4 .Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.2.8. Các giải pháp đảm bảo tiền vay
Thực hiện nghiêm túc các giải pháp đảm bảo tiền vay. Đây là giải pháp quan trọng trong đầu tư tín dụng. Nếu làm tốt việc bảo đảm tiền vay sẽ hạn chế RRTD.
Thực trạng hiện nay tại Nghệ An hầu hết các doanh nghiệp thiếu vốn có nhu cầu vay NHNo&PTNT đều không đủ tài sản thế chấp. Để đảm bảo an tồn trong đầu tư tín dụng nên áp dụng đa dạng hóa các hình thức bảo đảm như: Thế chấp, cầm cố,
bảo lãnh, hoặc một món vay có thể áp dụng nhiều giải pháp đảm bảo. Khi nhận tài sản làm đảm bảo tiền vay, cần lưu ý thực hiện tốt các nội dung sau:
+ Kiểm tra rõ tính hợp pháp của tài sản đảm bảo thuộc quyền sở hữu của người vay, người bảo lãnh. Vì đó chính là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc xử lý tài sản thu hồi nợ sau này.
+ Đối với các tài sản khó tiêu thụ trên thị trường, tài sản dễ hao mòn, mất giá trị thì khơng nhận làm tài sản thế chấp, cầm cố.
+ Giá trị tài sản đảm bảo phải được định giá sát với giá trị thực của nó.
+ Đối với các tài sản khơng bắt buộc có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu như vàng bạc, đá quý thì phải dùng biện pháp cầm cố.
+ Phải đánh giá chính xác giá trị tài sản tại thời điểm cầm cố, thế chấp có tính tốn đến các biến động trong tương lai để nhận giá trị đảm bảo sát với số tiền khách hàng vay, hạn chế rủi ro khi phát mại tài sản thu hồi nợ vay.
3.2.9. Các giải pháp xử lý nợ q hạn, khó địi
Đây là giải pháp cuối cùng nhằm hạn chế tối đa những khoản thiệt hại đã xảy ra. Đối với các khoản nợ này, hầu như đã khơng cịn khả năng thu hồi như dự kiến, vì vậy cần có những giải pháp xử lý kiên quyết với những giải pháp cơ bản sau:
3.2.9.1. Đối với các khoản cho vay có tài sản thế chấp
+ Ngân hàng kết hợp với các cơ quan luật pháp tiến hành kê biên, niêm phong tài sản thế chấp để khách hàng tìm nguồn thanh tốn khoản nợ vay hoặc phát mại tài sản thu hồi nợ đủ gốc, lãi và các chi phí phát sinh khác trong q trình phát mại tài sản.
+ Nếu trường hợp giá trị tài sản thế chấp đem thanh lý không đủ để thu hồi nợ gốc và lãi thì buộc khách hàng phải trả tiếp phần cịn lại.
+ Đối với các tài sản có thể sử dụng hiệu quả, thực hiện xiết nợ theo quy định, bổ sung tài sản của Ngân hàng, đặc biệt là nhà và quyền sử dụng đất.
+ Ngân hàng đề nghị khách hàng bán bớt các tài sản có giá trị, thanh lý các tài sản khơng sử dụng để có tiền trả nợ Ngân hàng.
+ Động viên khách hàng khôi phục lại cơ sở sản xuất kinh doanh, tìm phương án nâng cao thu nhập gia đình, tích lũy trả nợ vay ngân hàng.
+ Đề nghị các cơ quan bảo vệ pháp luật có biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, nhằm mục đích cuối cùng là thu hồi vốn cho Ngân hàng.
3.2.9.3. Giải pháp khởi kiện ra tòa
Coi việc khởi kiện ra tịa là một việc làm bình thường và hết sức cần thiết trong nền kinh tế thị trường. Việc khởi kiện ra tòa, nhiều khi còn phiền phức, gây tâm lý ngại ngùng, dễ bị quy chụp. Tuy nhiên, khởi kiện ra tịa khơng chỉ có tác dụng đối với món vay Ngân hàng khởi kiện mà còn tạo áp lực ới các khoản vay khác và các khách hàng khác.
3.3 .MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3.3.1. Kiến nghị Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
- Với vai trò là cơ quan chỉ đạo trực tiếp hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Nghệ An , NHNo&PTNT Việt Nam cần có những định hướng cụ thể các hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Nghệ An , đồng thời tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn hệ thống là những biện pháp gián tiếp giúp Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Nghệ An thực hiện tốt cơng tác hạn chế rủi ro tín dụng.
- Chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể, kịp thời các chủ trương, chính sách của Nhà nước, của ngành.
- Căn cứ vào các quy định pháp luật, Nghị định của chính phủ, các Thông tư của Bộ, ngành và chỉ đạo của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam; Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn Việt Nam cụ thể hóa bằng các biện pháp nghiệp vụ một cách chi tiết, rõ ràng dễ thực hiện, có tính đến các yếu tố vùng, miền để các quy định pháp luật, các chính sách của Nhà nước và của ngành
thực sự đi vào cuộc sống và mang lại hiệu quả lớn trong hoạt động kinh doanh và cho xã hội.
- Các văn bản chỉ đạo của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Namphải được thường xuyên sửa đổi, bổ sung, chỉnh sửa cho phù hợp pháp luật, xu thế vận động của nền kinh tế, chiến lược kinh doanh và đảm bảo tính thực tiễn cao.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro: Thường xuyên có biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro. Đầu tiên là khâu thu nhập thông tin CIC, phải thực hiện bài bản bằng các công nghệ hiện đại đảm bảo tính an tồn và cung cấp đầy đủ thơng tin cho các chi nhánh khai thác, các thơng tin phải được cập nhật có độ chính xác cao và thơng tin phải đa dạng nhiều chiều để các chi nhánh có thể hịa tồn n tâm khi khai thác và sử dụng. Ngoài ra, phải thường xuyên cung cấp những thơng tin cảnh báo về các khách hàng có dư nợ lớn và khơng đảm bảo an tồn nếu cho vay để các chi nhánh cẩn thận hơn khi thẩm định cho vay.
Làm tốt chức năng đầu mối xử lý rủi ro cho toàn hệ thống. Ban hành các quy định về việc xử lý rủi ro, gắn chiến lược phòng ngừa xử lý rủi ro với chiến lược kinh doanh để các chi nhánh có cách nhìn tồn diện, khoa học, đề ra được các kế hoạch kinh doanh phù hợp, hạn chế rủi ro do cơ chế.
- Thực hiện chính sách tiền lương tiên tiến: Tuy có nhiều đổi mới song việc trả lương trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thơn Việt Nam vẫn mang nặng tính bình qn. Để tạo động lực trong kinh doanh, hạn chế nạn “chảy máu chất xám”, đề nghị Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam nên thực hiện cơ chế trả lương theo hiệu quả cơng việc. Ngồi phần lương cứng (lương cơ bản), lương kinh doanh phải thực sự trả theo năng suất và chất lượng của từng bộ phận công tác, từng cán bộ cụ tể. Có chính sách ưu tiên đối với cán bộ làm cơng tác tín dụng để nâng cao quyền lợi đồng thời tăng nghĩa vụ cho họ, góp phần giảm thiểu RRTD. Chính sách tiền lương phải được thực hiện cơng khai, dân chủ, công bằng để thực sự là động lực tăng năng suất lao động của cán bộ,
góp phần tăng hiệu quả hoạt động của Ngành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, gián tiếp tạo ra quỹ dự phịng tài chính, góp phần xử lý rủi ro bất trắc xảy ra.
- Đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ: Hiện nay, thiết bị và công nghệ Ngân hàng trong hệ thốngNgân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chưa tiên tiên và thiếu đồng bộ. Để nâng cao hiệu quả hoạt động, đề nghị Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn Việt Nam nhanh chóng đổi mới cơng nghệ, thiết bị, áp dụng các công nghệ tiên tiến của thế giới nhằm tăng năng suất lao động, phát triển dịch vụ, tăng cường hiệu lực quản lý, quản trị điều hành, góp phần hạn chế RRTD.
- Sắp xếp, bố trí lại bộ máy cấp tín dụng theo mơ hình mới phù hợp với mơ hình ngân hàng hiện đại.
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
- Nâng cao chất lượng công tác thơng tin phịng ngừa rủi ro. Các thông tin phải được cập nhật và có độ chính xác cao đặc biệt là tình hình vay vốn tại các Ngân hàng, tình hình tài chính, các khoản nợ ngân sách, nợ lương của doanh nghiệp. Ngồi ra, các thơng tin về tình hình kinh tế thế giới, xu thế thị trường quốc tế, trong nước của các loại hàng hóa cũng là nội dung quan trọng để các NHTM tham khảo khi quyết định đầu tư.
- Nền kinh tế Việt Nam là kinh tế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước theo định hướng XHCN. Hoạt động kinh doanh của ngành Ngân hàng có nhạy cảm cao và tác động nhanh chóng đến tồn bộ nền kinh tế quốc dân. Mặc dù trong kinh tế thị trường, cạnh tranh là động lực phát triển; tuy nhiên, NHNN Việt Nam nên quản lý các NHTM tránh sự cạnh tranh không lành mạnh dễ dẫn đến hậu quả nặng nề cho toàn bộ nền kinh tế, xã hội.
- NHNN nên tăng cường quản lý Nhà nước về mặt tổ chức. Việc cấp giấy phép cho ra đời nhiều Ngân hàng và quỹ tín dụng là một thực tế đòi hỏi của nền kinh tế; tuy nhiên, nếu khơng quản lý tốt thì sẽ dẫn đến sự đỗ vỡ của một số Ngân
hàng và quỹ tín dụng, hậu quả năng nề sẽ gây tác động xấu đến nền kinh tế như đã từng xảy ra vào năm 1987, 1988.
- Hỗ trợ các Ngân hàng thương mại trong việc xử lý nợ: Ngoài việc chỉ đạo thi hành các quy chế, thể lệ của các NHTM, NHNN cần phải tích cực giám sát để nắm được tình hình hoạt động kinh doanh của các NHTM để có biện pháp hỗ trợ kịp thời, đặc biệt là trong việc xử lý các tài sản thế chấp, các khoản nợ tồn đọng.
3.3.3. Kiến nghị với chính phủ và ban ngành có liên quan
- Hồn thiện mơi trường pháp lý: Môi trường pháp lý hồn thiện, có hiệu lực sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc quản lý và thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và hoạt động tín dụng Ngân hàng nói riêng lành mạnh và hiệu quả.
Thời gian qua, Nhà nước đã ban hành nhiều điều luật quan trọng liên quan đến hoạt động tín dụng Ngân hàng như: Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật các tổ chức tín dụng, Luật đất đai, Luật doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều thiếu sót trong các điều luật, sự chồng chéo trong các quy định đã dẫn đến sự phối hợp thiếu đồng bộ giữa các cơ quan chức năng, gây khó khăn cho hoạt động tín dụng Ngân hàng. Đặc biệt trong việc giải quyết các tranh chấp tố tụng về hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự, phát mại tài sản, bán đấu giá. Vì vậy kiến nghị Nhà nước xem xét sửa đổi, quy định rõ các vấn đề sau:
+ Luật đất đai: Việc hủy bỏ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của cơ quan có thẩm quyền. Theo quy định của luật đất đai, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp hợp pháp có thể bị hủy bỏ bằng quyết định của tịa án hoặc cơ quan có thẩm quyền. Trên thực tế, tài sản thế chấp chủ yếu là quyền sử dụng đất, nếu vì một lý do nào đó bị hủy bỏ thì Ngân hàng phải gánh chịu rủi ro, đây là điều hết sức bất cập. Để khức phục,pháp luật cần có quy định bồi thường thiệt hại cho Ngân hàng khi bị tòa án hủy bỏ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà Ngân hàng đã nhận thế chấp hợp pháp trước đó.
Theo Nghị định 181/2004 NĐ-CP ngày 29/10/2004 hướng dẫn thi hành luật đất đai thì các loại đật chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà khơng có
tranh chấp, có giấy tờ về quyền sử dụng đất trước ngày 15/10/1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp; giấy chứng quyền sử dụng đất tạm thời; giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho; giấy tờ về thanh lý hóa giá nhà ở gắn liền với đất; giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền chế độ cũ cấp được thế chấp vay vốn. Tuy nhiên, trên thực tế các cơ quan địa chính ở địa phương khơng đăng ký giao dịch bảo đảm cho các loại đất nêu trên. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan ban hành hướng dẫn cụ thể tạo điều kiện cho khách hàng được thế chấp vay vốn thuận lợi theo quy định pháp luật.
Thông tư số 05/2005 và thông tư thay thế 05/2005 là Thông tư số 20/2011/TTLT-BTP-BTNMT ngày 18 tháng 11 năm 2011của Bộ tư pháp và Bộ tài nguyên môi trường về đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất trái với Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm, gây khó khăn cho Ngân hàng và khách hàng trong việc cho vay có bảo đảm bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan sửa đổi thống nhất giữa Nghị định 83 và thông tư 20.
- Tăng cường công tác quản lý đối với các doanh nghiệp: Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tín dụng Ngân hàng. Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, góp phần hạn chế những rủi ro trong hoạt động tín dụng Ngân hàng xin được đề xuất với Chính phủ và các bộ, ngành có liên quan một số kiến nghị sau:
+ Thực thi tốt kế hoạch phát triển kinh tế tổng thể đã đề ra, có các ưu tiên, ưu đãi đối với các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế mũi nhọn, kinh tế trọng điểm.
+ Ban hành và hướng dẫn chỉ đạo các ngành, các cấp thực thi các điều luật đã và sẽ ban hành. Đối với các hoạt động của doanh nghiệp, tăng cường cơng tác thanh tra, kiểm sốt bảo đảm các doanh nghiệp thực thi nghiêm túc các điều luật đó. Thường xuyên giám sát việc thực hiện của các doanh nghiệp.
+ Việc cấp giấy phép hoạt động và kinh doanh đối với doanh nghiệp mới, đặc biệt là các công ty TNHH phải đảm bảo điều kiện về vốn, cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh, cán bộ điều hành có đủ năng lực và có phẩm chất đạo đức tốt.
+ Đẩy mạnh tiến độ sắp xếp lại các DNNN,cổ phần hóa các DNNN, tạo điều kiện để các doanh nghiệp có đủ khả năng trong điều hành sản xuất kinh doanh và có tình hình tài chính lành mạnh.
+ Duy trì chế độ bảo tồn vốn cho các DNNN. Đối với những doanh nghiệp kinh doanh khơng có hiệu quả, khơng bảo tồn được vốn kinh doanh thì kiên quyết thay đổi bộ máy lãnh đạo, cán bộ quản lý, Giám đốc điều hành. Nếu những DNNN làm ăn thua lỗ kéo dài, sản phẩm không cạnh tranh được với cơ chế thị trường thì kiên quyết thực hiện giải pháp giải thể, phá sản...
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Từ thực trạng hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Nghệ An trong thời gian vừa qua, các giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tập trung xử lý những tồn tại ảnh hưởng khơng tốt đến chất lượng tín dụng và nâng cao khả năng phịng ngừa rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Nghệ An ; đề xuất các giải pháp tổng thể, các giải pháp cụ thể góp phần hồn thiện cơng tác phòng ngừa rủi ro tín dụng tại đơn vị. Đồng thời cũng kiến nghị với chính phủ và ban ngành có liên quan, Ngân hàng Nhà nước, NHNo&PTNT Việt Nam, một số vấn đề để tạo lập mơi trường kinh doanh và phịng ngừa rủi ro có hiệu quả, phát triển một hệ thống tài chính ổn định và bền vững. Sự nỗ lực của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Nghệ An cùng với sự hỗ trợ của