Lợi nhuận trước thuế của Sacombank Campuchia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư RA nước NGOÀI của một số NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN VIỆT NAM bài học KINH NGHIỆM CHO NGÂN HÀNG TECHCOMBAN (Trang 84 - 86)

giai đoạn 2012-2016

Nguồn: Báo cáo thường niên 2016 - Sacombank

Tình hình kinh tế - chính trị của Campuchia tiếp tục ổn định. Tăng trưởng kinh tế đạt khoảng 7%; trong đó, dệt may, xây dựng, nông nghiệp tiếp tục là các ngành mũi nhọn. Hoạt động ngành ngân hàng khá sôi động với tăng trưởng HĐ ở mức 21,8% và tăng trưởng tín dụng 20,5%. Sacombank Cambodia Plc trong năm 2016 tiếp tục tăng trưởng tốt về quy mô so với năm trước. TTS đạt 172,3 triệu USD, tăng 7,3% so với đầu năm. Tổng HĐ đạt 128 triệu USD, trong đó HĐ từ TCKT&DC đạt 67,7 triệu USD, tăng 27,3% so với đầu năm. CV khách hàng đạt 115,1 triệu USD, tăng 4,3% so với đầu năm, trong đó chủ yếu tăng trưởng CV phân tán, cá nhân nhỏ lẻ (tăng 29,9%). Hoạt động thanh toán biên mậu tiếp tục sôi động trong năm qua giúp thu DV tăng 9,3% so với năm trước. LNTT đạt 1,85 triệu USD, giảm 1% so với năm trước và hoàn thành 76,2% kế hoạch được giao.

2.5. Bài học kinh nghiệm từ những ngân hàng đi trước

Như đã phân tích ở chương hai, nhiều NHTM Việt Nam đã mở chi nhánh, văn phòng đại diện và công ty con ở nước ngoài, đó là NHTMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) có văn phòng đại diện tại Mỹ và công ty con tại Hongkong; NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) mở chi nhánh, văn phòng đại diện tại Campuchia; NHTMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank) mở chi nhánh ở Lào, Campuchia; NHTMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) cũng đã khai trương chi nhánh tại Campuchia.

Ngoài hai thị trường Lào và Campuchia, các ngân hàng Việt cũng chú ý đến thị trường khác như Myanmar, Hongkong, Singapore. Đây được coi là những môi trường kinh doanh hấp dẫn, được dự đoán là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực trong trung hạn.

Những điểm đến ban đầu của các ngân hàng Việt Nam như Lào và Campuchia là hai thị trường được đánh giá cao ở tiềm năng, nhất là khi hai quốc gia này có đường biên giới cận biên, giao thương phi mậu dịch xưa nay lớn với sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp các nước. Tại đây, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã có quan hệ thương mại truyền thống. Sự hiện diện của các ngân hàng Việt Nam tại hai thị trường này có thể phục vụ hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam liên quan tới vốn, phương tiện thanh toán, kinh doanh ngoại tệ…

So với các ngân hàng trên thế giới, việc mở chi nhánh và văn phòng tại nước ngoài của các NHTM Việt Nam là muộn và gặp không ít trở ngại. Các ngân hàng trước hết phải đảm bảo yêu cầu về năng lực tài chính. Hơn nữa, với những thị trường mới, bên cạnh những rào cản về ngôn ngữ, văn hóa, yếu tố cạnh tranh nội tại, một khó khăn nổi bật là môi trường pháp lý. Ở thị trường nước ngoài, ngân hàng cũng phải cạnh tranh với ngân hàng bản địa, ngân hàng nước ngoài tại nước bản địa và cả những ngân hàng Việt đang hoạt động tại đây. Việc các NHTM của Việt Nam đầu tư ra nước ngoài ngày càng nhiều là một tín hiệu tốt cho chính các ngân hàng và cũng có lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam, phù hợp với chủ trương đa dạng hóa thị trường, mở rộng đầu tư, hội nhập quốc tế của NHNN.

Để có một cái nhìn tổng quát hơn, bảng dưới đây sẽ tổng hợp lại những phân tích ở chương 2 về những điểm tốt và chưa tốt mà các ngân hàng Việt Nam đi trước để lại khi đầu tư tại thị trường nước ngoài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư RA nước NGOÀI của một số NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN VIỆT NAM bài học KINH NGHIỆM CHO NGÂN HÀNG TECHCOMBAN (Trang 84 - 86)