Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ củaNgân hàng Nông nghiệp và Phát

Một phần của tài liệu 067 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH NGHỆ AN,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 52 - 57)

4 .Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.4. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ củaNgân hàng Nông nghiệp và Phát

Nông

thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Nghệ An

Tiền thân của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (NHNo&PTNT) là Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập năm 1988, theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, với chức năng chính là hoạt động trong lĩnh vực nơng nghiệp, nông thôn. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Nghệ An là Chi nhánh của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam cũng được thành lập từ lúc đó.

Với mạng lưới hoạt động bao gồm một văn phòng ngân hàng tỉnh, 21 chi nhánh trực thuộc, 69 điểm giao dịch trải rộng trên toàn tỉnh, phục vụ thị trường chính nơng nghiệp, nơng thơn và nơng dân, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Nghệ An giữ vững vai trò chủ đạo, chủ lực trong cung cấp tín dụng và dịch vụ ngân hàng trên thị trường tài chính nơng thơn.. .Nét nổi bật trong hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Nghệ An là vốn cho vay đã phủ sóng đến tất cả các vùng, miền trên địa bàn tỉnh Nghệ An, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Những thành quả trên đã được Đảng, Nhà nước đánh giá ghi nhận và tặng thưởng những danh hiệu cao quý như: Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhì, hạng Ba; Thủ tướng Chính phủ tặng cờ thi đua, Bằng khen và nhiều Bằng khen, cờ thi đua của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, UBND tỉnh và các bộ, ngành trung ương; cúp vàng “Doanh nghiệp Hội nhập và Phát triển” năm 2010...Ngồi ra có 5 chi nhánh Ngân hàng huyện được tặng thưởng huân chương lao động hạng ba, 12 tập thể được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen, 7 cá nhân được tặng thưởng Huân chương lao động hạng Ba và 10 cá nhân được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen vv...

2.1.4. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nông nghiệp

Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Nghệ An.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Nghệ An gồm Hội sở tỉnh, 21 chi nhánh huyện, thị xã, thành phố, 47 Phòng giao dịch trải rộng khắp địa bàn tồn tỉnh. Mơ hình hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Nghệ An được tổ chức và hoạt động theo quyết định số 88 của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và hiện nay là quyết định số 1377/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 24/12/2007 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

Cùng với các chi nhánh Ngân hàng loại 3, tại Hội sở cịn có các phịng ban, bộ phận giúp việc trong chỉ đạo điều hành các mặt nghiệp vụ trong toàn tỉnh và thực hiện nhiệm vụ do Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam giao cho.

Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Nghệ An hoạt động đầy đủ trên các lĩnh vực hoạt động kinh doanh tiền tệ, dịch vụ ngân hàng, làm đại lý phục vụ các hoạt động phi ngân hàng, các dự án, bảo lãnh thanh tốn...theo luật các tổ chức tín dụng với mục tiêu giữ vững, phát huy vai trò chi nhánh ngân hàng thương mại Nhà nước hàng đầu, giữ vai trò chủ đạo, chủ lực trong đầu tư tín dụng và dịch vụ ngân hàng trên thị trường tài chính nơng thơn đồng thời chú trọng trị trường đơ thị, luôn mãi là người bạn đồng hành, chung thủy và tin cậy của hàng vạn hộ sản xuất kinh doanh và doanh nghiệp.

2.1.4.1. Cơ cấu tổ chức.

- Cơ cấu tổ chức

Ban lãnh đạo chi nhánh gồm có: 01 Giám đốc và 04 Phó giám đốc; Giám đốc, phụ trách chung và trực tiếp các công việc: Chiến lược kinh doanh, Tổ chức cán bộ, Lao động tiền lương, Đào tạo, Thi đua, khen thưởng, kỷ luật; 01 Phó giám đốc phụ trách về tín dụng, thẩm định, kiểm tra nội bộ; 01 Phó giám đốc phụ trách các cơng việc: Hội sở giao dịch, Hành chính quản trị; 01 Phó giám đốc phụ trách cơng việc: Kế tốn ngân quỹ, Điện tốn, Kinh doanh ngoại hối, Xây dựng cơ bản; 01 Phó giám đốc phụ trách công việc nguồn vốn, Kế hoạch tổng hợp, thống kê dự báo, Dịch vụ&Marketing và điều hành hoạt động ở Hội sở.

- Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của chi nhánh

Chịu sự quản lý trực tiếp tồn diện của Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Tuân thủ các chính sách, chế độ của ngành và quy định của pháp luật có liên quan đến hoạt động kinh doanh ngân hàng; đảm bảo nguyên tắc tập trung, thống nhất trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp; đồng thời kết hợp việc phân cấp, ủy quyền, khuyến khích tính năng động, sáng tạo và chủ động của các Chi nhánh trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp.

Cùng với các đơn vị trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp tạo thành một bộ hệ thống đồng bộ, thống nhất trong tổ chức và hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng.

2.1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ.

- Chức năng của NHNo tỉnh Nghệ An

Trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo phân cấp của Ngân hàng Nông nghiệp.

Tổ chức điều hành kinh doanh, kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo ủy quyền của Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc.

Thực hiện nhiệm vụ khác của Hội đồng quản trị, hoặc Tổng giám đốc giao. - Nhiệm vụ của NHNo tỉnh Nghệ An

Khai thác và nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và tổ chức tín dụng khác trong nước và nước ngồi dưới các hình thức tiền gửi khơng kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ;

Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngồi nước theo quy định của Ngân hàng Nơng nghiệp;

Tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, ủy thác của Chính phủ, chính quyền địa phương và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của Ngân hàng Nơng nghiệp;

Vay vốn các tổ chức tài chính, tín dụng hoạt động tại Việt Nam và tổ chức tín dụng nước ngoài khi Tổng giám đốc cho phép bằng văn bản;

Các hình thức huy động vốn khác theo quy đinh của Ngân hàng Nông nghiệp;

Việc huy động vốn có thể bằng vàng và các cơng cụ khác theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp.

+ Cho vay

Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn và các loại cho vay khác theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp.

+ Kinh doanh ngoại hối

Huy động vốn và cho vay, mua, bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế, bảo lãnh, tái bảo lãnh, chiết khấu, tái chiết khấu bộ chứng từ và các dịch vụ khác về ngoại hối theo chính sách quản lý ngoại hối của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và của Ngân hàng Nông nghiệp.

+ Cung ứng các loại dịch vụ thanh toán và ngân quỹ gồm: Cung ứng các phương tiện thanh toán;

Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng; Thực hiện các dịch vụ thu hộ và chi hộ;

Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng;

Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của Ngân hàng Nông nghiệp.

+ Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng khác

Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng bao gồm: thu, phát tiền mặt; mua bán vàng bạc, tiền tệ; máy rút tiền tự động, dịch vụ thẻ; két sắt, nhận bảo quản cất giữ, chiết khấu thương phiếu và các loại giấy tờ có giá khác, thẻ thanh tốn; nhận ủy thác cho vay của các tổ chức tài chính, tín dụng, tổ chức cá nhân trong và ngồi nước; đại lý cho th tài chính, chứng khốn, bảo hiểm...và các dịch vụ ngân hàng khác được Nhà nước và Ngân hàng Nông nghiệp cho phép.

+ Cầm cố, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp.

+ Thực hiện các dịch vụ cầm đồ theo quy định của Pháp luật và của Ngân hàng Nông nghiệp.

+ Thực hiện đồng tài trợ, đầu mối đồng tài trợ cấp tín dụng theo quy định và thực hiện

các nghiệp vụ tài trợ thương mại khác theo quy định của của Ngân hàng Nông nghiệp.

+ Bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh chất lượng sản phẩm, bảo lãnh hồn thanh tốn, bảo lãnh đối ứng và các hình thức bảo lãnh khác cho các tổ chức, cá nhân trong nước theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp.

+ Tư vấn tài chính, tín dụng cho khách hàng. + Tư vấn khách hàng xây dựng dự án.

+ Cân đối điều hòa vốn kinh doanh đối với các chi nhánh loại 3 phụ thuộc.

+ Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp.

+ Thực hiện kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ việc chấp hành thể lệ, chế độ nghiệp vụ trong phạm vi quản lý theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp.

+ Tổ chức phổ biến, hướng dẫn và triển khai thực hiện các cơ chế, quy chế nghiệp vụ và văn bản pháp luật của Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Nơng

+ Nghiên cứu, phân tích kinh tế liên quan đến hoạt động tiền tệ, tín dụng và đề ra kế hoạch kinh doanh phù hợp với kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phương.

+ Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị lưu trữ các hình ảnh làm tư liệu phục vụ cho việc trực tiếp kinh doanh của chi nhánh cũng như quảng bá thương hiệu của Ngân hàng Nông nghiệp.

+ Quản lý nhà khách, nhà nghỉ và cơ sở đào tạo trên địa bàn do Ngân hàng Nông nghiệp giao.

+ Thực hiện công tác tổ chức, cán bộ, đào tạo, lao động, tiền lương, thi đua, khen thưởng theo phân cấp, ủy quyền của Ngân hàng Nông nghiệp.

+ Chấp hành đầy đủ các báo cáo, thống kê theo chế độ quy định và theo yêu cầu đột xuất của Tổng giám đốc.

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hội đồng Thành viên, Tổng giám đốc giao.

Ngồi ra cịn thực hiện những nhiệm vụ khác theo yêu cầu phát triển kinh tế của UBND tỉnh Nghệ An; Ngân hàng Nhà nước tỉnh Nghệ An về chính sách tiền tệ và những yêu cầu nhiệm vụ chung trên địa bàn tỉnh.

Một phần của tài liệu 067 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH NGHỆ AN,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w