Sự thay đổi vốn điều lệ của Ngân hàng Liên doanh Lào Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư RA nước NGOÀI của một số NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN VIỆT NAM bài học KINH NGHIỆM CHO NGÂN HÀNG TECHCOMBAN (Trang 55 - 59)

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2016 – LaoVietBank

Hiện Liên doanh Lào-Việt là ngân hàng có quy mô vốn điều lệ đứng thứ 2 và quy mô dư nợ đứng thứ 4 tại Lào với 5 chi nhánh và 3 phòng giao dịch tại các khu vực kinh tế trọng điểm của Lào. Với vai trò là cánh tay nối dài, Văn phòng đại diện của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam tại Lào được xem là mắt xích quan trọng nhất nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế quốc tế. Hiệu quả hoạt động của đơn vị này không chỉ góp phần vào kết quả kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam mà còn có tác động lan tỏa đối với các doanh nghiệp thành viên Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam sang Lào nói riêng và thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam – Lào nói chung.

Chẳng hạn Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã tài trợ vốn một số dự án lớn tại Lào như Dự án xây dựng đường giao thông từ Thà Lẩu tới Xăm Tày - tỉnh Hủa Phăn và Dự án tuyến đường nối dài Xăm Tày đi Thông Thụ có tổng trị giá xấp xỉ 80 triệu USD hay Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng của huyện Xỏn - tỉnh Hủa Phăn, Dự án xây

dựng hệ thống đập thủy lợi tỉnh Luông Nậm Thà và Dự án đường giao thông từ Thả Lầu đến Thành Thu… với tổng trị giá 230 triệu USD. Đó là chưa kể 23 dự án lớn, trọng điểm tại Lào đã được Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cùng Ngân hàng Liên doanh Lào-Việt cam kết cấp tín dụng khoảng 740 triệu USD. Bên cạnh việc hợp tác phát triển kinh tế, Ngân hàng này cũng tích cực hỗ trợ Lào trong công tác an sinh xã hội, nhất là đối với những lĩnh vực giáo dục, y tế, hỗ trợ người nghèo… Hiện BIDV đã chi 220 tỷ đồng, tương đương 10 triệu USD cho các hoạt động xã hội và vì cộng đồng tại Lào.

Đến hết năm 2016, LaoVietBank nằm trong TOP đầu về quy mô vốn điều lệ và hiệu quả hoạt động với ROE đạt 13,51%. Mạng lưới hoạt động với 01 HSC, 05 Chi nhánh và 14PGD, hệ thống mạng lưới kênh phân phối của LaoVietBank đã có mặt ở 08/18 tỉnh thành và khu kinh tế trọng điểm của cả nước gồm: Thủ đô Viêng Chăn, tỉnh Attapeu, Champasak, Savanakhet, Khăm muộn, Xiêng Khoảng, Luangprabang và Udomxay. Qua đó không ngừng mở rộng, kết nối và phục vụ tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế xã hội cũng của các doanh nghiệp, cá nhân Lào và Việt Nam tại các địa bàn trú đóng.

Biểu đồ 2.2: Tổng tài sản, dư nợ tín dụng, huy động vốn và lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng Liên doanh Lào Việt đến hết năm 2016

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2016 – LaoVietBank

Đối với CHDCND Lào, năm 2016 nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng nhưng tốc độ giảm so với năm trước. Tăng trưởng kinh tế trong năm tài khóa 2015 - 2016 là 6,9%, thấp hơn so với mức 7,2% năm 2015, và thấp hơn mục tiêu 7,5% của Chính phủ đề ra trong giai đoạn 2016 - 2020. Lạm phát nằm trong vòng kiểm soát và bình quân ở mức 1,17%. Trước bối cảnh đó, Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt luôn bám sát chỉ đạo điều hành cơ chế chính sách của Ngân hàng Trung ương Lào, hoạt động an toàn, hiệu quả và tuân thủ pháp luật Lào. Năm 2016, LaoVietBank giữ vững vị trí là một trong những ngân hàng nằm trong TOP 5 ngân hàng lớn tại Lào về lợi nhuận và hoạt động có hiệu quả tại thị trường Lào. Kết thúc năm tài chính 2016, quy mô tổng tài sản đạt trên 9,129 tỷ LAK (tương đương trên 1,1 tỷ USD), tăng 18% so với năm 2015; Tổng nguồn vốn huy động từ TCKT&DC tăng 35% so với năm 2015; Tổng dư nợ của toàn hệ thống tăng trưởng 19% so với 2015; Lợi nhuận trước thuế đạt 169 tỷ LAK (tương đương 20,66 triệu USD); Nợ xấu được kiểm soát ở mức 2,46% thấp hơn bình quân ngành, Phát triển thêm 12,778 khách hàng mới, tăng trưởng 32%. Khối lượng giao dịch và tần xuất giao dịch tăng trưởng mạnh, tăng 26% so với năm 2015.

Bên cạnh Ngân hàng Liên doanh Lào Việt, tại nước này, BIDV còn đầu tư mạnh vào lĩnh vực bảo hiểm với công ty bảo hiểm LVI. Công ty Liên doanh Bảo hiểm Lào - Việt (LVI) được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 21/6/2008 dựa trên nền tảng hữu nghị, hợp tác đặc biệt vững chắc của hai quốc gia Lào - Việt Nam; với các thành viên sáng lập là Ngân hàng Ngoại thương Lào (BCEL), Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt (LVB) và Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC) - thành viên của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).

Với những lợi thế của mình, LVI đang cố gắng trở thành một trong những Công ty bảo hiểm phi nhân thọ lớn nhất tại Lào và mở rộng đầu tư các hoạt động kinh doanh khác liên quan đến lĩnh vực tài chính, bất động sản góp phần vào sự phát triển và thịnh vượng của nền kinh tế Lào đồng thời tăng cường tình hữu nghị thắm thiết và hợp tác toàn diện giữa Lào và Việt Nam.

Tuy nhiên do nền kinh tế Lào gặp nhiều khó khăn nên trong 10 tháng đầu năm 2016, các chỉ tiêu kinh doanh chính của LVI cũng bị ảnh hưởng. Tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc đạt 7,5 triệu USD, lợi nhuận trước thuế đạt 1,1 triệu USD. Đến hết năm 2016, mặc dù nền kinh tế Lào 2016 gặp nhiều khó khăn nhưng LVI vẫn tiếp tục duy trì vị trí thứ 2 về thị phần và dẫn đầu về tỷ lệ sinh lời trên vốn tại thị trường. Cụ thể, doanh thu phí bảo hiểm gốc đạt 8,7 triệu USD và 1,25 triệu USD lợi nhuận trước thuế. Theo báo cáo của Ban Điều hành LVI, kết quả kinh doanh năm 2016 dù chưa đạt kỳ vọng nhưng LVI đã có một số tiến bộ trên các lĩnh vực như: Kênh phân phối bảo hiểm qua ngân hàng có tỷ lệ tăng trưởng tốt (25%) nhờ sự chú trọng và đầu tư nguồn lực của LVI; các chi nhánh mới thành lập của LVI gồm chi nhánh Nam Lào và chi nhánh Thủ đô đã ổn định hoạt động, đặc biệt chi nhánh Nam Lào đã có lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc.

Năm 2017, Doanh thu phí bảo hiểm gốc năm 2017 tăng trưởng tốt so với năm 2016,

ở mức 30,8%, các khoản chi phí vẫn được kiểm soát chặt chẽ và nằm trong hạn mức được Hội đồng Quản trị LVI duyệt, tỷ lệ kết hợp là 89,1% (trong đó, tỷ lệ bồi thường là 27,1%), vẫn là một con số rất tốt so với thị trường Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư RA nước NGOÀI của một số NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN VIỆT NAM bài học KINH NGHIỆM CHO NGÂN HÀNG TECHCOMBAN (Trang 55 - 59)