thành Ngân hàng
số 1 Việt Nam. Đặt mục tiêu mang lại
Trên nền tảng kinh tế vĩ mô được dự báo tiếp tục chu kỳ phát triển cao và những chính sách mang tính động lực của Chính phủ kỳ vọng tiếp tục tác động tích cực đến nền kinh tế, hoạt động ngân hàng nói chung sẽ có thêm cơ sở khởi sắc, và Techcombank nói riêng sẽ tiến thêm một bưới dài và vững chắc tới mục tiêu lớn của mình.
GDP đang trong chu kỳ tăng trưởng cao, điều kiện kinh doanh được cải thiện giúp gia tăng thu nhập của người dân và số lượng doanh nghiệp hoạt động. Theo đó, nhu cầu đối với sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng sẽ tiếp tục tăng mạnh. Ngoài ra, tỷ giá tiếp tục ổn định, điều kiện và khuôn khổ pháp lý cho việc xử lý nợ xấu và tài sản đảm bảo dần được hoàn thiện là các điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các ngân hàng nói chung và Techcombank nói riêng. Tuy vậy, áp lực cạnh tranh cũng sẽ gia tăng, không chỉ từ các đối thủ truyền thống ở trong và ngoài nước mà còn từ các ngân hàng số và doanh nghiệp tài chính công nghệ mới sẽ là các thách thức không nhỏ đối với Techcombank trong năm 2018
Trong bối cảnh đó, Techcombank sẽ tiếp tục định hướng chú trọng chất lượng phát triển để vượt qua thách thức và tận dụng cơ hội trong năm 2018. Techcombank sẽ tập
trung nguồn lực để triển khai giai đoạn 2 của Chương trình Chuyển đổi nhằm tập trung củng cố và hoàn thiện tổ chức, nâng cao năng lực đội ngũ, tối ưu hóa các quy trình trọng yếu, xây dựng và cải thiện các hệ thống nền tảng của Ngân hàng.
Các sáng kiến sẽ giúp Techcombank nhận diện và xây dựng, triển khai mô hình kinh doanh phù hợp cho khách hàng theo chuỗi giá trị và hệ sinh thái, cung cấp các giải pháp ngân hàng giao dịch vượt trội để trở thành đối tác tin cậy của lãnh đạo và giám đốc tài chính của các doanh nghiệp khách hàng, chuyển đổi Techcombank trở thành tổ chức xây dựng kinh doanh dựa trên công nghệ, chuyển đổi nguồn nhân lực và nâng cao văn hóa doanh nghiệp...
Với các giải pháp nêu trên, Techcombank kỳ vọng năm 2018 sẽ tiếp tục là một năm thành công với tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận tiếp tục ở mức cao, tỷ lệ chi phí hoạt động và chi phí dự phòng tiếp tục được cải thiện so với năm 2017. Quan trọng hơn, Techcombank sẽ nâng cao hiểu biết và tối ưu hóa mô hình phục vụ khách hàng, cải thiện điều kiện và hiệu quả làm việc của hàng nghìn cán bộ nhân viên, nâng cao trải nghiệm và gia tăng giá trị cho hàng triệu khách hàng, mang lại lợi ích vượt trội cho hàng nghìn cổ đông.
3.2.2. Trong dài hạn
Trong giai đoạn 2016 - 2020, Techcombank xây dựng mô hình kinh doanh với 7 cấu phần trong đó lấy khách hàng làm trung tâm và 6 năng lực cốt lõi xoay quanh để đáp ứng nhu cầu tài chính toàn diện của khách hàng.
Từ việc thấu hiểu nhu cầu của khách hàng, Techcombank hướng tới mục tiêu giảm thiểu rủi ro cho khách hàng thông qua việc củng cố khung quản trị rủi ro, xây dựng văn hóa giúp khách hàng kiểm soát rủi ro và tư vấn cho khách hàng định hướng kinh doanh vào những lĩnh vực, ngành hàng mà Techcombank tin rằng đó là nơi có mức độ thành công cao. Từ đó, giúp giảm rủi ro cho khách hàng và cũng là giảm rủi ro cho Techcombank, tăng khả năng thành công cho khách hàng và tăng thành công cho Ngân hàng. Với giá trị vượt trội mà Techcombank mang lại, khách hàng ngày càng hài lòng, yêu mến và gia tăng mức độ sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng. Đặt mục
tiêu mang lại sự an tâm tuyệt đối cho khách hàng, Techcombank luôn chú trọng đến từng hoạt động kiểm soát tuân thủ, thông qua việc xây dựng, triển khai các công cụ quản trị, kiểm soát tại các đơn vị kinh doanh, triển khai các chương trình đào tạo giúp nâng cao ý thức, năng lực tuân thủ và đạo đức nghề nghiệp của mỗi cán bộ nhân viên trong việc xử lý giao dịch khách hàng. Tại Techcombank, các giải pháp mang đến cho khách hàng được thiết kế dựa trên sự song hành giữa các khối kinh doanh và các khối rủi ro, kiểm soát, tuân thủ nhằm đáp ứng các nhu cầu khác biệt cho từng phân khúc khách hàng đồng thời đảm bảo quản trị rủi ro trong các hoạt động. Chẳng hạn, Techcombank đã thực hiện tư vấn và giúp khách hàng xử lý các giao dịch bị lừa đảo/gian lận chiếm đoạt tài sản; hỗ trợ, gặp gỡ và giải đáp các khiếu nại, thắc mắc của khách hàng một cách tốt nhất. Tiếp theo chuỗi giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ năm qua, Techcombank sẽ tiếp tục triển khai chuyên sâu các chuẩn dịch vụ theo phân khúc khách hàng, tiến đến các giải pháp chuyên biệt hóa dịch vụ theo từng phân khúc.
Để triển khai thành công các chương trình kinh doanh, Techcombank sẽ thực hiện mô hình chuyên môn hóa theo các tiểu phân khúc trọng tâm, với sự ra đời của các trung tâm khách hàng doanh nghiệp phục vụ chuyên biệt cho một số tiểu phân khúc trọng tâm xác định. Tại các trung tâm khách hàng doanh nghiệp này, các khách hàng sẽ được bố trí phục vụ bởi nguồn nhân lực tốt nhất, được đào tạo chuyên sâu theo từng tiểu phân khúc trọng tâm và có sự am hiểu sâu sắc về lĩnh vực kinh doanh, ngành nghề, mô hình kinh doanh của khách hàng, từ đó có thể trở thành các nhà tư vấn tài chính tốt nhất giúp khách hàng lựa chọn những giải pháp phù hợp nhất với nhu cầu tài chính của mình; các quy định, quy trình được xây dựng, cải tiến để phục vụ theo nhu cầu chuyên biệt của từng tiểu phân khúc trọng tâm. Đây là chìa khóa tạo nên sự khác biệt của Techcombank trên thị trường tài chính – ngân hàng để chinh phục được những khách hàng tốt và khó tính nhất thị trường và mang lại giá trị vượt trội cho khách hàng.
Một điểm rất đang lưu ý trong chiến lược dài hạn của Techcombank đó là khát vọng xây dựng một doanh nghiệp Việt đẳng cấp quốc tế, đóng góp lớn vào sự phát triển của cộng đồng và xã hội. Sau 24 năm hình thành và phát triển, Techcombank hiện đang
bước vững chắc trên hành trình trở thành Ngân hàng tốt nhất Việt Nam, và vươn đến tầm vóc khu vực vào năm 2020. Techcombank sẽ đóng vai trò dẫn dắt sự chuyển dịch theo hướng hội nhập của ngành tài chính - ngân hàng Việt Nam. Trong dài hạn, những năm 2020 - 2030, Techcombank phải ở vị thế dẫn dắt trong ngành ngân hàng nội địa, cạnh tranh sòng phẳng với các ngân hàng trong khu vực và quốc tế.