Xây dựng quy trình thẩm định dự án đầu tư ra nước ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư RA nước NGOÀI của một số NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN VIỆT NAM bài học KINH NGHIỆM CHO NGÂN HÀNG TECHCOMBAN (Trang 124 - 127)

Bộ phận đề xuất đầu tư cần tự đánh giá về các mặt lợi ích, chi phí và tầm ảnh hưởng của ý tưởng đầu tư, lập yêu cầu để trình xin ngân sách đầu tư cho dự án theo quy trình hướng dẫn liên quan được tham chiếu tại mục tài liệu nội bộ.

2. Xây dựng ngân sách cho dự án:

Ngân sách đầu tư cho dự án được tập hợp bởi các đơn vị đầu mối (ví dụ IT cho các dự án liên quan tới các hệ thống công nghệ), sẽ gửi cho các khối nghiệp vụ có liên quan (Khối QTRR, Khối Corm&Legal, Khối Tài chính và Chiến lược…) để chấm điểm xếp hạng ưu tiên các dự án đầu tư dựa theo bốn (4) tiêu chí: - Quy định của NHNN và các quy định của pháp luật hoặc yêu cầu tuân thủ của TCB: dựa trên khả năng đàm phán thời hạn thực hiện đầu tư theo quy định. Tiêu chí này được đánh giá độc lập bởi CORM & Legal.

- Đánh giá tài chính: Được đánh giá độc lập bởi bộ phận Thẩm định dự án thuộc Khối Tài chính & Chiến lược, sử dụng các mô hình phân tích tài chính thích hợp với từng dự án.

- Sự phù hợp: được đánh giá về mặt chiến lược, lợi thế cạnh tranh so với các ngân hàng đối thủ và kiến trúc IT.

- Giảm thiểu rủi ro: xét trên khả năng giảm thiếu rủi ro hoạt động, mức độ phức tạp và rủi ro thực hiện của dự án, sự rõ ràng về các định nghĩa, điều khoản, phạm vi dự án v.v. và các rủi ro về mặt kỹ thuật. Về trách nhiệm thực hiện đánh giá độc lập các tiêu chí xếp hạng:

- CORM & Legal thực hiện đánh giá độc lập tiêu chí tuân thủ quy định của NHNN và các quy định của pháp luật hoặc yêu cầu tuân thủ của TCB; đánh giá độc lập về rủi ro hoạt động

- Bộ phận Thẩm định đầu tư – Khối Tài chính & Chiến lược thực hiện đánh giá độc lập về mặt tài chính của dự án.

- Các tiêu chí còn lại có thể được đánh giá bởi các khối nghiệp vụ phù hợp như bộ phận Chiến lược thuộc Khối Tài chính & Chiến lược, Khối Vận hành và Công nghệ, Khối Quản trị rủi ro hoặc các khối nghiệp vụ khác tùy theo đặc điểm và tính chất của dự

án. Khối Tài chính & Chiến lược sẽ là đơn vị đầu mối điều phối các khối khác tham gia đánh giá.

* Khởi tạo dự án:

Bộ phận đề xuất đầu tư sẽ xem xét dự án ở tất cả các khía cạnh sau đó lập và trình yêu cầu khởi tạo dự án:

- Cơ sở của dự án (nhu cầu/lý do thay đổi) - Lợi ích và chi phí (ở mức sơ bộ)

- Các rủi ro

- Mức độ phù hợp của dự án với chiến lược tổng quan của TCB hay khối/bộ phận đó.

- Độ ưu tiên so với các dự án khác (Có lựa chọn nào tốt hơn?) * Kiểm tra ngân sách đối với yêu cầu khởi tạo dự án:

Yêu cầu khởi tạo dự án được gửi về Bộ phận thẩm định đầu tư và quản lý chi phí - Khối Tài chính & Chiến lược để tiến hành kiểm tra nguồn ngân sách cho dự án.

Trường hợp dự án chưa được phê duyệt ngân sách, yêu cầu khởi tạo dự án được gửi lại cho Bộ phận đề xuất đầu tư để tìm nguồn tài trợ cho dự án.

Trường hợp dự án đã được phê duyệt ngân sách, bộ phận đề xuất đầu tư thực hiện tiếp các bước cần thiết tiếp theo trong giai đoạn khởi tạo dự án theo hướng dẫn của quy trình liên quan được tham chiếu tại mục tài liệu nội bộ

Lập kế hoạch theo dõi lợi ích và chi phí

3. Kế hoạch cần tóm tắt phần lợi ích và chi phí dự án, mô tả phương pháp đo lợi ích và chi phí, người chịu trách nhiệm, tần suất đo và báo cáo trong khi triển khai và sau khi dự án kết thúc. Kế hoạch này cần được cập nhật trong thời gian dự án mỗi khi lợi ích dự tính, chi phí dự tính hay thay đổi và cần được bộ phận đề xuất đầu tư phê duyệt.

Kế hoạch theo dõi lợi ích – chi phí này cũng cần được thống nhất ý kiến với bộ phận Thẩm định đầu tư (là đầu mối) và MI Policy – Khối Tài chính & Chiến lược về phương pháp ghi nhận trên hệ thống nhằm đảm bảo khả năng theo dõi và đánh giá hiệu quả đầu tư sau khi dự án đi vào hoạt động.

5. Thẩm định hiệu quả đầu tư về mặt tài chính:

Kế hoạch sau khi được Bộ phận đề xuất đầu tư lập sẽ được chuyển qua Bộ phận Thẩm định đầu tư thuộc Khối Tài chính & Kế hoạch để thực hiện thẩm định hiệu quả đầu tư về mặt tài chính của dự án.

Việc thẩm định này bao gồm những nội dung sau:

- Thẩm định sự phù hợp về cơ cấu nguồn vốn đầu tư với kế hoạch đã được phê duyệt;

- Thẩm định tính khả thi và hiệu quả của dự án đầu tư về mặt tài chính;

- Thẩm định những yếu tố chung khác như sự phù hợp về mặt chiến lược phát triển của Techcombank và/hoặc mục tiêu chiến lược của khối kinh doanh, bộ phận; đánh giá khách hàng, thị trường, sản phẩm, dịch vụ v.v.

6. Phê duyệt dự án

Các cấp có thẩm quyền quyết định xem xét đề xuất đầu tư dự án thông qua kế hoạch đã đề xuất, báo cáo Thẩm định đầu tư và các thông tin khác nhằm đưa ra quyết định đầu tư hoặc không đầu tư dự án.

Nếu thông qua quyết định đầu tư dự án, chuyển qua bước thực hiện dự án.

Nếu không thông qua quyết định đầu tư dự án, chuyển qua bước kết thúc quy trình thẩm định này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư RA nước NGOÀI của một số NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN VIỆT NAM bài học KINH NGHIỆM CHO NGÂN HÀNG TECHCOMBAN (Trang 124 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)