Hoàn thiện chiến lược nhân sự xuất sắc cho dư án đầu tư quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư RA nước NGOÀI của một số NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN VIỆT NAM bài học KINH NGHIỆM CHO NGÂN HÀNG TECHCOMBAN (Trang 128 - 134)

Để chuẩn bị cho tương lai, những năm qua Techcombank sẽ cần tốn rất nhiều tâm sức hơn hầu hết các ngân hàng khác trong hệ thống cho những chương trình tuyển dụng và đào tạo. Ngân hàng hiểu rằng, tài sản quý giá nhất đó chính là con người, do đó ngân sách dành cho đào tạo chưa bao giờ bị cắt giảm. Việc mỗi cán bộ nhân viên được đào tạo bài bản và chuyên nghiệp chính là yếu tố then chốt củng cố giá trị nền tảng “Nhân sự xuất sắc” nói riêng và các giá trị nền tảng khác của Techcombank nói chung. Bên cạnh đó, việc chú trọng vào công tác đào tạo cũng đã góp phần tạo ra những năng lực và cống hiến vượt trội, tạo nên thành công của tổ chức. Khi khát vọng thành công của một doanh nghiệp trở thành hiện thực sẽ tạo ra những giá trị thặng dư cho khách hàng, cho cổ đông, cho chính các cán bộ nhân viên. Tổng hòa trong các mối quan hệ đó, công tác đào tạo có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo nên những Techcomers mang trong mình ADN của tinh thần và khát vọng, sự minh bạch và đạo đức nghề nghiệp cùng sự chuyên nghiệp, hiểu biết sâu rộng, từ đó sẽ củng cố niềm tin của khách hàng với Techcombank, tạo nên sự gắn kết bền vững.

Techcombank cần phá bỏ lối mòn cũ kỹ là cứ đào tạo, mà không đo đếm được đầu ra, cân đong được tác động. Techcombank cũng nên xây dựng từng khung năng lực, gắn liền với yêu cầu của vị trí công việc.

Trước khi đào tạo nhân sự về một mảng hoạt động nào đó, ngân hàng cần nhìn lại, đánh giá công việc theo định hướng mới, cho nhân viên biết họ cần nắm giữ những gì, cần có kỹ năng gì, đảm bảo khi nhân viên được đào tạo những năng lực ấy, họ sẽ chắc chắn đạt được mục tiêu. Bên cạnh với việc đào tạo trên lớp học, tại Techcombank cần khẳng định rằng đào tạo trong thực tiễn công việc là yêu cầu bắt buộc đối với các các bộ quản lý. Người lãnh đạo tạo cho nhân viên cơ hội thể hiện những gì họ được học vào công việc, nếu họ làm tốt, lãnh đạo sẽ động viên và tư vấn, chỉ ra cho họ những cách thức để có thể làm tốt hơn nữa. Ngược lại, nếu nhân viên làm chưa tốt, người quản lý phải cho họ biết tại sao để chỉnh sửa và hoàn thiện tốt hơn. Như vậy, nhân sự có thành công hay không, một phần là nhờ được đào tạo và phần lớn phụ thuộc vào nỗ lực của bản thân họ và nỗ lực dẫn dắt của người lãnh đạo trực tiếp.

KẾT LUẬN

Trong xu thế toàn cầu hoá, để tăng cường quy mô, nâng cao năng lực cạnh tranh, nhiều nhà băng đang chọn cho mình hướng đi vươn ra khai thác thị trường trong khu vực đầy tiềm năng. Theo các chuyên gia ngành tài chính, việc mở rộng hoạt động ra nước ngoài không những giúp ngân hàng mở rộng thị trường, tìm kiếm thêm khách hàng mới, mà còn giúp phân tán rủi ro và tăng vị thế, tầm ảnh hưởng của ngân hàng Việt trong khu vực mà còn hỗ trợ các doanh nghiệp Việt khi đầu tư ra nước ngoài.

Điểm danh trên thị trường có thể thấy, tính đến thời điểm này, không ít ngân hàng Việt đã hiện diện tại các thị trường nước ngoài. Trong đó, không ít ngân hàng luôn duy

trì được tốc độ tăng trưởng cao và phát triển mạnh mẽ. Tính đến hết tháng 8/2016, Việt

Nam có hơn 10 ngân hàng đã mở rộng phạm vi hoạt động sang các nước trong khu vực như Lào, Campuchia, Myanmar, Singapore, Hồng Kông, Pháp, Đức…Trong đó, hai thị trường có số lượng ngân hàng “đổ bộ” nhiều nhất là Lào và Campuchia, với tổng số 10 ngân hàng và hàng chục chi nhánh đang hoạt động.

Theo đánh giá của giới chuyên gia, Việt Nam hiện đã hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, với việc ký kết hàng loạt hiệp định thương mại tự do (FTA), gia nhập Cộng đồng kinh tế chung ASEAN (AEC). Như với cam kết gia nhập AEC, các nước thành viên sẽ phải mở cửa tất cả các ngành dịch vụ với mức sở hữu nước ngoài có thể lên đến 70%. Bên cạnh đó, theo Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU, ngành ngân hàng cũng là lĩnh vực Việt Nam cam kết mở cửa với EU.

Do vậy, để có thể cạnh tranh với các ngân hàng lớn trong khu vực và thế giới khi những rào cản thị trường được dỡ bỏ, ngân hàng nội không còn cách nào khác phải có tầm vóc lớn mạnh hơn. Và việc chinh phục các thị trường khu vực, quốc tế sẽ giúp các nhà băng nội chủ động hơn trong hội nhập.

Có thể thấy rằng các ngân hàng “nhắm” tới nhiều nhất vào thị trường các nước khu vực ASEAN bởi đây là những nền kinh tế được đánh giá là mới nổi, nhiều tiềm năng.

Hơn nữa, theo các chuyên gia, các thị trường tại ASEAN có đường biên giới gần với Việt Nam, có sự tương đồng về truyền thống văn hóa và thương mại, lượng hàng hóa giao thương của doanh nghiệp Việt Nam khá lớn.

Vì thế, sự hiện diện của các ngân hàng Việt Nam tại hai thị trường này có thể phục vụ hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam liên quan tới vốn, phương tiện thanh toán, kinh doanh ngoại tệ…

Trong khi đó, đánh giá của Hiệp hội Các nhà đầu tư nước ngoài sang Lào, Campuchia, hiệu quả đầu tư của các ngân hàng Việt Nam sang Lào, Campuchia thời gian qua khá tốt. Quan trọng hơn, việc các ngân hàng nội tăng cường “xuất ngoại” đã thúc đẩy được hoạt động giao thương giữa Việt Nam với các nước trong khu vực.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khuyến cáo, khi đầu tư ra nước ngoài, các ngân hàng cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro và áp lực. Do vậy, bên cạnh sự tự lực của các ngân hàng thương mại, NHNN và cơ quan quản lý cũng phải có những biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ và quản lý việc ngân hàng đầu tư ra nước ngoài.

Trước việc đầu tư ồ ạt của các NHTM ra nước ngoài thời gian qua, mới đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Thông tư 10/2016/TT-NHNN hướng dẫn đầu tư gián tiếp ra nước ngoài. Theo đó, doanh nghiệp đầu tư gián tiếp ra nước ngoài phải thông qua cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán, trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu của Chính phủ

Ngoài ra, tỷ lệ đầu tư an toàn của tổ chức tự doanh là NHTM, công ty tài chính tổng hợp là 7% vốn tự có. Đồng thời, các ngân hàng phải đảm bảo tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật về giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng thương mại, công ty tài chính tổng hợp.

Tuy vậy, các chuyên gia cũng cảnh báo rằng các NHTM vẫn phải thận trọng nghiên cứu thị trường trước khi đầu tư bởi sự cạnh tranh ở những thị trường này vô cùng khốc liệt.

Mỗi một thị trường sẽ có “luật chơi” riêng của nước này. Điển hình như với quy định tất cả chi nhánh ngân hàng ngoại đều phải gửi một số tiền nhiều chục triệu USD

trong Ngân hàng Trung ương Myanmar mà không được trả lãi, gây tốn kém không nhỏ cho các ngân hàng ngoại.

Ngoài ra, tất cả ngân hàng ngoại đều chỉ được cấp giấy phép hoạt động hạn chế, không được phục vụ khách hàng cá nhân hay doanh nghiệp bản địa, trừ khi hợp tác với ngân hàng của Myanmar.

Ngoài áp lực cạnh tranh, ngân hàng Việt còn phải đối mặt với những rủi ro tài chính, nợ xấu do những thị trường mà ngân hàng Việt đầu tư đa phần còn kém phát triển. Quy mô vốn nhỏ, năng lực quản lý, tài chính, công nghệ, nhân lực, sự khác biệt về văn hóa, pháp lý… hạn chế cũng khiến các ngân hàng nội khó vươn tới những thị trường phát triển.

Techcombank cũng không thể nằm ngoài xu hướng ấy. Tuy nhiên Techcombank cần lựa chọn con đường đi đúng đắn và chiến lược rõ ràng để quan trị rủi ro cũng như xây dựng kế hoạch kinh doanh phù hợp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Akamatsu, Kaname (1962) "A Historical Pattern of Economic Growth in

Developing Countries," The Developing Economies, Preliminary Issue No. 1,

pp. 3–25.

2. Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2017 – Ngân hàng BIDV

3. Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2017 – Ngân hàng Sacombank

4. Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2017 – Ngân hàng SHB

5. Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2017 – Ngân hàng Techcombank

6. Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2017 – Ngân hàng Vietcombank

7. Báo cáo thường niên năm 2016 – Ngân hàng BIDV

8. Báo cáo thường niên năm 2016 – Ngân hàng Sacombank

9. Báo cáo thường niên năm 2016– Ngân hàng SHB

10.Báo cáo thường niên năm 2017 – Ngân hàng Techcombank

11.Dunning, John H. (1981), International Production and the Multinational

Enterprise, London: George Allen and Unwin.

12.Dunning, John H. (2001) "The Eclectic (OLI) Paradigm of International

Production: Past, Present and Future," International Journal of the Economics of

Business, Vol. 8, No. 2, pp. 173–190.

13.Hymer, Stephen H. (1960, published 1976), The International Operations of

National Firms: a Study of Direct Foreign Investment, Cambridge, MA: MIT Press.

14. Luật Đầu tư 2014

15.Ngân hàng Việt “hái quả ngọt” từ đầu tư ra nước ngoài” theo infomoney.vn đăng

tải trên website tapchitaichinh.vn ngày 04/04/2017

16.Nghị định số 83/2015/NĐ-CP về đầu tư ra nước ngoài

17.Nguyễn Thị Thanh Minh (2010), Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Trung

18.Những con số bất ngờ về đầu tư ra nước ngoài của Ngân hàng Việt Nam, Hoàng Ly, cafef.vn ngày 29/09/2017

19.Rugman. A. M. (1987), "The Firm-Specific Advantages of Canadian

Multinationals," Journal of International Economics Studies, Vol. 2, No. 1,

pp. 1–14.

20.UNCTAD (2003), World Investment Report 2003.

21.Vernon, Raymond (1966) "International Investment and International Trade in

the Product Cycle," Quarterly Journal of Economics, Vol. 80, No. 2, pp. 190–

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư RA nước NGOÀI của một số NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN VIỆT NAM bài học KINH NGHIỆM CHO NGÂN HÀNG TECHCOMBAN (Trang 128 - 134)