Bài học đối với Ngânhàng thương mại Việt Nam

Một phần của tài liệu 067 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH NGHỆ AN,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 47)

4 .Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.3. Bài học đối với Ngânhàng thương mại Việt Nam

Thứ nhất, tập trung tín dụng: Nên thiết lập giới hạn cho vay ở mức an toàn.

Giới hạn này thường dựa vào vốn tự có của ngân hàng khống chế tổng dư nợ của các khoản vay lớn chạm ngưỡng không được vượt quá bao nhiêu lần vốn tự có của ngân hàng hay tổng danh mục cho vay.

Thứ hai, trích lập quỹ dự phịng cho các tổn thất tín dụng: Đặt mức dự

phòng căn cứ vào việc phân loại khoản vay và xếp hạng khách hàng. Hiện nay, hầu hết các ngân hàng trên thế giới đều tiến hành phân loại khoản vay thành các mức độ rủi ro từ cao đến thấp bên cạnh việc kết hợp với xếp hạng khách hàng. Từ đó xác định mức trích lập dự phịng cần thiết là bao nhiêu để đảm bảo dự phòng cho tổn thất khi xảy ra đồng thời cũng phải đảm bảo hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

Thứ ba, hệ thống thơng tin tín dụng: Hệ thống thơng tin tín dụng có vai trị

đắc lực trong việc hỗ trợ các ngân hàng thẩm định khách hàng để cho vay. Ở các nước, hệ thống thông tin này thường được tổ chức và quản lý bởi ngân hàng trung ương hay hiệp hội ngân hàng. Chất lượng của hệ thống thông tin phụ thuộc vào việc đóng góp thơng tin của các ngân hàng thành viên. Các loại thơng tin báo cáo gồm có thơng tin về khoản vay, lãi suất vay, chất lượng khoản vay, tư cách khách hàng vay, lịch sử trả nợ vay. Căn cứ vào các thông tin này sẽ giúp ngân hàng có thơng tin đầy đủ về khách hàng nhằm hạn chế rủi ro trong công tác thẩm định khách hàng, để làm cơ sở cho việc này quyết định tín dụng.

Thứ tư, xây dựng được hệ thống chấm điểm khách hàng: Một các minh

bạch, để hạn chế tối đa rủi ro từ hoạt động tín dụng xuất phát từ nguyên nhân cán bộ thẩm định cố ý làm sai lệch kết quả thẩm định đánh giá khách hàng, để cho vay các khách hàng có mức độ tín nhiệm thấp và rủi ro cao.

Thứ năm, các nguyên tắc thận trọng trong tín dụng: Phải tuân thủ các

nguyên tắc thận trọng trong việc cho vay bao gồm cả việc giới hạn tỷ lệ cho vay với các đối tượng khách hàng, phương án kinh doanh, phương án trả nợ, cũng như dòng tiền về của dự án, tài sản đảm bảo...

Thứ sáu, quy trình tín dụng: Xây dựng một quy trình tín dụng trong đó

phân rõ trách nhiệm của từng bộ phận, thẩm quyền ra quyết định tín dụng cũng như trách nhiệm của các bộ liên quan đối với khoản vay cho đến khi Ihu hồi được nợ.

Thứ bảy, giám sát khoản vay: Sử dụng biện pháp kiểm tra sau khi cho vay,

kiểm tra giám sát trong khi cho vay, chế độ báo cáo hàng tháng, hàng quý, giám sát hệ số đủ vốn, xếp hạng ngân hàng thực hiện đa dạng hóa rủi ro tốt.

Thứ tám, xây dựng hệ thống cảnh báo sớm: Xây dựng một hệ thống để theo

dõi khoản vay nhằm xác định sớm các dấu hiệu của một khoản vay có vấn đề. Khi khoản vay có vấn đề cần có phương án sớm trong việc thu hồi nợ. Ngoài việc, xây dựng một hệ thống cảnh báo về các chỉ số tài chính, các cán bộ ngân hàng cũng cần giữ mối liên lạc thường xuyên với khách hàng để biết được những dấu hiệu bất thường trong hoạt động kinh doanh của khách hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Trong kinh doanh ngân hàng việc đương đầu với rủi ro tín dụng là điều khơng thể tránh khỏi được. Thừa nhận một tỷ lệ rủi ro tự nhiên trong hoạt động kinh doanh ngân hàng là yêu cầu khách quan hợp lý. Vấn đề là làm thế nào để phòng ngừa và hạn chế rủi ro này ở một tỷ lệ thấp nhất có thể chấp nhận được

Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng có yếu tố chủ quan từ phía khách hàng vay và ngân hàng cho vay, đồng thời cũng có yếu tố khách quan từ mơi trường kinh doanh. Mỗi ngân hàng cần xây dựng cho mình một chính sách quản trị rủi ro riêng biệt.

Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của quốc tế cho thấy: về nhận dạng những nguyên nhân rủi ro tín dụng phổ biến nhất, ngân hàng các nước chú trọng

đến: Vấn đề rủi ro do tập trung tín dụng vào một khách hàng hay nhóm khách hàng, dự phịng rủi ro bù đắp tổn thất tín dụng, hệ thống thơng tin tín dụng, các ngun tắc thận trọng an toàn trong khi cho vay và thiết lập cơ chế kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng.

Từ những cơ sở lý luận và kinh nghiệm trong quản trị rủi ro tín dụng quốc tế nêu trên, chương hai sẽ tập trung vào việc nhận dạng, phân tích, làm rõ các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng và chương ba sẽ vận dụng những lý luận, các kinh nghiệm từ các nước trên thế giới để đề ra những giải pháp phịng ngừa rủi ro tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Nghệ An.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NƠNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM -

CHI NHÁNH TỈNH NGHỆ AN

2.1. NHỮNG NÉT CƠ BẢN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ

PHÁT

TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH TỈNH NGHỆ AN 2.1.1. Khái quát tình hình kinh tế xã hội tỉnh Nghệ An

Nghệ An nằm ở vùng Bắc Trung bộ nước Việt Nam, có tọa độ địa lý từ 18033' đến 20o00' vĩ độ Bắc và từ 103o52' đến 105o48' kinh độ Đơng. Ở vị trí trung tâm vùng Bắc Trung bộ, trên tuyến giao lưu kinh tế - xã hội Bắc - Nam, phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hoá, phía Nam giáp tỉnh Nghệ An, phía Đông giáp Biển Đông với chiều dài 82 km bờ biển và phía Tây giáp nước Cộng hồ dân chủ nhân dân Lào với chiều dài biên giới 419 km. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 16.487 km2. Có 1 thành phố cấp I, 3 thị xã, 17 huyện với 480 xã, phường, thị trấn.

Về cơ sở vật chất hạ tầng, văn hoá và xã hội: Nghệ An nằm ở vùng trung tâm Bắc Trung Bộ, trên tuyến giao lưu Bắc Nam - Đơng Tây, có các tuyến giao thông đường sắt, đường bộ, đường thủy nội địa và đường hàng không. Đây cũng là cửa ngõ thông ra biển đông của Trung Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan qu a cảng Cửa Lò tấn cập cảng. Cảng biển Cửa Lị sức chứa 1,3 triệu tấn hàng, có thể đón tàu tải trọng 1,8 vạn, Ngoài cửa khẩu Nậm Cắn (Kỳ Sơn) và Thanh Thủy (Thanh Chương), tỉnh Nghệ An đang tiến hành mở thêm cửa khẩu Thông Thụ (Quế Phong), thông thương với nước bạn Lào. Ngoài QL1A và đường Hồ Chí Minh, Nghệ An đang từng bước nâng cấp QL 7, 46, 48, 48C và các tuyến tỉnh lộ, kết nối giao thông từ đồng bằng lên các huyện miền núi. Là vùng đất có truyền thống hiếu học, trung tâm giáo dục - đào tạo của khu vực Bắc miền Trung, tồn

tỉnh có 9 trường đại học, cao đẳng, 7 trường đào tạo cơng nhân kỹ thuật và dạy nghề đóng trên địa bàn.

2.1.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mạitrên trên

địa bàn Nghệ An

Trên địa bàn Nghệ An đến 31/12/2013 có tổng cộng 102 tổ chức tín dụng hoạt động gồm 35 chi nhánh NHTM (12 chi nhánh cấp I và 33 chi nhánh cấp II, 1 Hội sở chính NHTM cổ phần Bắc Á) và 1 chi nhánh quỹ tín dụng trung ương, 54 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở cùng 123 phòng giao dịch và hàng chục điểm giao dịch, quỹ tiết kiệm điều này cho thấy Nghệ An đang dần hình thành trung tâm tài chính ngân hàng khu vực Bắc trung bộ. Đây cũng là thách thức cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Nghệ An trong hoạt động kinh doanh của mình, cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt và gay gắt nếu không nắm được thế chủ động cũng như không nâng cao được chất lượng hoạt động thì thị phần ngày càng bị chia sẻ và thu hẹp dần.

Tính đến 31/12/2013, tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn đạt: 56.423 tỷ đồng, tăng so với đầu năm 12.352 tỷ đồng, tỷ lệ tăng đạt 28%

về đầu tư tín dụng, đến 31/12/2013 tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 85.918 tỷ đồng tăng 16.644 tỷ đồng so với năm, tỷ lệ tăng đạt 24 %

Ngoài hoạt động nguồn vốn và dư nợ, các hoạt đông khác như: dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ thanh toán, ngoại hối, các hoạt động quản lý và quản trị kinh doanh ngân hàng đều được đảm bảo vận hành tốt và tăng trưởng mạnh và bền vững. Chất lượng các mặt hoạt đông ngân hàng cũng không ngừng được nâng cao. nhờ thực hiện nghiêm cơ chế tín dụng và tăng cường biện pháp đảm bảo an tồn trong cho vay.

Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Nghệ Anchiếm thị phần lớn nhất về cả dư nợ, nguồn vốn, lợi nhuận. Với hệ thống mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch được phân bổ tại tất cả các huyện thị, thành phố trên toàn tỉnh, NHNN&PTNT đã đi sâu vào cuộc sống của người dân trên địa bàn.

Trên đại học: 13 người, Chiếm 1%

Đại học, cao đẳng: 752 người, Chiếm

78%

Trung cấp, sơ cấp: 154 người, Chiếm

16%

Chưa đào tạo: 49 người, Chiếm

5%

2.1.3. Các giai đoạn phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triểnNông Nông

thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Nghệ An

Tiền thân của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (NHNo&PTNT) là Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập năm 1988, theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, với chức năng chính là hoạt động trong lĩnh vực nơng nghiệp, nông thôn. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Nghệ An là Chi nhánh của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam cũng được thành lập từ lúc đó.

Với mạng lưới hoạt động bao gồm một văn phòng ngân hàng tỉnh, 21 chi nhánh trực thuộc, 69 điểm giao dịch trải rộng trên toàn tỉnh, phục vụ thị trường chính nơng nghiệp, nơng thơn và nơng dân, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Nghệ An giữ vững vai trò chủ đạo, chủ lực trong cung cấp tín dụng và dịch vụ ngân hàng trên thị trường tài chính nơng thơn.. .Nét nổi bật trong hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Nghệ An là vốn cho vay đã phủ sóng đến tất cả các vùng, miền trên địa bàn tỉnh Nghệ An, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Những thành quả trên đã được Đảng, Nhà nước đánh giá ghi nhận và tặng thưởng những danh hiệu cao quý như: Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhì, hạng Ba; Thủ tướng Chính phủ tặng cờ thi đua, Bằng khen và nhiều Bằng khen, cờ thi đua của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, UBND tỉnh và các bộ, ngành trung ương; cúp vàng “Doanh nghiệp Hội nhập và Phát triển” năm 2010...Ngồi ra có 5 chi nhánh Ngân hàng huyện được tặng thưởng huân chương lao động hạng ba, 12 tập thể được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen, 7 cá nhân được tặng thưởng Huân chương lao động hạng Ba và 10 cá nhân được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen vv...

2.1.4. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nông nghiệp

Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Nghệ An.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Nghệ An gồm Hội sở tỉnh, 21 chi nhánh huyện, thị xã, thành phố, 47 Phòng giao dịch trải rộng khắp địa bàn tồn tỉnh. Mơ hình hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Nghệ An được tổ chức và hoạt động theo quyết định số 88 của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và hiện nay là quyết định số 1377/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 24/12/2007 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

Cùng với các chi nhánh Ngân hàng loại 3, tại Hội sở cịn có các phịng ban, bộ phận giúp việc trong chỉ đạo điều hành các mặt nghiệp vụ trong toàn tỉnh và thực hiện nhiệm vụ do Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam giao cho.

Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Nghệ An hoạt động đầy đủ trên các lĩnh vực hoạt động kinh doanh tiền tệ, dịch vụ ngân hàng, làm đại lý phục vụ các hoạt động phi ngân hàng, các dự án, bảo lãnh thanh tốn...theo luật các tổ chức tín dụng với mục tiêu giữ vững, phát huy vai trò chi nhánh ngân hàng thương mại Nhà nước hàng đầu, giữ vai trò chủ đạo, chủ lực trong đầu tư tín dụng và dịch vụ ngân hàng trên thị trường tài chính nơng thơn đồng thời chú trọng trị trường đơ thị, luôn mãi là người bạn đồng hành, chung thủy và tin cậy của hàng vạn hộ sản xuất kinh doanh và doanh nghiệp.

2.1.4.1. Cơ cấu tổ chức.

- Cơ cấu tổ chức

Ban lãnh đạo chi nhánh gồm có: 01 Giám đốc và 04 Phó giám đốc; Giám đốc, phụ trách chung và trực tiếp các công việc: Chiến lược kinh doanh, Tổ chức cán bộ, Lao động tiền lương, Đào tạo, Thi đua, khen thưởng, kỷ luật; 01 Phó giám đốc phụ trách về tín dụng, thẩm định, kiểm tra nội bộ; 01 Phó giám đốc phụ trách các cơng việc: Hội sở giao dịch, Hành chính quản trị; 01 Phó giám đốc phụ trách cơng việc: Kế tốn ngân quỹ, Điện tốn, Kinh doanh ngoại hối, Xây dựng cơ bản; 01 Phó giám đốc phụ trách công việc nguồn vốn, Kế hoạch tổng hợp, thống kê dự báo, Dịch vụ&Marketing và điều hành hoạt động ở Hội sở.

- Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của chi nhánh

Chịu sự quản lý trực tiếp tồn diện của Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Tuân thủ các chính sách, chế độ của ngành và quy định của pháp luật có liên quan đến hoạt động kinh doanh ngân hàng; đảm bảo nguyên tắc tập trung, thống nhất trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp; đồng thời kết hợp việc phân cấp, ủy quyền, khuyến khích tính năng động, sáng tạo và chủ động của các Chi nhánh trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp.

Cùng với các đơn vị trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp tạo thành một bộ hệ thống đồng bộ, thống nhất trong tổ chức và hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng.

2.1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ.

- Chức năng của NHNo tỉnh Nghệ An

Trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo phân cấp của Ngân hàng Nông nghiệp.

Tổ chức điều hành kinh doanh, kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo ủy quyền của Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc.

Thực hiện nhiệm vụ khác của Hội đồng quản trị, hoặc Tổng giám đốc giao. - Nhiệm vụ của NHNo tỉnh Nghệ An

Khai thác và nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và tổ chức tín dụng khác trong nước và nước ngồi dưới các hình thức tiền gửi khơng kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ;

Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngồi nước theo quy định của Ngân hàng Nơng nghiệp;

Tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, ủy thác của Chính phủ, chính quyền địa phương và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của Ngân hàng Nơng nghiệp;

Vay vốn các tổ chức tài chính, tín dụng hoạt động tại Việt Nam và tổ chức tín dụng nước ngoài khi Tổng giám đốc cho phép bằng văn bản;

Một phần của tài liệu 067 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH NGHỆ AN,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w