3.3 .MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3.3.2. Kiến nghị với Ngânhàng Nhà nước
- Nâng cao chất lượng công tác thông tin phòng ngừa rủi ro. Các thơng tin phải được cập nhật và có độ chính xác cao đặc biệt là tình hình vay vốn tại các Ngân hàng, tình hình tài chính, các khoản nợ ngân sách, nợ lương của doanh nghiệp. Ngồi ra, các thơng tin về tình hình kinh tế thế giới, xu thế thị trường quốc tế, trong nước của các loại hàng hóa cũng là nội dung quan trọng để các NHTM tham khảo khi quyết định đầu tư.
- Nền kinh tế Việt Nam là kinh tế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước theo định hướng XHCN. Hoạt động kinh doanh của ngành Ngân hàng có nhạy cảm cao và tác động nhanh chóng đến tồn bộ nền kinh tế quốc dân. Mặc dù trong kinh tế thị trường, cạnh tranh là động lực phát triển; tuy nhiên, NHNN Việt Nam nên quản lý các NHTM tránh sự cạnh tranh không lành mạnh dễ dẫn đến hậu quả nặng nề cho toàn bộ nền kinh tế, xã hội.
- NHNN nên tăng cường quản lý Nhà nước về mặt tổ chức. Việc cấp giấy phép cho ra đời nhiều Ngân hàng và quỹ tín dụng là một thực tế đòi hỏi của nền kinh tế; tuy nhiên, nếu khơng quản lý tốt thì sẽ dẫn đến sự đỗ vỡ của một số Ngân
hàng và quỹ tín dụng, hậu quả năng nề sẽ gây tác động xấu đến nền kinh tế như đã từng xảy ra vào năm 1987, 1988.
- Hỗ trợ các Ngân hàng thương mại trong việc xử lý nợ: Ngoài việc chỉ đạo thi hành các quy chế, thể lệ của các NHTM, NHNN cần phải tích cực giám sát để nắm được tình hình hoạt động kinh doanh của các NHTM để có biện pháp hỗ trợ kịp thời, đặc biệt là trong việc xử lý các tài sản thế chấp, các khoản nợ tồn đọng.