Cơ sở pháp lý về đầu tư quốc tế trực tiếp ra nước ngoài ở ViệtNam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư RA nước NGOÀI của một số NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN VIỆT NAM bài học KINH NGHIỆM CHO NGÂN HÀNG TECHCOMBAN (Trang 29 - 30)

Trong những năm gần đây, hoạt động đầu tư ra nước ngoài ngày càng được quan tâm phát triển, có thể nói đây vấn đề mang tính chất toàn cầu và là xu thế chung của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, để có thể tiến hành hoạt động đầu tư ra nước ngoài hiệu quả, mang lại nguồn thu nhập lớn cho đất nước thì bên cạnh việc phải tìm hiểu pháp luật, các nhà đầu tư cần phải nắm vững được đặc điểm pháp lý của hoạt động này.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 83/2015/NĐ-CP thì:

“Đầu tư ra nước ngoài là việc nhà đầu tư chuyển vốn; hoặc thanh toán mua một phần hoặc toàn bộ cơ sở kinh doanh; hoặc xác lập quyền sở hữu để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh ngoài lãnh thổ Việt Nam; đồng thời trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư đó”. Với định nghĩa nêu trên chúng ta có thể thấy rằng, pháp luật Việt Nam đã giới hạn về phạm vi chủ thể và hình thức đầu tư ra nước ngoài của các nhà đầu tư trong nước. Và hạn chế này đã được khắc phục trong Luật Đầu tư 2014, theo đó thì hoạt động đầu tư nước ngoài được hiểu là: “việc nhà đầu tư chuyển vốn; hoặc thanh toán mua

một phần hoặc toàn bộ cơ sở kinh doanh; hoặc xác lập quyền sở hữu để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh ngoài lãnh thổ Việt Nam; đồng thời trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư đó”. Như vậy, định nghĩa này đã thay đổi khá cơ bản về phạm vi hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư RA nước NGOÀI của một số NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN VIỆT NAM bài học KINH NGHIỆM CHO NGÂN HÀNG TECHCOMBAN (Trang 29 - 30)