Những yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương

Một phần của tài liệu 0424 giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh cầu giấy luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 36 - 42)

1.1. Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại

1.1.5. Những yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương

thương mại

1.1.5.1. Nhân tố khách quan

a. Môi trường kinh tế

Kinh doanh ngân hàng là ngành có sự phụ thuộc rất nhiều vào tình hình của nền kinh tế. Trong đó, tăng trưởng kinh tế, mức tăng thu nhập bình quân đầu người có ảnh hưởng trực tiếp, mạnh mẽ tới chiến lược kinh doanh ngân hàng. Khi nền kinh tế trong thời kỳ thịnh vượng, mức cầu của nền kinh tế tăng lên là cơ hội cho các ngân hàng huy động vốn nhàn rỗi, tăng cường mở rộng cung cấp các dịch vụ ngân hàng đầu tư, ngân hàng bán bn. Ngồi ra, mức thu nhập bình qn đầu người cịn là yếu tố hàng đầu cho việc triển khai chiến lược ngân hàng bán lẻ. Trong giai đoạn nền kinh tế tăng trưởng các ngân hàng thường áp dụng các chiến lược phát triển kinh doanh theo chiều rộng. Ngược lại, trong bối cảnh suy thoái hầu hết các ngân hàng phải thực thi chiến lược “thắt chặt” theo đó sẽ phải tăng cường kiểm sốt chất lượng, thu hẹp tín dụng, thắt chặt các hệ số an toàn, đồng thời trong giai đoạn như vậy, chiến lược phát triển “dịch vụ ngân hàng phi tín dụng” được cho là sự lựa chọn đúng đắn.

Hiện nay, bên cạnh những sản phẩm truyền thống, đáp ứng các nhu cầu về ngoại hối và quản lý rủi ro tỷ giá, các ngân hàng đã tập trung triển khai các chiến lược kinh doanh quốc tế một cách mạnh mẽ. Trong bối cảnh đó, các biến số như cán cân thương mại, chính sách thu hút đầu tư nước ngồi, tỷ giá hối đối, dự trữ ngoại hối... có tác động trực tiếp tới chiến lược kinh doanh, đặc biệt là chiến lược sản phẩm của các ngân hàng thương mại.

27

Các yếu tố kinh tế tác động nhiều đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng có thể kể đến:

- Lạm phát có thể làm giảm tính ổn định, làm cho nền kinh tế tăng trưởng chậm, lãi suất cao, các dịch chuyển hối đối khơng ổn định. Nếu lạm phát tăng, việc đầu tư trở nên mạo hiểm. Đặc tính của lạm phát là nó gây ra khó khăn cho các dự kiến về tương lai. Tình trạng đầu tư cầm cự của các ngân hàng trong trường hợp lạm phát tăng sẽ làm giảm các hoạt động kinh tế, cuối cùng đẩy nền kinh tế đến chỗ trì trệ. Như vậy, lạm phát cao là mối đe dọa đối với ngân hàng.

- Tỷ giá hối đoái xác định giá trị đồng tiền các quốc gia khác nhau. Sự dịch chuyển tỷ giá hối đối có tác động trực tiếp lên tính cạnh tranh của các ngân hàng trong thị trường tồn cầu. Ví dụ, khi giá trị của nội tệ thấp hơn so với giá trị của các đồng tiền khác, các sản phẩm trong nước sẽ rẻ tương đối so với các sản phẩm làm ở nước ngoài. Đồng nội tệ giá trị thấp hay suy giảm sẽ làm giảm mối đe dọa cạnh tranh từ các đối thủ nước ngoài, trong khi lại tạo cơ hội cho việc tăng doanh số bán ra bên ngồi.

Mơi trường kinh tế vĩ mơ cho thấy suy thối hay thịnh vượng của nền kinh tế, luôn gây ra những tác động đến các ngân hàng và các ngành. Vì thế, ngân hàng phải nghiên cứu môi trường kinh tế để nhận ra các thay đổi, khuynh hướng và các hàm ý chiến lược của nó.

b. Mơi trường chính trị - luật pháp

Bất cứ ngành kinh doanh nào cũng đều chịu sự tác động rất lớn từ mơi trường chính trị, luật pháp. Các ngân hàng không chỉ thực hiện các hoạt động kinh doanh sinh lợi, hệ thống NHTM là thành phần không thể thiếu trong hệ thống chính sách tiền tệ của mỗi quốc gia. Nó trực tiếp tham gia vào q trình cung tiền của nền kinh tế qua đó tác động lên các biến số kinh tế cơ bản khác như: lạm phát, lãi suất, tăng trưởng kinh tế, sức mạnh của đồng tiền... Ngân hàng cũng nắm giữ lực lượng tài chính chủ yếu của toàn bộ nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp lên hoạt động sản xuất của tất cả các ngành, lĩnh vực không chỉ

28

hiện tại mà cả trong tương lai... Vai trò to lớn của hệ thống ngân hàng cũng chính là nguyên nhân căn bản khiến chính phủ các quốc gia có những can thiệp chính trị, chính sách gắt gao nhất.

Các ngân hàng cần phân tích cẩn thận các điều luật và chính sách mới có liên quan của quản lý nhà nước, ví dụ như luật cạnh tranh, các luật thuế, các ngành chọn lựa để điều chỉnh hay ưu tiên, là những lĩnh vực trong đó có chính sách quản lý nhà nước có thể tác động đến hoạt động và khả năng sinh lợi của ngành hay của ngân hàng thương mại.

c. Mơi trường văn hố xã hội

Trình độ dân trí, mật độ dân cư, dịch chuyển dân cư và q trình đơ thị hố; thu nhập bình quân đầu người và sự phân hố thành các nhóm xã hội khác nhau có ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng và các quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng khác nhau. Các phân khúc thị trường theo tiêu chí độ tuổi sẽ có nhu cầu đối với các loại dịch vụ ngân hàng khác nhau: người trẻ tuổi cần các dịch vụ chi tiêu và tiêu dùng, người cao tuổi có nhu cầu đối với các sản phẩm dịch vụ tiết kiệm, hưu trí. Dân cư tại các vùng nơng thơn có xu hướng ưa thích nắm giữ tiền mặt hơn người thành thị.; các nhóm nghề nghiệp, giới tính. Phân tích, đánh giá môi trường xã hội là khâu trực tiếp ảnh hưởng tới việc lựa chọn phân khúc thị trường mục tiêu.

Bên cạnh ảnh hưởng trực tiếp tới thái độ ứng xử và hành vi tiêu dùng, môi trường xã hội còn tác động tới lực lượng lao động, mối quan hệ kinh doanh, hoạt động quản lý và văn hoá ngân hàng. Mỗi ngân hàng cần phải đặc biệt quan tâm đến nhân tố xã hội tại các thị trường mà nó đang và sẽ hiện diện.

Các khía cạnh hình thành mơi trường văn hố - xã hội có ảnh hưởng mạnh mẽ tới các hoạt động kinh doanh nói chung, NHTM nói riêng như:

(1) Những quan niệm về đạo đức, thẩm mỹ, về lối sống, về nghề nghiệp; (2) Những phong tục, tập quán, truyền thống;

29

(4) Trình độ nhận thức, học vấn chung của xã hội...

Những yếu tố trên quyết định đến thị hiếu, phong cách tiêu dùng ở từng khu vực thị trường khác nhau. Đồng thời các giá trị văn hoá và xã hội tạo nên nền tảng của xã hội, do vậy nó thường dẫn dắt các thay đổi và các điều kiện cơng nghệ, chính trị - luật pháp, kinh tế và nhân khẩu. Giống như những thay đổi về công nghệ, các thay đổi xã hội cũng tạo ra các cơ hội và đe doạ. Ngân hàng cũng phải tính đến thái độ tiêu dùng, sự thay đổi tháp tuổi, nơi làm việc...

d. Các đối thủ cạnh tranh

Trong kinh tế thị trường sự cạnh tranh giữa các ngân hàng được coi như một quy luật khách quan. Nếu các đối thủ cạnh tranh càng yếu, ngân hàng càng có cơ hội để tăng giá bán và kiếm nhiều lợi nhuận hơn. Ngược lại, khi các đối thủ cạnh tranh hiện tại mạnh thì sự cạnh tranh về giá là đáng kể và mọi cuộc cạnh tranh về giá đều dẫn đến những tổn thương. Vì thế, cường độ cạnh tranh giữa các ngân hàng trong ngành tạo ra đe doạ mạnh mẽ đ ối với khả năng sinh lợi của ngân hàng.

e. Vai trò của Nhà nước và Ngân hàng trung ương

Sự phát triển lành mạnh của hệ thống NHTM là điều kiện quan trọng để ổn định xã hội, phát triển kinh tế của đất nước. Đồng thời với những mối liên hệ rất chặt chẽ của toàn bộ hệ thống NHTM thì sự đổ vỡ của một ngân hàng thường gây ra những hậu quả rất to lớn, có khả năng lan truyền trên toàn hệ thống gây hậu quả nghiêm trọng đến nền kinh tế. Do đó Nhà nước luôn chú trọng việc quản lý và giám sát tồn hệ thống thơng qua vai trị của Ngân hàng nhà nước. Hoạt động của các ngân hàng phải chịu sự quản lý và giám sát hết sức chặt chẽ của các cơ quan nhà nước nói chung và của ngân hàng trung ương nói riêng.

Ngân hàng nhà nước là cơ quan quản lý nhà nước cao nhất trong lĩnh vực ngân hàng, có chức năng quản lý, ban hành các quy định hướng dẫn về mặt pháp lý trong kinh doanh ngân hàng nhằm đảm bảo hoạt động của các ngân hàng, tạo

30

môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng... Với vai trò quan trọng của mình nếu ngân hàng nhà nước có năng lực quản lý điều hành khơng tốt sẽ gây ra khó khăn trong q trình kinh doanh cho các NHTM. Ví dụ như khi ngân hàng nhà nước không kịp thời đưa ra các quy định pháp lý hướng dẫn hoạt động kinh doanh của các NHTM, hay khơng có các biện pháp cần thiết ngăn chặn các hành vi gian lận, tiêu cực của các tổ chức, cá nhân thì sẽ khiến việc kinh doanh, khả năng cạnh tranh của các NHTM gặp khó khăn.

1.1.5.2. Nhân tố chủ quan

a. Chất lượng nguồn nhân lực

Chất lượng nguồn nhân lực là một nhân tố quan trọng hàng đầu trong các nhân tố thuộc nhân tố chủ quan. Chất lượng nguồn nhân lực là kết quả của sự cạnh tranh trong quá khứ, đồng thời chính là năng lực cạnh tranh của NHTM trong tương lai.

Ưu thế về chất lượng nguồn nhân lực sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng vì một ngân hàng có một đội ngũ cán bộ, nhân viên giỏi sẽ có khả năng hoạch định và thực hiện các chiến lược một cách hiệu quả, có kỹ năng nghiệp vụ để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất...

Nguồn nhân lực của một ngân hàng không phải là bất biến mà có sự biến chuyển khơng ngừng, nó phụ thuộc vào chính sách tuyển dụng, đào tạo, đãi ngộ của các ngân hàng. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay việc giữ, bổ sung nguồn nhân lực có chất lượng cao là một áp lực không nhỏ đối với các NHTM trong quá trình hoạt động.

b. Cơ chế quản trị ngân hàng

Với quy mô, số lượng nhân viên, chi nhánh rất lớn như của một NHTM nếu như cơ chế quản lý điều hành không tốt, không hợp lý sẽ dẫn đến bộ máy hoạt động của ngân hàng cồng kềnh, khơng hiệu quả, khơng có khả năng tạo ra hay chớp lấy cơ hội, lãng phí nguồn lực dẫn đến giảm năng lực cạnh tranh.

31

hỏi, nâng cao khả năng trong suốt quá trình hoạt động. Trong xu thế hội nhập một cách sâu rộng, toàn diện các NHTM cần tận dụng mọi cơ hội để học hỏi các phương thức quản lý điều hành của các ngân hàng, tổ chức tài chính lớn trên thế giới và có sự áp dụng một cách phù hợp với điều kiện thực tế của mình. Từ đó đẩy mạnh công tác quản trị, điều hành theo hướng hiện đại, nhằm tận dụng triệt để các nguồn lực tạo lợi thế cạnh tranh cho mình trong q trình hoạt động.

c. Cơng nghệ

Trong thời đại ngày nay, ở bất cứ lĩnh vực nào cơng nghệ cũng đóng một vai trị quan trọng. Việc áp dụng công nghệ khiến năng suất lao động tăng cao khi mà nhiều công việc đã được thực hiện bởi máy móc hay có tốc độ làm việc nhanh chóng với các công nghệ hiện đại. Việc áp dụng, cập nhập những công nghệ mới đã trở thành việc làm mà mọi doanh nghi ệp, tổ chức đều phải chú trọng.

Với các NHTM, công nghệ tự động thực hiện ngày càng nhiều công việc tác nghiệp với thời gian ngày càng ngắn và độ chính xác cao. Việc áp dụng, cập nhập các công nghệ mới giúp các ngân hàng tiết kiệm chi phí nhân cơng, mở rộng khả năng cung ứng các sản phẩm dịch vụ mới, đưa ra các phân tích dự báo về thị trường tương lai, đồng thời giúp cho các ngân hàng phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn. Do đó việc phát triển nền tảng công nghệ hiện đại là một yếu tố quan trọng trong việc tạo dựng lợi thế, nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM.

d. Mạng lưới chi nhánh

Rõ ràng một ngân hàng có mạng lưới rộng khắp, vị trí đẹp, cơ sở vật chất hiện đại, khang trang sạch đẹp, thuận tiện cho khách hàng thì sẽ có khả năng thu hút và phục vụ khách hàng tốt hơn. Hay nói cách khác là khả năng cạnh tranh của ngân hàng sẽ tốt hơn.

Ngược lại, nếu một ngân hàng có lượng chi nhánh, điểm giao dịch ít, vị trí trụ sở, chi nhánh, điểm giao dịch khơng thuận tiện thì sẽ làm cho khách hàng ái ngại, dè dặt khi sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đó, làm giảm khả năng

32

cạnh tranh của ngân hàng.

Một phần của tài liệu 0424 giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh cầu giấy luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w