Quy mô dư nợ cho vay của Agribank Cầu Giấy

Một phần của tài liệu 0424 giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh cầu giấy luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 67)

(Nguồn: BCTC của Agribank Cầu Giấy 2012 - 2014)

Phân theo thời gian thì dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng dư nợ của chi nhánh và ngày càng tăng, năm 2012 là 50,1%/Tổng dư nợ, năm 2013 là 69,0%/Tổng dư nợ và năm 2014 tăng lên 73,3%/Tổng dư nợ. Đây chủ yếu là các khoản vay theo hạn mức tín dụng của doanh nghiệp. Dư nợ trung hạn chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 và có xu hướng giảm dần, năm 2012 chiếm 25,4%, năm 2013 là 23,9% và năm 2014 là 23,0%. Những khoản vay này chủ yếu phục vụ cho các đối tượng cá nhân hộ đình vay vốn phục vụ đời sống và nguồn trả nợ từ lương. Dư nợ dài hạn chiếm tỷ trọng thấp và ngày càng giảm mạnh, dư nợ dài hạn năm 2012 chiếm 24,5%, năm 2013 giảm xuống 7,1% và năm 2014 giảm còn 3,7%. Đây chủ yếu là các khoản vay phục vụ cho nhu cầu đầu tư vào các tài sản cố định, cho vay theo dự án đầu tư của các doanh nghiệp lớn.

56

Biểu đồ 2.7: Tỷ trọng dư nợ phân theo thời hạn của Agribank Cầu Giấy

(Nguồn: BCTC của Agribank Cầu Giấy 2012 - 2014)

Theo thành phần kinh tế thì dư nợ doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất, năm 2012 chiếm 88,1%/Tổng dư nợ, năm 2013 là 87,5% và năm 2014 lên tới 90,8%. Nguyên nhân là do chính sách phát triển của chi nhánh tập trung chủ yếu vào cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ vì đây là thị phần rất lớn tại thành phố Hà Nội. Số lượng khách hàng doanh nghiệp tại Chi nhánh khá ổn định, ln duy trì ở mức trên dưới 300 khách hàng doanh nghiệp.

Biểu đồ 2.8: Tỷ trọng dư nợ theo thành phần kinh tế

Chỉ tiêu 2012 2013 2014

57

về chất lượng tín dụng: Năm 2012 do khó khăn từ mơi trường kinh tế đã tác

động trực tiếp đến các khách hàng vay vốn, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn dẫn tới hàng tồn kho ở mức cao. Khách hàng không thu được tiền bán hàng, một số khách hàng sản xuất kinh doanh yếu kém, thua lỗ dẫn đến

doanh nghiệp chưa trả nợ ngân hàng. Đồng thời lãi suất cho vay cao ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của các doanh nghiệp. Dẫn đến tỷ lệ nợ xấu cao, tại thời điểm 31/12/2012 là 827,7 tỷ đồng, chiếm 31,8%/Tổng dư nợ.

Ngồi ra cơng tác thẩm định, cho vay, giám sát việc sử dụng vốn chưa chặt chẽ; thẩm định, quản lý, giám sát tài sản đảm bảo tiền vay cũng nhiều hạn chế và chưa cương quyết xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ, giảm thiểu nợ xấu cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến phát sinh nợ xấu và tăng cao tại Agribank Cầu Giấy năm 2012.

Tổng nợ xấu tính đến ngày 31/12/2013 đã giảm xuống còn 121 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 5%/Tổng dư nợ. Việc giảm mạnh nợ xấu trong năm 2013 là do trong năm chi nhánh đã bán nợ 448 tỷ đồng cho VAMC và xử lý rủi ro 513 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu giảm nhưng thực chất chất lượng tín dụng chưa được cải thiện và việc thu hồi nợ xử lý rủi ro còn chậm. Đây là điểm mà Agribank chi nhánh Cầu Giấy cần cải thiện trong thời gian tới để nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh.

Năm 2014, Chi nhánh đã thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, xử lý, ngăn ngừa nợ xấu phát sinh, đạt mục tiêu đưa nợ xấu xuống còn 3,2%. Tổng nợ xấu đến ngày 31/12/2014 là 89 tỷ đồng, giảm 32 tỷ đồng so với 31/12/2013. Chi nhánh đã xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ, cho vay bổ sung để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, phục hồi sản xuất kinh doanh. Đồng thời Giám đốc chi nhánh đã chỉ đạo đánh giá lại thực trạng tài sản đảm bảo, hoàn thiện thủ tục, hồ sơ pháp lý để áp dụng các biện pháp xử lý, thu hồi nợ. Tăng cường kiểm tra, đơn đốc thu hồi nợ. Rà sốt, hồn thiện hồ sơ để xử lý rủi ro đối với các khoản nợ xấu đã được trích lập DPRR đủ điều kiện, lựa

58

chọn các khoản nợ phù hợp, đủ điều kiện và thực hiện phương án bán nợ cho VAMC, DATC theo quy định hiện hành.

2.2.5.3. Thanh toán quốc tế

Thanh toán quốc tế là một lĩnh vực mà Agribank nói chung và Agribank Cầu Giấy nói riêng rất chú trọng phát triển khi mà việc hội nhập với Thế giới của Việt Nam ngày một sâu rộng.

Doanh số (nghìn USD) Doanh số (nghìn USD) Tăng trưởng (%) Doanh số (nghìn USD) Tăng trưởng (%) Doanh số thanh tốn hàng xuất khẩu 1608 0 3041 0 89.1 49569 63. 0 Doanh số hàng nhập khẩu 5 1131 3 1862 64.6 23465 0 26.

Chi trả kiều hối 206

7 224 6 87 3724 65 1" Thu phí từ dịch vụ

thanh tốn quốc tế 1 107

115

5 7.8 1378

19. 3

(Ngn: BCTC của Agribank Câu Giây 2012 - 2014)

Trong những năm qua hoạt động thanh toán quốc tế của Agribank Cầu Giấy có sự tăng trưởng đáng kể. Do có nhiều ngân hàng tập trung vào thị trường này nên sự cạnh tranh là khá khốc liệt. Chính vì vậy chi nhánh đã nỗ lực hết mình trong cơng tác chăm sóc khách hàng, phát triển các sản phẩm tài trợ thương mại, bảo lãnh, thanh tốn, do đó đã duy trì và phát triển được một lượng khách hàng ổn định và kinh doanh có uy tín. Hầu hết khách hàng lớn đã duy trì quan hệ với chi nhánh liên tục và giao dịch thường xuyên với ngân hàng. Kết quả hoạt động thanh toán quốc tế của Chi nhánh được thể hiện cụ thể trong bảng 2.5.

Chỉ tiêu 31/12/2012 31/12/2013 31/12/2014 59

Kết quả hoạt động thanh toán quốc tế của Agribank Cầu Giấy tăng trưởng khá mạnh trong giai đoạn 2012 -2014. Năm năm 2013, doanh số thanh toán hàng nhập khẩu tăng 64,6% so với cuối năm 2012, doanh số thanh toán hàng xuất khẩu tăng 89,1% so với cuối năm 2012. Năm 2014, doanh số thanh toán hàng nhập khẩu tăng 26,0% so với cuối năm 2013, doanh số hàng xuất khẩu tăng 63,0% so với cuối năm 2013. Giai đoạn này mặc dù doanh số thanh toán XNK tăng nhưng tốc độ tăng có xu hướng giảm. Điều này là do việc cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng trở lên gay gắt nên thị phần của Agribank Cầu Giấy tăng không đáng kể. Nhiều ngân hàng mới thành lập, một số ngân hàng được chuyển đổi khiến cho việc tăng trưởng về thị phần này trở lên khó khăn. Tuy nhiên, với giá trị ngày càng tăng, Agribank Cầu Giấy vẫn là một trong những ngân hàng có vị thế trong thị trường thanh toán quốc tế tại địa bàn.

Doanh thu phí từ dịch vụ thanh tốn quốc tế tăng dần qua các năm, năm 2012 là 1071 triệu đồng; năm 2013 là 1155 triệu đồng, tăng 7,8% so với năm 2012; năm 2014 doanh thu phí dịch vụ thanh tốn quốc tế của chi nhánh là 1378 triệu đồng, tăng 19,3%.

Việc chi trả kiều hối cho khách hàng luôn được Chi nhánh quan tâm và đáp ứng kịp thời, giao dịch viên luôn tạo được khơng khí cởi mở, thân thiện khi khách hàng đến giao dịch với ngân hàng nên doanh số chi trả kiều hối qua các năm trong giai đoạn 2012 - 2014 đều tăng. Doanh số chi trả kiều hối năm 2012 là 2067 nghìn USD; năm 2013 doanh số chi trả kiều hối là 2246 nghìn USD, tăng 8,7% so với cuối năm 2012; năm 2014 doanh số chi trả kiều hối đạt 3724 nghìn USD với 1326 món, tăng 65,8% so với năm 2013.

2.2.5.4. Kinh doanh thẻ và ngân hàng điện tử

Hoạt động kinh doanh thẻ

Chi nhánh hết sức quan tâm nghiệp vụ phát hành thẻ, vì thế nghiệp vụ thẻ đã có bước phát triển đáng kể. Là một thành viên của hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam nên Agribank Cầu Giấy được hưởng lợi

60

thế của Agribank là có mạng lưới phân phối rộng khắp đến tất cả các tỉnh, huyện trên cả nước. Vậy nên phát hành thẻ ghi nợ nội địa là thế mạnh của Agribank Cầu Giấy. Chi nhánh là một trong những chi nhánh đã làm tốt công tác phát hành thẻ đối với đối tượng hưởng lương hưu, hưởng lương ngân sách, ngồi ra cũng tích cực trong công tác phát hành thẻ cho đối tượng: Doanh nghiệp, sinh viên và các đối tượng khác. Số lượng thẻ qua các năm đều tăng nhanh với doanh số lớn.

Tổng số thẻ phát hành lũy kế.

Trong đó: 1 8092 90950 99909

1 Thẻ ATM 7984

5 89652 96740

2 Thẻ VISA & MASTER 107

6 1298 1529

"3

^ Thẻ Lập nghiệp 0 28

T

(Nguồn: BCTC của Agribank Câu Giây 2012 - 2014)

Tông sô thẻ phát hành lũy kê

Biểu đồ 2.9: Thể hiện sự gia tăng của thẻ

Chỉ tiêu 2012 2013 2014

Doanh số mua ngoại tệ (nghìn USD) 1926

6 42808 36742

Doanh số bán ngoại tệ (nghìn USD) 1983

8

42782 36771 61

Agribank Cầu Giấy luôn đảm bảo các máy ATM do chi nhánh quản lý luôn hoạt động tốt, liên tục và khơng để xảy ra sai sót. Thực hiện cơng tác bảo trì, bảo dưỡng định kỳ, cập nhập phần mềm, thơng tin cho các máy ATM, phối hợp với các PGD trong công tác thẻ và vận hành máy ATM. Tổng số giao dịch qua máy ATM trong năm 2014 là 789314 giao dịch với giá trị 1722,391 tỷ đồng.

về dịch vụ ngân hàng điện tử

Nhờ phát triển đầy đủ hơn các dịch vụ Ngân hàng điện tử qua Internet Banking, Mobile Banking, dịch vụ BankPlus đáp ứng nhu cầu cơ bản của khách hàng, số lượng khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ Ngân hàng điện tử tăng cao. Tính đến ngày 31/12/2014 khách hàng lũy kế của Mobile Banking là 14379 khách hàng, Internet Banking là 649 khách hàng (khách hàng là tổ chức doanh nghiệp là 174 khách hàng, khách hàng cá nhân là 475 khách hàng), dịch vụ BankPlus là 433 món và doanh thu phí dịch vụ ngân hàng điện tử năm 2014 là 1221 triệu đồng.

2.2.5.5. Kinh doanh ngoại tệ

Bắt đầu từ năm 2007, cùng với sự hội nhập của hệ thống tài chính Việt Nam với Thế giới, thị trường ngoại hối và tỷ giá USD/VND có những diễn biến mạnh và khó lường nên đã tạo ra rất nhiều khó khăn cho hoạt động của các NHTM. Tuy nhiên, với sự chủ động của mình Agribank nói chung và Agribank Cầu Giấy nói riêng đã biến thách thức thành cơ hội thể hiện thông qua cả 2 mặt chất và lượng của hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Hiện tại Agribank Cầu Giấy là một trong những chi nhánh phát triển đáng kể về hoạt động kinh doanh ngoại tệ trên địa bàn.

Tuy doanh thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Agribank Cầu Giấy vẫn đang duy trì tốt nhưng khó tăng mạnh, tạo đột biến lợi nhuận cho chi nhánh. Doanh thu năm 2014 là 1458 triệu đồng tăng 24,0% so với năm 2013, năm 2013 doanh thu là 1176 triệu đồng tăng 15,8% so với năm 2012. Doanh số giao dịch

62

năm 2013 tăng mạnh so với năm 2012 (tăng hơn 120%), tuy nhiên năm 2014 doanh số giao dịch lại giảm so với năm 2013 (giảm 14,0%). Do chi nhánh đã chủ động bám sát diễn biến thị trường để tư vấn cho khách hàng mua bán ngoại tệ kịp thời. Nhờ đó giúp hoạt động kinh doanh của chi nhánh có hiệu quả.

Bảng 2.7: Hoạt động kinh doanh ngoại tệ 2012 - 2014

(Nguồn: BCTC của Agribank Câu Giây 2012 - 2014)

2.2.5.6. Sự đa dạng của các sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng cung cấp

Khi NHTM có tính đa dạng danh mục sản phẩm dịch vụ tài chính thì sẽ có cơ hội thu hút khách hàng. NHTM có số lượng sản phẩm, dịch vụ càng nhiều thì càng có khả năng cạnh tranh cao. Hiện nay, hệ thống tài chính thế giới đã xây dựng đạt tới con số gần 6.000 sản phẩm, dịch vụ tài chính các loại.

Do đặc thù là một chi nhánh trực thuộc Agribank nên các sản phẩm áp dụng tại Agribank Cầu Giấy cũng chính là các sản phẩm dịch vụ đang được áp dụng trên toàn hệ thống Agribank. Dù đã ra đời khá lâu (27 năm) nhưng số lượng sản phẩm dịch vụ của Agribank vẫn khá khiêm tốn, các sản phẩm truyền thống như: cho vay, huy động vốn, thanh tốn trong và ngồi nước, kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh... còn khá đơn điệu, trong khi các sản phẩm của các NHTM khác thì đa dạng, nhiều tiện ích, đáp ứng được rất nhiều nhu cầu của các đối tượng khách hàng khác nhau.

Trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, cạnh tranh giữa các tổ chức tài chính, các ngân hàng rất khốc liệt. Điều này đã thúc đẩy các tổ chức tài chính, ngân hàng khơng ngừng phát triển, đưa ra nhiều sản phẩm, dịch vụ đa dạng nhằm thỏa mãn nhu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng. Các ngân

Chỉ tiêu

Agribank BIDV Vietcombank MB Saccombank

63

hàng không ngừng đưa ra các sản phẩm mới mà cịn cải tiến, hồn thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm hiện có và đề cao chất lượng, phong cách phục vụ. Trong bối cảnh đó, việc khơng đa dạng các sản phẩm, dịch vụ mà ngân hàng cung cấp sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của Agribank nói chung và Agribank Cầu Giấy nói riêng.

2.2.6. Năng lực cạnh tranh về giá cả sản phẩm, dịch vụ

Hiện nay, cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng trở lên khốc liệt, đặc biệt về yếu tố giá cả của sản phẩm, dịch vụ như lãi suất huy động, lãi suất cho vay, phí dịch vụ và các chính sách khuyến mại.

Do lãi suất huy động và lãi suất cho vay của Agribank Cầu Giấy được NHNN Việt Nam và Agribank điều chỉnh và quản lý nên tính cập nhập lãi suất của chi nhánh khá chậm so với diễn biến của thị trường do phải phụ thuộc vào văn bản hướng dẫn của Agribank. Đây là một điều mà Chi nhánh cần khắc phục. Ngoài ra, nguồn tiền gửi USD đang có xu hướng giảm mạnh do lãi suất huy động USD thấp khiến cho việc huy động vốn ngoại tệ của Chi nhánh gặp nhiều khó khăn.

Lãi suất huy động của Agribank Cầu Giấy thường thấp hơn lãi suất huy động của các NHTM khác trên địa bàn. Tuy nhiên tổng nguồn vốn huy động của Agribank Cầu Giấy giai đoạn qua vẫn tăng đều đặn. Điều này chứng tỏ Chi nhánh đã tạo dựng được uy tín và lịng tin đối với khách hàng. Ngồi ra, việc lãi suất huy động thấp mà nguồn vốn huy động vẫn tăng trưởng đều đặn đã góp phần giảm bớt chi phí cho Chi nhánh. Điều này đã tạo được lợi thế cho chi nhánh và làm tăng năng lực cạnh tranh của Agribank Cầu Giấy so với các NHTM khác trên địa bàn.

Lãi suất cho vay của Agribank Cầu Giấy lại tương đối cạnh tranh và linh hoạt. Mặt bằng lãi suất của cho vay của Agribank Cầu Giấy luôn thấp hơn các NHTM khác trên địa bàn, ưu đãi với khách hàng xuất nhập khẩu, áp dụng lãi suất cho vay trung dài hạn thấp hơn quy định với khách hàng tốt trong 3 tháng...

64

Nhờ bề dày và uy tín hoạt động tại địa bàn, cộng thêm mức lãi suất cho vay ưu đãi và mặt bằng lãi suất luôn thấp hơn lãi suất cho vay của các NHTM khác trên địa bàn nên Agribank Cầu Giấy luôn duy trì được các khách hàng truyền thống của mình, thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng khác.

Bảng 2.8: So sánh lãi suất của Agribank Cầu Giấy với các NHTMCP khác trên địa bàn năm 2014

LSĐV 0 6. 6 6. 6.2 6.8 6.7 LSĐR

ĨÕ

(Nguôn: Tông hợp từ các BCTC của 1 sô NHTM trên địa bàn Cầu Giây năm 2014)

Mặc dù, phí dịch vụ và các chính sách khuyến mại của Agribank Cầu Giấy không hấp dẫn bằng các ngân hàng khác trong địa bàn. Phí dịch vụ thường cao hơn, chính sách khuyến mại cũng không đa dạng và hấp dẫn bằng các NHTM khác. Nhưng doanh thu dịch vụ của Chi nhánh vẫn tăng. Đây là một điểm mạnh mà Agribank Cầu Giấy cần phát huy, tuy nhiên chi nhánh cũng cần chú ý điều chỉnh giá dịch vụ và chính sách khuyến mãi nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của chi nhánh trong giai đoạn cạnh tranh khốc liệt hiện nay.

2.2.7. Nguồn nhân lực

Ngay từ khi mới thành lập Agribank Cầu Giấy đã luôn chú tâm phát triển

Một phần của tài liệu 0424 giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh cầu giấy luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w