4 .Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.2. THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN
NHÁNH TỈNH NGHỆ AN
2.2.1. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triểnNông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Nghệ An Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Nghệ An
Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Nghệ An chủ yếu là thông qua công tác tín dụng, tất yếu rủi ro trong kinh doanh cũng cơ bản xuất phát từ hoạt động tín dụng.
Để đánh giá đúng thực trạng chất lượng tín dụng theo thông lệ quốc tế, ngân hàng nhà nước việt nam ban hành thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 và thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014 của Thống đốc NHNN quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng, cụ thể các khoản nợ được phân loại như sau:
* Phân loại nợ theo nhóm nợ
Bảng 2.6: Phân loại nợ theo nhóm
^^3 Tỷ lệ (%) 2.3 9
2.9 8
5^28^ 85 4,99
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Agribank chi nhánh tỉnh Nghệ An năm 2009, 2010, 2011, 2012, 2013)
Nhìn vào bảng 2.6 cho thấy: đến thời điểm 31/12/2013, nợ nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) có số dư 10.427 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 95,01 %; nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý) có số dư 495 tỷ đồng chiếm 4,51%; nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) có số dư 17 tỷ đồng chiếm 0,15%; nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) có số dư 11 tỷ đồng chiếm 0,1 %, nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) có số dư 25 tỷ chiếm 0,23%. bảng phân loại nợ đến cuối năm 2013 có biến động tăng lên so với năm 2012 và năm 2011, tỷ trọng nợ trong các nhóm là hoàn toàn hợp lý. Từ số liệu trên có thể đánh giá chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Nghệ An trong 5 năm qua là tương đối tốt. tuy nhiên để đánh giá rủi ro trong hoạt động tín dụng cần phải quan sát thêm các chỉ tiêu khác.
* Thực trạng nợ quá hạn
Bảng 2.7: Nợ quá hạn
(%) (%) (%) (%) (%) ɪ Tổng nợ khó đòi 2 8 100 3 3 0 10 50 100 42 100 53 100 "2 ~ Doanh nghiệp T Ĩ T 4 1 2^ T 1 6^ 18^ 4 3 24 45^ 3 Cá thể, hộ 2 5 89 29 88 42 84 24 57 29 55
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Agribank chi nhánh tỉnh Nghệ An các năm 2009, 2010, 2011, 2012, 2013)
Căn cứ vào bảng số liệu 2.7 trong 4 năm 2009 - 2012, nợ quá hạn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Nghệ An ngày càng tăng. Năm 2009 là 112 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 2,39%; năm 2010 là 173 tỷ đồng, chiếm 2,98%; năm 2011 là 354 tỷ, chiếm 5,28 %;năm 2012 là 726 tỷ, chiếm 8,5 %. tuy nhiên đến năm 2013 nợ quá hạn có xu hướng giảmxuống, nguyên nhân
là do quy mô tín dụng tăng lên, dẫn đến nợ quá hạn có xu hướng tăng theo, mặt khác theo tiêu chí phân loại nợ Ngân hàng theo chỉ tiêu đáng giá nợ theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ do đó tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ vẫn đảm bảo. Mặc dù tổng dư nợ hàng năm tăng trưởng với mức độ cao song nợ quá hạn vẫn ổn định và đảm bảo tỷ lệ theo quy định chứng tỏ chất lượng tín dụng trong 5 năm gần đây của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Nghệ An ngày càng cao.Tuy nhiên, do phương pháp hạch toán kế toán, để nghiên cứu chính xác chất lượng tín dụng cần phải đi sâu phân tích nợ quá hạn thuộc nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5 (nợ xấu).
* Thực trạng nợ khó đòi (nợ xấu): Theo phương pháp phân loại chất lượng tín dụng của ngân hàng nhà nước việt nam thì các khoản nợ được phân vào nhóm 3, 4, 5 được gọi là nợ xấu hoặc nợ khó đòi. Đến 31/12/2013 nợ khó đòi của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Nghệ An là53 tỷ đồng, tăng 11 tỷ so với năm 2012 chiếm tỷ lệ 0,48 % trong tổng dư nợ và chiếm 9,67 % tổng nợ quá hạn. Đây là một tỷ lệ thấp sơ với bình quân chung của các NHTM hiện nay. Trong đó:
+ Thực trạng nợ khó đòi phân theo thành phần kinh tế: Những năm qua Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Nghệ An dư nợ chủ yếu vẫn tập trung vào đối tượng khách hàng là hộ kinh doanh cá thể, hộ nông dân, khách hàng là doanh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp lớn cũng được chú trọng, tuy nhiên khối lượng cũng chưa thật sự lớn. Do vậy, nợ quá hạn khó đỏi cũng tập trung chủ yếu vào đối tượng là cá thể hộ gia đình.
Bảng 2.8: Phân loại nợ khó đòi theo thành phần kinh tế
g (%) g (%) (%) g (%) (%) 1 Tổng nợ khó đòi 2 8 100 33 100 50 100 42 100 53 100 2 Nông 1 0" 6" 3 2"1 6" 3 8"1 36" 4"1 33 6"1 0^ 3 3 Xây dựng 2 " 7 T 9" 5 " 1õ" 5 " 1 2~ 1 õ" 1 9^ 4 Công 4 " Ĩ 4 4 " 1 2" 6 12" 5 " 1 2" 7 1 3^ 5Dịch vụ Ĩ T 9 3 3^1 9^ 3 9"1 3δ" 6"1 8" 3 8 1 4^ 3 6 Ngành khác 1 4 1 4 2 4 2 5 2 4
(Nguồn: Báo cáo nợ xấu phân theo thành phần kinh tế các năm 2009, 2010, 2011, 2012, 2013 củaAgribank chi nhánh tỉnh Nghệ An).
Theo số liệu bảng 2.8 cho thấy: Nợ xấu phân theo thành phần kinh tế có xu hướng giảm đều trong 3 năm 2011 - 2013. Trong đó nợ xấu cho vay Cá thể, hộ giảm qua các năm thể hiện tỷ trọng nợ khó đòi giảm dần. Từ 2009 - 2013, nợ xấu thành phần doanh nghiệp có xu hướng tăng lên qua các năm thể hiện kinh tế khó khăn các doanh nghiệp khó khăn trong sản xuất kinh doanh nên phát sinh nợ xấu nhiều. Tổng nợ xấu của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Nghệ An của các thành phần kinh tế phù hợp quy mô dư nợ của
các thành phần này, điều đó chứng tỏ chất lượng tín dụng của các thành phần kinh tế đều tốt.
* Thực trạng nợ khó đòi (nợ xấu) phân theo ngành kinh tế
Số liệu bảng 2.9 cho thấy nợ xấu của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Nghệ An được phân bổ cho các ngành kinh tế tương đối đồng đều: Ngành nông nghiệp 30 %, ngành xây dựng chiếm 19 %, Công nghiệp chiếm 13%, ngành dịch vụ chiếm 34%, ngành khác chiếm 4 %.
Tỷ lệ nợ xấu phân theo ngành kinh tế hoàn toàn phù hợp với quy mô dư nợ của các ngành, chứng tỏ chất lượng tín dụng của các ngành là tương đối đồng đều, rủi ro được rải đều trong cho vay các ngành kinh tế mà không tập trung vào một ngành nào. Dư nợ tín dụng chủ yếu vẫn tập trung vào ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, tỷ lệ nợ xấu luôn hợp lý mức dư nợ.
Bảng 2.9: Phân loại nợ khó đòi theo ngành kinh tế
8^ 4 5^ 2
3 Nợ đã xử lý rủi ro chưa thu hồi 5^ 8 4^ 8 89 5 8 82
(Nguồn: Báo cáo nợ xấu của Agribank chi nhánh tỉnh Nghệ An theo ngành kinh tế các năm 2009, 2010, 2011, 2012, 2013)
- Khả năng thu hồi các khoản nợ xấu: Theo đánh giá, phân tích khả năng thu hồi các khoản nợ xấu của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam - chi nhánh tỉnh Nghệ An như sau: Trong tổng só 53 tỷ nợ xấu đến 31/12/2013 có 50 tỷ có khả năng thu hồi được, chiếm 95%. Số không có khả năng thu hồi là 3 tỷ chiếm 5%. Số liệu trên cho thấy khả năng thu hồi nợ xấu của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Nghệ An là rất cao, tỷ lệ vốn thất thoát ít, chứng tỏ chất lượng tín dụng tại thời điểm cuối 2013 cao.
Bảng 2.10: Nợ đã xử lý rủi ro theo dõi ngoại bảng
ngoại bảng là một căn cứ hết sức quan trọng và khách quan.
Nhìn vào bảng 2.10 cho thấy: Năm 2009 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Nghệ An xử lý rủi ro 58 tỷ đồng. Năm 2010 nợ xử lý rủi 33 tỷ đồng. Năm 2011 số nợ được xử lý là 40 tỷ đồng . Năm 2012 xử lý rủi ro 38 tỷ đồng, năm 2013 là 34 tỷ đồng. Số xử lý ngày giảm dân.
Cùng với việc xử lý rủi ro, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Nghệ An đã thực hiện tốt việc thu hồi nợ ngoại bảng. Năm 2009 thu được 78 tỷ, năm 2010 thu 34 tỷ và năm 2011 thu hồi 35 tỷ, năm 2012 thu hồi được 42 tỷ đồng, năm 2013 là 37 tỷ đồng.
Trong 5 năm gần đây, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Nghệ An đã xử lý rủi ro đưa ra theo dõi ngoại bảng 203 tỷ đồng nhưng đã tổ chức thu hồi được 226 tỷ đồng đạt tỷ lệ 111 %. Việc thu hồi nợ đã cử lý rủi ro đạt tỷ lệ cao càng chứng tỏ chất lượng tín dụng của Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Nghệ An trong 5 năm gần đây ngày càng cao, tỷ lệ vốn thất thoát vốn rất thấp. Việc hạch toán nợ ra ngoại bảng chỉ chỉ là biện pháp tạm thời, không có hiện tượng mất vốn.
2.2.2. Phân tích nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Nghệ An.
* Nguyên nhân từ phía khách hàng: Do đầu tư không đúng hướng: Một số khách hàng, do sự đoán thị trường tương lai không chính xác nên xác định sản phẩm đầu tư không đúng, khi đưa vào sản suất sản phẩm không tiêu thụ được. Hoặc dự án được đầu tư theo phong trào không tính toán kỹ hiệu quả kinh tế. Các dự án đầu tư trong các trường hợp trên hầu hết không thu được nợ hoặc chỉ thu được một phần không đáng kể.
Như khách hàng Vũ Thị Minh vay 1.200 triệu đồng của NHNo&PTNT tỉnh Nghệ An Kinh doanh vật liệu xây dựng tại địa bàn thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An. Do thiếu hiểu biết kinh doanh, cho nên phương án kinh doanh không phát huy hiệu quả, khách hàng mất khả năng thanh toán nợ Ngân hàng.
- Do kinh doanh thua lỗ phá sản: Đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Nghệ An trong thời gian qua. Nguyên nhân này bắt nguồn từ việc khách hàng chọn kinh doanh những mặt hàng ít có nhu cầu, sức cạnh tranh thấp. Hơn nữa trong quá trình điều hành sản xuất, kinh doanh tỏ ra yếu kém về năng lực quản lý, chưa hiểu hết thị trường nơi kinh doanh, trình độ công nghệ kỹ thuật lạc hậu dẫn đến năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm kém, giá thành cao không đáp ứng yêu cầu người tiêu thụ, không đủ sức cạnh tranh với hàng nhập ngoại vừa phong phú về mẫu mã, chủng loại, giá cả hợp lý với chất lượng cao.
- Do công nợ chưa thu hồi được: RRTD do nguyên nhân này cũng khá lớn trong tổng số rủi ro của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Nghệ An . Đây chính là hiện tượng nợ nần dây dưa, chiếm dụng vốn lẫn nhau đang diễn ra khá phổ biến trong nền kinh tế thị trường gây khó khăn cho việc trả nợ Ngân hàng.
Điển hình cho nguyên nhân trên là các doanh nghiệp nhận thầu xây dựng cơ bản các công trình thuộc nguồn vốn ngân sách địa phương hoặc các công trình phúc lợi do dân đóng góp. Khi công trình hoàn thành đưa vào sử dụng không có nguồn thanh toán dẫn đến nhà thầu không có nguồn trả nợ Ngân hàng.
Ví dụ: Công ty TNHH Trường Tài vay tại NHNo&PTNT tỉnh Nghệ An 1 tỷ đồng để nhận thầu xây dựng hội trường UBND phường Quỳnh Xuân, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An . Hội trường UBND phường Quỳnh Xuân đã xây dựng xong đưa vào sử dụng trên 2 năm nhưng không có nguồn thanh toán, khách hàng không trả được nơ cho Ngân hàng, dẫn đến nợ quá hạn và nguyên cơ RRTD rất cao.
- Do sử dụng vốn sai mục đích: RRTD do nguyên nhân này cũng diễn ra khá nhiều. Trong thực tế, việc Ngân hàng quản lý vốn vay của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và cá thể là hết sức khó khăn và phức tạp. Bởi việc mua bán hàng hóa thường không được ghi chép, hạch toán kịp thời và chính xác theo chế độ kế toán do Nhà nước quy định. Do hám lợi, khách hàng vay vốn đã không đầu tư vào các dự án vay vốn Ngân hàng mà sử dụng vào các mục đích mang lại lợi nhuận cao hơn nhưng rủi ro lớn, khi thua lỗ đã không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng.
- Do thiên tai dịch bệnh, tai nạn: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Nghệ An đối tượng đầu tư là các loại vật tư, hàng hóa, sản phẩm thuộc lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Chu kỳ sản xuất, kinh doanh dài, chịu ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết, khí hậu, dịch bệnh, do vậy việc rủi ro trong sản xuất kinh doanh của khách là điều không thể tránh khỏi. Do thiên tai, mất mùa làm cho các dự án kinh doanh của khách hàng thua lỗ không có khả năng trả nợ dẫn đến RRTD của Ngân hàng.
Nguyên nhân rủi ro trên xẩy ra thường xuyên, kéo dài trên phạm vi rộng và nhiều khách hàng. Điển hình như đợt rét 2011, 2012 ở các huyện miền núi của tỉnh Nghệ An đã làm cho 250 hộ vay vốn NHNo&PTNT đã bị chết rét trên 7 tỷ đồng và hệ quả là 250 khách hàng đã mất khả năng thanh toán nợ cho Ngân hàng 5,5 tỷ đồng.
- Do tệ nạn xã hội: Khi thẩm định để cho vay, thông thường qua các kênh khác nhau cán bộ tín dụng phát hiện các đối tượng khách hàng có tham gia các tệ nạn xã hội như cờ bạc, số đề, cá độ và đương nhiên những khách hàng trên sẽ không được vay vốn. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà một số khách hàng đó vẫn được vay. Mặt khác tại thời điểm xin vay khách hàng không có biểu hiện tham gia các tệ xã hội nhưng trong quá trình sử dụng vốn vay khách hàng sa vào các tệ nạn trên dẫn đến thua lỗ, phá sản và không có khả năng thanh toán nợ cho Ngân hàng. Thông thường, khi khách hàng tham gia vào các tệ nạn xã hội khi bộc lộ thì gần như toàn bộ khối tài sản của họ đã không còn, Ngân hàng không có điều kiện để xử lý thu hồi nợ.
- Do lừa đảo: Nguyên nhân này thời gian qua thường ít xảy ra trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Nghệ An . Tuy nhiên, vẫn có một số vụ việc như khách hàng cố tình gian lận, giả mạo các loại giấy tờ để che giấu sự yếu kém về năng lực kinh doanh hay lập nhiều bộ hồ sơ, giấy tờ tài sản thế chấp để vay vốn nhiều Ngân hàng, khi kinh doanh thua lỗ không có khả năng thanh toán nợ cho Ngân hàng.
* Nguyên nhân từ phía Ngân hàng: Nguyên nhân từ phía Ngân hàng thường chiếm tỷ lệ thấp trong RRTD, nhưng trên thực tế dù chủ yếu là nguyên nhân từ khách hàng thì RRTD dù ở mức độ nào cũng có phần lỗi của Ngân hàng trong đó. Cụ thể gồm các nguyên nhân sau:
- Máy móc thiết bị lạc hậu: Công nghệ hiện đại đảm bảo cho quá trình thẩm