Thực trạng phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngânhàng Nông nghiệp và Phát

Một phần của tài liệu 067 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH NGHỆ AN,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 84)

1. Lý do nghiên cứu đề tài

2.2.3. Thực trạng phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngânhàng Nông nghiệp và Phát

Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Nghệ An

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Nghệ An đã thay đổi cơ chế quản lý, ban hành nội quy lao động và những quy định trong công tác quản lý, trong đó quy định rõ trách nhiệm của cán bộ tín dụng, thực hiện cơ chế khoán tài chính chặt chẽ, tổ chức thu hồi nợ tồn đọng hiệu quả, thiết lập lại trật tự kỷ cương trong công tác tín dụng. Vì vậy, nợ quá hạn giảm, chất lượng tín dụng được nâng cao, các tồn tại trong công tác tín dụng giảm. Cụ thể, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Nghệ An đã thực hiện tốt các giải pháp sau:

- Bám sát khách hàng, tạo điều kiện giúp đỡ khách hàng gặp khó khăn, tư vấn cho khách hàng trong hoạt động kinh doanh.

Bất kỳ một khoản vay nào được phát ra, Ngân hàng luôn quan tâm thực hiện tố khâu kiểm tra, giảm sát vốn vay. Trong quá trình hoạt động, nếu doanh nghiệp gặp khó khăn như việc xâm nhập thị trường, chuyển giao công nghệ, điều hành sản xuất hay bế tắc về các vấn đề thủ tục hành chính, Ngân hàng đã kịp thời tư vấn cho khách hàng tháo gỡ khó khăn tiếp tục sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Ngân hàng luôn quan niệm rủi ro của khách hàng chính là nguồn gốc của RRTD. Vì vậy, để tránh cho khách hàng rơi vào khó khăn thua lỗ, gặp các rủi ro khác không trả được

nợ, Ngân hàng luôn bám sát khách hàng từ khâu thẩm định, cho vay tổ chức sản xuất, kinh doanh tiêu thụ sản phẩm và thu hồi hết nợ vay.

- Trích lập dự phòng rủi ro: Trong đầu tư tín dụng rủi ro xảy ra là điều không thể tránh khỏi. Ngân hàng đặt vấn đề là cần phải có một quỹ dự phòng để đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của mình khỏi rơi vào tình thế khó khăn khi rủi ro xảy ra. Từ khi có quyết định số 493 của NHNN Việt Nam, nay thay thế quyết định số 493 là thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 và thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Nghệ An đã nghiêm túc thực hiện việc phân loại nợ trích lập dự phòng một cách đầy đủ. Trong đó, hàng quý phân loại nợ thành năm nhóm: Nhóm 1 nợ đủ tiêu chuẩn, nhóm này không pải trích rủi ro định lượng; nhóm 2 nợ cần chú ý được trích lập 5%; nhóm 3 nợ dưới tiêu chuẩn được trích lập 20%, nhóm 4 nợ nghi ngờ được trích lập 50%, nhóm 5 nợ có khả năng mất vốn trích lập dự phòng 100%. Ngoài ra, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Nghệ An còn trích theo phương pháp đính tính hằng quý để xử lý các khoản rủi ro có thể xẩy ra trong tương lai.

Thực hiện phương pháp trích lập trên, hàng năm Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Nghệ An đã hạch toán vào chi phí các khoản trích lập rủi ro. Cụ thể năm 2009 là 58 tỷ đồng, năm 2010 trích 33 tỷ, năm 2011 trích 40 tỷ đồng, năm 2012 trích 38 tỷ đồng,năm 2013 trích 34 tỷ đồng. Bản chất của việc trích lập dự quỹ dự phòng trên là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Nghệ An tự bảo hiểm cho hoạt động kinh doanh của mình, tránh mất cân đối thu, chi khi các khoản đầu tư tín dụng bị

rủi ro

không thu hồi được.

- Chú trọng đánh giá, lựa chọn khách hàng: Ngân hàng không chỉ chú trọng đến chiến lược khách hàng mà trong từng đối tượng khách hàng Ngân hàng đã lựa chọn các ngành nghề đầu tư. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Nghệ An đã thực hiện khâu lựa chọn khách hàng, đối tượng cho vay một cách hết sức kỹ lưỡng, từ chối những khách hàng không đủ điều kiện

vay như khả nhưng tài chính không đảm bảo, dự án thiếu tính khả thi, bản thân khách hàng tư cách đạo đức kém, khách hàng tham gia các tệ nạn xã hội.

Để thực tốt nội dung trên, trong thời gian qua Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Nghệ An tập trung thực hiện tốt một số nội dung như: Xem xét khả năng điều hành và quản lý kinh doanh của khách hàng, phân tích tình hình tài chính, đánh giá khả năng tài trợ, nghiên cứu tính pháp lý của các hợp đồng kinh tế hoặc tài sản bảo đảm tiền vay, xem xét nhân thân, phẩm chất đạo đức khách hàng. Do đó tỷ lệ RRTD của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Nghệ An chiếm một tỷ lệ thấp.

Một số biện pháp khác: Bên cạnh các biện pháp trên, Ngân hàng còn áp dụng nhiều biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro hiệu quả hơn. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Nghệ An đã thường xuyên tăng cường cán bộ có năng lực chuyên môn cao bổ sung cho phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ, nâng cao chất lượng hoạt động của cán bộ kiểm soát nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các việc làm sai quy trình, chấn chỉnh hoạt động tín dụng đi vào trật tự, kỷ cương, nề nếp, hạn chế RRTD. Phối hợp, kết hợp tốt với các tổ trưởng vay vốn để họ là cánh tay vươn dài cho Ngân hàng trong việc thẩm định ban đầu, giúp Ngân hàng loại trừ các khách hàng không đủ điều kiện vay hoặc tiềm ẩn rủi ro. Đối với khách hàng có điều hiện nhưng chây ì không chịu trả nợ, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Nghệ An đã phối hợp với chính quyền địa phương (xóm, xã, phường, thị trấn) và các cơ quan pháp luật thực hiện cưỡng chế, phát mại tài sản thế chấp thu hồi nợ.

2.2.3.1. Công tác xử lý rủi ro tín dụng

Khi có nợ xấu, nợ đã xử lý theo dõi ngoại bảng phát sinh, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Nghệ An căn cứ vào khả năng thu hồi để phân chia các khoản nợ này thành nợ có khả năng thu hồi và nợ không có khả năng thu hồi để tìm biện pháp xử lý thích hợp.

- Đối với nợ có khả năng thu hồi: Ngân hàng thường xuyên chỉ đạo cán bộ tín dụng bám sát người vay tìm hiểu nguyên nhân, kịp thời cùng khách hàng tháo gỡ

khó khăn. Neu nợ do nguyên nhân bên mua chậm thanh toán có thể cho gia hạn nợ hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ cho khách hàng. Neu do nguyên nhân sản phẩm ứ đọng khó tiêu thụ thì tư vấn cho khách hảng hạ giá bán hoặc thực hiện các biện pháp khuyến mại, tiếp thị tìm thị trường tiêu thụ, đồng thời đề xuất khách hàng thay đổi mẫu mã, chủng loại, giảm giá thành sản phẩm để tiêu thụ hàng hóa đồng thời khôi phục tiếp tục sản xuất. nếu do thiên tai, mất mùa hoặc rủi ro bất khả kháng khách hàng có nhu cầu tiếp tục xin vay phục hồi sản xuất, kinh doanh, nếu dự án khả thi thì Ngân hàng tiếp tục đầu tư giúp cho khách hàng tạo nguồn thu để trả nợ. Nếu do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích thì Ngân hàng kiên quyết tìm ngay các giải pháp thu hồi.

- Đối với những món nợ không có khả năng thu hồi: Tiến hành xử lý tài sản thế chấp, hầu hết các tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, việc xử lý các tài sản này hết sức khó khăn vì liên quan đến nhiều cơ quan và các loại văn bản quy định. Đặc biệt liên quan đến xã hội, phong tục tập quán, tình cảm, sau khi bán nhà cửa khách hàng sẽ sống ở đâu? Vì vậy ngoài sử dụng các công cụ pháp luật, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Nghệ An còn phải làm tốt công tác vận động khách tự nguyện bán tài sản trả nợ cho Ngân hàng.

Các món nợ khó có khả năng thu hồi, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Nghệ An đã gửi hồ sơ sang cơ quan pháp luật đề nghị thu hồi như tòa án, đồng thời phối hợp với các ngành, các cấp có thẩm quyền để thu hồi triệt để các khách hàng còn tài sản. Trực tiếp đề nghị các cấp chính quyền, các cơ quan trừ một phần các khoản thu nhập hợp pháp của khách hàng để thu hồi nợ.

- Biện pháp đối với cán bộ liên quan: Căn cứ vào nội quy lao động, quy chế của cơ quan của Ngành để xử lý các cán bộ tín dụng có sai phạm liên quan đến công tác cho vay như: Cán bộ tín dụng phải nghỉ là việc chuyên đi thu hồi nợ khi nợ quá hạn trên 3 %. Không nâng lương cho cán bộ có vi phạm. Giao và quyết toán khoán triệt để đến cán bộ đối với từng khoản vay quá hạn, nợ xấu. Làm tốt nội dung trên

chính là nâng cao quyền lợi và nghĩa vụ của cá nhân đối với các khoản nợ quá hạn có nguy cơ mất vốn, để họ chủ động tích cực tìm mọi biện pháp thu hồi giảm thấp nợ quá hạn.

- Thành lập các ban chỉ đạo thu hồi nợ: Để thực hiện tốt việc thu hồi nợ quá hạn, khó đòi, NHNo&PTNT tỉnh đề xuất NHNN tỉnh tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành chỉ thị về việc tập trung thu hồi nợ quá hạn Ngân hàng. Từ chỉ thị của tỉnh, các huyện đã thành lập ban chỉ đạo thu hồi nợ khó đòi, các thành phần tham gia bao gồm các cấp các ngành hữu quan, chính quyền địa phương... ban chỉ đạo này đã giúp Ngân hàng thu hồi nợ quá hạn rất hiệu quả, đặc biệt là tại Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Nam Đàn và chi nhánh NHNo&PTNT huyện Hưng Nguyên, chi nhánh NHNo&PTNT thị xã Cửa Lò trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Nghệ An . Ngoài ra, tại các Ngân hàng huyện thị xã đã thành lập tổ thu hồi nợ gồm Giám đốc làm trưởng ban, thành viên là phó Giám đốc phụ trách tín dụng, trưởng phòng tín dụng và các cán bộ tín dụng. Tổ này có nhiệm vụ thu hồi các khoản nợ quá hạn khó đòi, các tổ thu hồi nợ hoạt động khá hiệu quả, tiêu biểu như tổ thu nợ của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Hưng Nguyên sau 2 năm hoạt động đã thu hồi trên 5 tỷ đồng

nợ quá hạn

khó đòi.

2.2.3.2. Giải pháp bổ trợ khác

- Thường xuyên quan hệ tốt với cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp và các cơ quan hữu quan để tranh thủ sự ủng hộ của họ trong quá trình cho vay, kiểm tra giám sát vốn vay cũng như thu hồi nợ quá hạn, nợ đọng.

- Điều hành hoạt động kinh doanh theo đúng quy chế: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Nghệ An đã ban hành nội quy lao động và những quy định trong công tác quản lý. Trong đó quy định rõ trách nhiệm của cán bộ, quy trình cho vay, thu nợ, quản lý nợ và xử lý các trường hợp vi phạm. Điều hành hoạt động kinh doanh một nghiêm túc và bài bản, chấp hành đúng nội quy lao động sẽ giảm được RRTD.

- Công tác tổ chức cán bộ: Tuyển dụng những cán bộ có đủ tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức để bổ sung cho đội ngũ cán bộ tín dụng. Định kỳ và thường xuyên tổ chức học tập không ngừng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, nhất là trình độ lập và thẩm định dự án, trình độ am hiểu về các định mức kinh tế kỹ thuật của các ngành để cán bộ có đủ khả năng đánh giá chính xác tính khả thi của dự án.

Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Nghệ An được tiến hành trên nhiều lĩnh vực. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh cũng xẩy ra trên nhiều lĩnh vực, hay nói cách khác các hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Nghệ An đều chứa đựng rủi ro theo từng mức độ khác nhau. Tuy nhiên, qua nghiên cứu tình hình tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Nghệ An mức độ rủi ro là tương đối thấp so với quy định và xẩy ra chủ yếu trong lĩnh vực cho vay là chính, nợ quá hạn thường xuyên phát sinh, đặc biệt đối với khách hàng là doanh nghiệp

2.3. ĐÁNH GIÁ VỀ PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI

NHÁNH TỈNH NGHỆ AN 2.3.1. Ket quả đạt được

Nhờ làm tốt công tác phòng ngừa và xử lý rủi ro, trong thời gian qua hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Nghệ An đã đạt được kết quả khá toàn diện:

Thứ nhất: Quy trình tín dụng được chấp hành nghiêm túc. Trật tự kỷ cương trong công tác tín dụng được thiết lập. Môi trường kinh doanh tín dụng ngày càng ổn định, góp phần giảm RRTD.

Thứ hai: Dư nợ tăng trưởng cao nợ quá hạn, nợ xấu dưới mức cho phép.

Thứ ba: Chất lượng tín dụng được nâng cao. Công tác đầu tư tín dụng ngày càng được xã hội hóa cho nên tranh thủ được sự giúp đỡ cộng đồng trong việc thẩm định, cho vay và xử lý các tồn tại trong công tác tín dụng, góp phần giảm RRTD.

2.3.2. Tồn tại và nguyên nhân

Mặc dù đã có nhiều cố gắng đạt được một số thành tích nhất định trong công tác phòng ngừa và xử lý rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, công tác phòng ngừa và xử lý rủi ro của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Nghệ An trong thời gian qua còn bộc lộ một số tồn tại và nguyên nhân cơ bản sau:

Tồn tại:

- Mặc dù nợ quá hạn thấp dưới mức cho phép nhưng nhìn vào nợ đã cử lý rủi ro theo dõi ngoại bảng thì thực chất RRTD của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Nghệ An vẫn còn ở mức cao.

- Số nợ hạch toán ra ngoại bảng hằng năm vẫn còn lớn. Năm 2009 là 58 tỷ đồng, năm 2010 là 33 tỷ đồng và năm 2011là 40 tỷ đồng, năm 2012 là 38tỷ đồng, năm 2012 là 34tỷ đồng. Có nhiều món nợ đưa ra theo dõi ngoại bảng với số dư lớn chứng tỏ thực chất RRTD vẫn còn tồn tại và tiềm ẩn trong dư nợ cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Nghệ An .

- Đội ngũ cán bộ tín dụng có nhiệt tình, tâm huyết với ngành. Tuy nhiên, một số cán bộ tuổi đời cao lại không được đào tạo bài bản. Một số cán bộ trình độ chuyên môn hạn chế, đặc biệt là trình độ vi tính, kiến thức pháp luật, kiến thức ngoại ngành, kiến thức về thị trường, kỹ năng đọc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.

Nguyên nhân

Hạn chế về trình độ đã làm cho một bộ phận không nhỏ cán bộ tín dụng vô tình vi phạm quy chế. Thẩm định không đúng khả năng tài chính, tính pháp lý đúng đắn của bộ hồ sơ cho vay, tài sản thế chấp, tư cách khách hàng vay, dự đoán xu hướng vận động của thị trường để tư vấn và quyết định cho vay sai dẫn đến RRTD.

Một số cán bộ thiếu nghiêm túc, cẩn trọng trong công tác thẩm định, cho vay cho nên đã bị khách hàng đánh lừa ngay từ khi lập hồ sơ cho đến khi vay và sử dụng vốn vay. Hoặc vì do chủ quan đã không phát hiện được những sai sót trong

quá trình cho vay dẫn đến hậu quả. Một số ít cán bộ mặc dù có khả năng chuyên

Một phần của tài liệu 067 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH NGHỆ AN,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w