Dư nợ phân theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu 067 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH NGHỆ AN,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 62 - 64)

(Nguồn: Báo cáo dư nợ cho vay phân theo thành phần kinh tế các năm 2009, 2010, 2011, 2012, 2013 của Agribank chi nhánh tỉnh Nghệ An)

Căn cứ chiến lược kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Nghệ An.Và tình hình thực tế trên địa bàn, trong những năm qua, chiến lược kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Nghệ An được xác định: Thị trường mục tiêu là nông nghiệp nông thôn, khách hàng mục tiêu là hộ nông dân; chú trọng cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ tạo quy mơ phát triển tín dụng ổn định với chất lượng cao. Để thực hiện chiến lược trên, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Nghệ An đã cụ thể hoá nhiệm vụ tín dụng từng thời kỳ, trong đó tập trung ưu tiên cho vay hộ sản xuất và các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Theo số liệu tại bảng 2.3 dư nợ của các DNNN chỉ còn 278 tỷ đồng, so với tổng dư nợ chỉ chiếm 2,5%.

Tương tự kinh tế quốc doanh, kinh tế hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Nghệ An cũng hoạt động kém hiệu quả.theo báo cấo của liên minh HTX, hiện nay 498 HTX còn tồn tại nhưng hầu hết là hoạt động trên danh nghĩa và do vậy dư nợ đối tượng này chỉ đạt 2 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 0,02%.

Cùng với xu thế chung cả nước, thời gian qua trên địa bàn Nghệ An doanh nghiệp ngoài quốc doanh phát triển mạnh. Hiện nay có 8.243 doanh nghiệp hoạt động. Cơ bản các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động hiệu quả. Nhằm thực hiện chiến lược cho vay, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Nghệ An đã ưu tiên cho vay đưa dư nợ lên 1.546 tỷ đồng năm 2013. tỷ trọng từ chỗ chiếm 12,5% năm 2009 đã được nâng 14,1 % tổng dư nợ năm 2013.

Với 970.680 hộ dân, là đối tượng khách hàng mục tiêu lớn nhất, nguồn vốn tín dụng được ưu tiên đầu tư tăng cả số hộ và dư nợ. Năm 2013 có 291.000 hộ có dư nợ 9.151 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 83,4 %, so với năm 2009 tăng 15.000 hộ và tăng 5.334 tỷ đồng, tương đương 140%.

* Thực trạng dư nợ phân theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu 067 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH NGHỆ AN,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w