Kết quả kinh doanh tại nước ngoài của SHB năm 2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư RA nước NGOÀI của một số NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN VIỆT NAM bài học KINH NGHIỆM CHO NGÂN HÀNG TECHCOMBAN (Trang 69 - 75)

Chỉ tiêu 31/12/2017 Chênh lệch

ĐVT: Tr.đ Tuyệt đối %

Nước ngoài Tổng

Thu nhập lãi thuần

326,283 4,964,181 (4,637,898) -93.43 Lãi/lỗ từ hoạt động dịch vụ 27,086 1,355,536 (1,328,450) -98.00 Lãi/lỗ từ hoạt động kinh

doanh ngoại hối

1,580 85,646 (84,066) -98.16 Lãi/lỗ từ hoạt động mua

bán chứng khoán kinh

doanh -

20,837 - -

Lãi thuần từ hoạt động mua bán chứng khoán

đầu tư -

25,159 - -

Lãi thuần từ hoạt động khác (1,810) 159,486 (161,296) - 101.13 Thu nhập từ góp vốn mua cổ phần - 2,816 - - Chi phí hoạt động (110,053) (2,639,762) 2,529,709 -95.83 Lợi nhuận thuần từ hoạt

động kinh doanh trước chi phí dự hòng rủi ro tín dụng 243,086 3,973,899 (3,730,813) -93.88 Chi hoàn nhập dự phòng rủi ro tín dụng (51,137) (2,035,363) 1,984,226 -97.49 Tổng lợi nhuận trước

thuế 191,949 1,938,536 (1,746,587) -90.10

a. SHB tại Lào

Nằm trong chiến lược phát triển của SHB, ngày 15/8/2012, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) long trọng tổ chức Lễ khai trương và đưa vào hoạt động SHB Chi nhánh Lào tại Số 336-337-338 Chợ mới Pakse, Phường Phonekung, Thị trấn Pakse, Tỉnh Champasak, CHDCND Lào. Sau SHB chi nhánh Campuchia, SHB chi nhánh Lào là chi nhánh thứ hai của SHB được mở tại thị trường nước ngoài, góp phần phát triển kinh

doanh nâng cao vị thế, uy tín, hình ảnh của SHB trong nước và trên trường quốc tế.Ông

Nguyễn Văn Lê – Tổng Giám đốc SHB cho biết: ”Có mặt tại thị trường Lào là một quyết định mang tính chiến lược của SHB, mở ra cho SHB nhiều cơ hội trong việc phát triển thị trường, đa dạng hóa danh mục đầu tư nhằm gia tăng lợi nhuận. Các điều kiện thuận lợi về giao thông, về vị trí địa lý, và nhiều nét tương đồng trong văn hóa của hai nước cũng là một lợi thế giúp SHB nhanh chóng hòa nhập với môi trường kinh doanh tại đây và sớm có những bước phát triển. Đến thời điểm năm 2012, Việt Nam là quốc gia đầu tư lớn nhất tại bốn tỉnh Nam Lào trong đó có tỉnh Champasak (với số vốn đầu tư là 1,8 tỷ USD). Nắm bắt cơ hội này SHB đã nhanh chân và trở thành tổ chức tín dụng 100% vốn đầu tiên của Việt Nam đầu tư tại tỉnh Champasak với số vốn điều lệ ban đầu là 13 triệu USD. Sau khi khai trương chi nhánh SHB tỉnh Champasak và đi vào hoạt động ổn định có hiệu quả, dự kiến là 6 tháng đến 1 năm SHB sẽ trình chính phủ Việt Nam, chính phủ Lào xin cấp phép thành lập Ngân hàng con SHB Lào tại Vientiane với chi nhánh SHB Champasak và tiếp tục mở rộng các chi nhánh SHB tại một số tỉnh thành có tiềm năng phát triển kinh tế, thương mại và du lịch của Lào.

Sau đó, được sự chấp thuận của Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chính phủ Lào và Ngân hàng Quốc gia Lào, ngày 15/1/2016 tại Viêng Chăn, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đã khai trương Ngân hàng TNHH MTV 100%

vốn của SHB tại Lào, trên cơ sở chuyển đổi SHB Chi nhánh Lào. Tại thời điểm SHB

khai trương Ngân hàng con tại Viêng Chăn, SHB là một trong 2 Ngân hàng TMCP Việt Nam đầu tiên được cấp phép thành lập Ngân hàng TNHH MTV 100% vốn tại Lào (cùng với Sacombank). Đây là sự kiện đánh dấu bước ngoặt lớn trong lộ trình phát triển, mở

rộng quy mô và hệ thống mạng lưới vươn ra quốc tế của SHB. Thành lập với vốn điều lệ 50 triệu USD, một đơn vị trực thuộc là chi nhánh Champasak, SHB Lào là Ngân hàng TNHH MTV 100% vốn của SHB tại thị trường các nước Đông Dương, hoạt động độc

lập và có cơ cấu bộ máy tổ chức riêng.ông Nguyễn Văn Lê - Tổng giám đốc SHB kiêm

Chủ tịch Hội đồng thành viên SHB Lào cho biết, thành lập ngân hàng TNHH MTV 100% vốn của SHB tại Lào nói riêng cũng như tại nước ngoài nói chung sẽ hiện thực hóa kế hoạch mở rộng hệ thống mạng lưới và sự hiện diện của ngân hàng ra thị trường quốc tế. Theo kế hoạch cả ban lãnh đạo SHB, SHB Lào sẽ đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của đông đảo các tổ chức kinh tế, cá nhân tại Lào cũng như các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư qua đây, tạo công ăn việc làm cho người lao động bản xứ, góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước.

Sau 04 năm chính thức đi vào hoạt động, SHB Chi nhánh Campuchia tiếp tục duy trì đà tăng trưởng và phát triển ổn định, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế xã hội tại Campuchia. Đến 31/12/2015 tổng tài sản SHB Campuchia đạt gần 240 triệu USD; Huy động vốn đạt gần 21 triệu USD; Dư nợ cho vay khách hàng năm 2015 đạt gần 205 triệu USD; Lợi nhuận đạt trên 2 triệu USD; Tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp chỉ 0,05%. Ngày 24/6/2016, tại khách sạn Intercontinental Phnom Pênh, Vương quốc Campuchia, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) vừa được Tập đoàn dữ liệu quốc tế IDG kết hợp với Ngân hàng Quốc gia Campuchia tiếp tục bình chọn là “Ngân hàng nước ngoài tiêu biểu Campuchia 2016” và “Ngân hàng SME tiêu biểu Campuchia 2016”. Đây là giải thưởng nhằm tôn vinh vai trò quan trọng của các ngân hàng trong việc phát triển nền kinh tế và tài chính Campuchia. Việc liên tiếp nhận được các giải thưởng uy tín cả trong và ngoài nước đã khẳng định vị thế hàng đầu của SHB cũng như quyết tâm của ngân hàng trong việc đổi mới, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ nhằm tối đa hóa lợi ích cho khách hàng không chỉ tại Việt Nam mà còn trong khu vực Đông Dương đặc biệt tại thị trường Campuchia.Tính đến 31/12/2016, tổng tài sản của SHB Lào đã đạt 1.397,96 tỷ Kip (trên 150 triệu USD), tăng 1.179% so với số vốn 118,48 tỷ Kip (trên 14 triệu USD) khởi điểm khi thành lập chi nhánh tại Lào vào ngày 15/8/2012; tổng huy động đạt 245,74

tỷ Kip (khoảng 30 triệu USD); dư nợ cho vay đạt 479,24 tỷ Kip (Khoảng 58 triệu USD). SHB Lào hiện đang phục vụ hơn 1.500 khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.

Sau khi nâng cấp lên mô hình ngân hàng con, SHB Lào đã chủ động triển khai tất cả các hoạt động tài chính - ngân hàng theo quy định của luật pháp Lào, góp phần đa dạng hóa danh mục kinh doanh, hạn chế rủi ro, chủ động nâng cao khả năng phán quyết và thực hiện nhiều nghiệp vụ kinh doanh hơn theo quy định cũng như theo sự ủy quyền từ ngân hàng mẹ tại Việt Nam.

b. SHB tại Campuchia

SHB đánh dấu sự có mặt tại thị trường Campuchia từ đầu năm 2012, sau hơn 4 năm hoạt động, Chi nhánh Campuchia luôn đạt các kết quả kinh doanh ổn định, bền vững, đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế xã hội của Campuchia. Tính đến cuối năm 2015, Tổng tài sản toàn chi nhánh Campuchia đạt gần 240 triệu USD tăng gấp 6,5 lần so với khi mới thành lập, Huy động vốn đạt gần 21 triệu USD; Dư nợ cho vay khách hàng đạt gần 205 triệu USD, kiểm soát tốt nợ xấu ở mức rất thấp là 0,05%; Lợi nhuận đạt trên 2 triệu USD. Ghi nhận những đóng góp tích cực đối với việc phát triển nền kinh tế và tài chính Campuchia, SHB Campuchia vừa được Tập đoàn dữ liệu quốc tế IDG và Ngân hàng Quốc gia Campuchia bình chọn là “Ngân hàng nước ngoài tiêu biểu Campuchia 2016” và “Ngân hàng SME tiêu biểu Campuchia 2016”. Ngoài ra, SHB Campuchia luôn tích cực đóng góp cho cộng đồng và xã hội, ưu tiên tài trợ các dự án tuân theo tiêu chuẩn quốc tế về bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng, tài nguyên…nhằm đảm bảo phát triển bền vững của Vương quốc Campuchia.

Được sự chấp thuận của Ngân hàng Quốc gia Campuchia và sự ủng hộ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) chính thức khai trương ngân hàng 100% vốn tại Campuchia, lấy tên Ngân hàng TNHH Sài Gòn – Hà Nội Campuchia (Ngân hàng SHB Campuchia). Đây là sự kiện đánh dấu giai đoạn mới trong chiến lược phát triển của SHB tại Campuchia nói riêng và khu vực Đông Dương nói chung. Tham dự lễ khai trương có sự hiện diện của đại diện các lãnh đạo Vương quốc Campuchia, Ngân hàng Quốc gia Campuchia, Ngân hàng nhà nước Việt Nam cùng

đông đảo các khách hàng, đối tác, cổ đông và lãnh đạo, cán bộ, nhân viên SHB Campuchia.

Với vốn điều lệ 50 triệu USD, SHB Campuchia là ngân hàng con 100% vốn thứ 2 của SHB tại thị trường Đông Dương sau SHB Lào. SHB Campuchia hoạt động độc lập, có cơ cấu bộ máy tổ chức riêng trên nền tảng mô hình chuyển đổi từ SHB chi nhánh Campuchia. Sau 5 hoạt động, SHB Campuchia đã tạo được nền tảng cơ sở khách hàng đa dạng bao gồm cả các doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia và doanh nghiệp của nước sở tại, tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực kinh tế then chốt như cao su, ngành điện, cầu đường, khai thác khoáng sản. Trong thời gian tới, SHB Campuchia sẽ đẩy mạnh phát triển một cách toàn diện để khai thác hết tiềm năng và cung cấp được đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng. Để hoàn thành mục tiêu đó, SHB Campuchia sẽ có lộ trình tăng vốn điều lệ lên 75 triệu USD từ nay đến năm 2018. Sau khi tăng vốn, Ngân hàng sẽ có thêm tiềm lực tài chính để chủ động triển khai các hoạt động tài chính – ngân hàng theo quy định trên địa bàn, thực hiện nhiều hơn nữa các nghiệp vụ kinh doanh theo quy định cũng như theo sự ủy quyền từ Ngân hàng mẹ tại Việt Nam, mở rộng mạng lưới trên toàn lãnh thổ Campuchia, tuân thủ triệt để các quy định hiện hành về an toàn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng của cả hai quốc gia Việt Nam và Campuchia. Tính đến hết 31/12/2016, SHB Campuchia có 5 điểm giao dịch gồm 1 trụ sở và 4 chi nhánh. Tổng tài sản đạt 240,5 triệu USD. Tổng dư nợ đạt 191 triệu USD. Doanh số huy động vốn hơn 36 triệu USD tăng 19% so với năm 2015. Lợi nhuận trước thuế đạt hơn 2.75 triệu USD tăng 23% so với năm 2015 (2,23 triệu USD).

Ngày 06/06/2017, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký quyết định chấp thuận việc SHB góp thêm 25 triệu USD vào SHB Campuchia, nâng mức vốn điều lệ của SHB Campuchia từ 50 triệu USD lên 75 triệu USD. Điều này sẽ giúp SHB Campuchia nâng cao năng lực tài chính để chủ động triển khai tất cả các hoạt động tài chính – ngân hàng theo quy định trên địa bàn, thực hiện nhiều hơn nữa các nghiệp vụ kinh doanh theo quy định cũng như theo sự ủy quyền từ Ngân hàng mẹ tại Việt Nam; mở rộng phạm vi hoạt động sang các vùng phụ cận trên toàn lãnh thổ Campuchia; hỗ trợ khách hàng cá nhân

và doanh nghiệp về sản xuất kinh doanh có quy mô lớn; đảm bảo tốt nhất các yêu cầu về công tác quản lý các hoạt động kinh doanh, tuân thủ triệt để các quy định hiện hành về an toàn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng của cả hai quốc gia Việt Nam và Campuchia.

2.4. Đầu tư ra nước ngoài của Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (SacomBank)

2.4.1. Tổng quan về tình hình đầu tư ra nước ngoài của SacomBank

2.4.1.1. Giới thiệu về NH SacomBank

Vào 21/12/1991: Sacombank là một trong những Ngân hàng TMCP đầu tiên được thành lập tại TP.HCM với vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng. Sau đó ngân hàng TMCP Sacombank thành lập theo giấy phép số 005/GP –UB ngày 03/01/1992 của UBND TPHCM v/v cho phép Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín thành lập và hoạt động. Vào 03/8/2015, Sacombank chính thức chuyển đổi Chi nhánh tại Lào thành ngân hàng 100% vốn nước ngoài (Sacombank Lào), đánh dấu 1 bước phát triển mới của Sacombank tại Lào cũng như tại khu vực Đông Dương.Đến cuối năm 2016, Tính đến thời điểm hiện tại, tổng tài sản của Sacombank đạt 293.385 tỷ đồng; vốn chủ sở hữu 22.570 tỷ đồng, trong đó vốn điều lệ là 18.852 tỷ đồng; nguồn nhân lực trên 15.600 cán bộ nhân viên; mạng lưới hoạt động 563 điểm giao dịch, gồm 552 chi nhánh, phòng giao dịch tại 48/63 tỉnh thành Việt Nam và 2 ngân hàng con cùng 9 chi nhánh trực thuộc tại Lào, Campuchia. Ngoài ra Sacombank còn có các công ty trực thuộc như: Công ty chứng khoán Sài Gòn Thương Tín (SBS), Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân Hàng Sài Gòn Thương Tín (SBA), Công Ty địa ốc Sài Gòn Thương Tín (Sacomreal), Công ty Kiều hối Ngân Hàng Sài Gòn Thương Tín(SBR), Công ty cho thuê tài chính Ngân Hàng Sài Gòn Thương Tín (SBL), Công ty vàng bạc đá quý Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (SBJ). Sacombank có 03 đối tác chiến lược nước ngoài uy tín đang nắm gần 30% vốn cổ phần: Dragon Financial Holdings thuộc Anh Quốc, góp vốn năm 2001;International Financial Company (IFC) trực thuộc World Bank, góp vốn năm 2002; Tập đoàn Ngân hàng Australia và Newzealand (ANZ), góp vốn năm 2005. Trong 17 năm hoạt động,

Sacombank đã liên tục nhận được nhiều giải thưởng uy tín và có giá trị thể hiện được chất lượng hoạt động của Ngân hàng :"Ngân hàng bán lẻ của năm tại Việt Nam 2008” do Asian Banking & Finance bình chọn; “Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam 2008” do The Asset bình chọn; “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2008” do Global Finance bình chọn; “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2008” do Finance Asia bình chọn; “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2007” do Euromoney bình chọn; “Ngân hàng bán lẻ của năm tại Việt Nam 2007” do Asian Banking and Finance bình chọn; ”Ngân hàng tốt nhất Việt Nam về cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ 2007” do Cộng đồng các Doanh nghiệp vừa và nhỏ Châu Âu (SMEDF) bình chọn; “Ngân hàng có hoạt động ngoại hối tốt nhất Việt Nam năm 2007” do Global Finance bình chọn.

2.4.1.2. Tổng quan kết quả kinh doanh của SacomBank

Ngày 20/01/2018, Sacombank tổ chức Hội nghị tổng kết năm 2017 và triển khai kế hoạch năm 2018. Tại Hội nghị, Sacombank đã công bố lợi nhuận trước thuế đạt hơn 1.488 tỷ đồng, gấp 9,5 lần so với năm 2016 và Ngân hàng đặt mục tiêu 1.640 tỷ đồng cho năm 2018. Năm 2017 là năm đầu tiên Sacombank hoạt động theo Đề án tái cơ cấu đã được Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước phê duyệt. Tuy phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức nhưng Sacombank đã đạt được những kết quả khả quan và tăng trưởng tích cực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư RA nước NGOÀI của một số NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN VIỆT NAM bài học KINH NGHIỆM CHO NGÂN HÀNG TECHCOMBAN (Trang 69 - 75)