Nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu 0424 giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh cầu giấy luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 80)

Ngay từ khi mới thành lập Agribank Cầu Giấy đã luôn chú tâm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, có trình độ nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học, năng động, sáng tạo... Nguồn nhân lực hiện nay của chi nhánh chủ yếu là các cán bộ trẻ, năng động; độ tuổi bình quân cán bộ, nhân viên toàn chi nhánh là 33,5 tuổi. Trong đó nhân sự của Agribank Cầu Giấy có nhiều cán bộ đã gắn bó với chi nhánh từ những ngày đầu

65

Biểu đồ 2.10: Quy mô và tăng trưởng nguồn nhân lực của Agribank Cầu Giấy

(Nguồn: BCTC của Agribank Cầu Giấy 2012 - 2014) Đơn vị: Cán bộ, nhân viên

Biểu đồ 2.11: Cơ cấu nguồn nhân lực theo trình độ của Agribank Cầu Giấy

66

Theo biểu đồ 2.10 Quy mô tăng trưởng và cơ cấu nguồn nhân lực của Agribank Cầu Giấy cho thấy số cán bộ công nhân viên của Agribank chi nhánh Cầu Giấy trong giai đoạn 2012 - 2014 không chỉ tăng về số lượng mà còn tăng về chất lượng. Theo biểu đồ 2.10 ta thấy tổng số lượng cán bộ, nhân viên của chi nhánh năm 2012 là 131 người; năm 2013 là 138 người, tăng 6,1% so với năm 2012; năm 2014 là 149 người, tăng 7,2% so với năm 2013. Việc tăng số lượng cán bộ, nhân viên như vậy là để đáp ứng kịp thời được nhu cầu mở rộng và nâng cấp hoạt động của chi nhánh, cho thấy sự phát triển của chi nhánh trong giai đoạn vừa qua.

Biểu đồ 2.11 Cơ cấu nguồn nhân lực theo trình độ của Agribank Cầu Giấy cho thấy trong tổng số cán bộ, nhân viên của Chi nhánh thì cán bộ, nhân viên có trình độ đại học và trên đại học chiếm đa số và có xu hướng ngày càng tăng. Năm 2012, nhân sự có trình độ trên đại học là 14 người, chiếm 11,0%; nhân sự có trình độ đại học là 106 người, chiếm 80,5%; nhân sự có trình độ dưới đại học là 11 người, chiếm 8,5%. Năm 2013, nhân sự có trình độ trên đại học là 17 người, chiếm 12,3%; nhân sự có trình độ đại học là 112 người, chiếm 81,2%; nhân sự có trình độ dưới đại học là 9 người, chiếm 6,5%. Năm 2014, nhân sự có trình độ trên đại học là 20 người, chiếm 13,4%; nhân sự có trình độ đại học là 118 người, chiếm 79,2%; nhân sự có trình độ dưới đại học là 11 người, chiếm 7,4%. Việc nâng tỷ trọng cán bộ, nhân viên có trình độ, chuyên môn cao nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của quá trình hội nhập và phát triển của chi nhánh. Đây được xem như là một lợi thế của chi nhánh.

Tuy nhiên, bên cạnh việc trình độ nguồn nhân lực ngày càng cao thì hiện nay chi nhánh còn một thực tế là kỹ năng tư vấn, chăm sóc khách hàng, phong cách giao dịch của một bộ phận cán bộ, nhân viên của chi nhánh còn chưa thực sự chuyên nghiệp. Đặc biệt cán bộ làm công tác tín dụng còn chưa nhiệt huyêt, năng động. Đây là một điểm yếu mà Agribank Cầu Giấy cần khắc phục nếu không sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của chi nhánh.

67

2.3. Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Agribank Cầu Giấy

2.3.1. Điểm mạnh

- LNST tăng đều đặn qua các năm bất chấp sự khó khăn của nền kinh tế. Điều này cho thấy sự nỗ lực hết mình của chi nhánh trong việc biến thách thức thành cơ hội. Các chỉ số ROA, ROE qua các năm đều tăng và lớn hơn mức trung bình của các ngân hàng khác trên địa bàn. Điều này cho thấy chất lượng quản lý tài sản cũng như khả năng tận dụng nguồn vốn của chi nhánh là rất tốt.

- Thị phần hoạt động khá lớn.

- Mạng lưới hoạt động tương đối rộng đã tạo thuận tiện cho khách hàng đến giao dịch, giúp chi nhánh thuận lợi trong việc đưa sản phẩm dịch vụ của mình đến với khách hàng và hình ảnh của chi nhánh được công chúng biết đến nhiều, dễ dàng hơn.

- Đội ngũ nhân viên đa phần còn trẻ và có trình độ, chuyên môn và tỷ trọng cán bộ, nhân viên có trình độ, chuyên môn cao ngày càng tăng.

- Chi nhánh đã luôn chủ động đầu tư đổi mới và phát triển nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, có khả năng hỗ trợ tối đa các công tác quản trị kinh doanh và phát triển mạng lưới dịch vụ ngân hàng tiên tiến.

- Lãi suất cho vay tương đối cạnh tranh và linh hoạt nên Chi nhánh luôn duy trì được các khách hàng truyền thống của mình, đồng thời thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng khác.

- Lãi suất huy động thấp nhưng tổng số vốn huy động vẫn luôn tăng trưởng qua các năm. Điều này góp phần làm giảm chi phí của Chi nhánh và chứng tỏ được uy tín và lòng tin mà chi nhánh đã tạo dựng được cho khách hàng.

2.3.2. Điểm yếu

- Mặc dù nguồn nhân lực có trình độ của Agribank Cầu Giấy chiếm tỷ trọng cao nhưng số lượng cán bộ có khả năng nắm bắt yêu cầu mới trong môi trường cạnh tranh và hội nhập là không nhiều, khả năng ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn còn hạn chế. Kỹ năng tư vấn, chăm sóc khách hàng, phong cách giao

68

dịch chưa thực sự chuyên nghiệp. Đặc biệt cán bộ làm công tác tín dụng còn chưa nhiệt huyết, năng động.

- Agribank là một ngân hàng lớn tuy nhiên các sản phẩm dịch vụ ngân hàng chưa thực sự phong phú, đa dạng. Là một chi nhánh trực thuộc Agribank nên sản phẩm của Agribank Cầu Giấy cũng chính là những sản phẩm của Agribank. Các sản phẩm dịch vụ tại Chi nhánh còn khá đơn điệu. Đặc biệt, trong quá trình hội nhập ngày một sâu rộng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng thì các NHTM Việt Nam nói chung và Agribank, Agribank Cầu Giấy nói riêng sẽ phải đối mặt với các ngân hàng, tổ chức tài chính quốc tế có năng lực để có thể tạo ra những sản phẩm dịch vụ phong phú và chất lượng. Đây là một điểm yếu mà Agribank cũng như Agribank Cầu Giấy cần khắc phục để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

- Việc sử dụng, khai thác hệ thống công nghệ thông tin chưa phát huy tối đa hiệu

quả hệ thống, hiện tượng tắc, nghẽn mạng còn xảy ra làm ảnh hưởng đến khách hàng.

- Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu còn tương đối thấp so với các ngân hàng trên địa bàn. Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng còn chưa tốt. Cho thấy năng lực tài chính của Chi nhánh vẫn còn nhiều hạn chế.

- Tính cập nhập lãi suất của Chi nhánh khá chậm so với diễn biến của thị trường so với các NHTMCP khác trong địa bàn. Ngoài ra, phí dịch vụ và các chính sách khuyến mại của Agribank Cầu Giấy không hấp dẫn bằng các ngân hàng khác trong địa bàn.

- Nguồn vốn tăng trưởng nhưng không ổn định, nguồn tiền gửi kho bạc nhà nước, bảo hiểm xã hội, nguồn tiền gửi của một số TCKT (như Viettel, VAMC...) tuy lớn nhưng không ổn định ảnh hưởng không nhỏ tới việc cân đối huy động vốn của Chi nhánh.

- Công tác thu hồi nợ tồn đọng thấp, không hoàn thành chỉ tiêu đề ra.

69

2.3.3. Cơ hội

Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ

Trong những năm gần đây thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam ngày càng tăng, trong đó có một bộ phận đáng kể dân cư đang có mức thu nhập tăng nhanh hơn mức trung bình tại Việt Nam cũng như các nước khác ở Đông Nam Á, đang tạo ra tiềm năng cho hoạt động của các ngân hàng bán lẻ, việc tập trung phát triển lĩnh vực ngân hàng bán lẻ, đang là trọng tâm chiến lược của nhiều ngân hàng và các tổ chức tài chính hiện nay. Đặc biệt, tiềm năng và cơ hội phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ rất lớn bởi Việt Nam có dân số đông, đang trong giai đoạn dân số vàng và tri thức được đào tạo cơ bản, tiếp nhận nhanh công nghệ thông tin và Việt Nam hiện đã có một nền tảng về hạ tầng, công nghệ.

Dịch vụ ngân hàng bán lẻ ngày càng quan trọng, ngân hàng bán lẻ đang ngày càng chứng minh được vai trò của mình. Trong thị trường thanh toán hiện nay, thẻ và tài khoản ngân hàng phát triển rất lớn. Theo thông tin của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tỉ lệ tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ngày càng giảm, đến nay tỷ lệ này chỉ còn khoảng 12%. Hiện nay, đã có 33 triệu người Việt Nam sử dụng thương mại điện tử. Theo thống kê mới nhất của tổ chức thẻ quốc tế Visa, hơn 70% trong số đó thực hiện giao dịch thương mại điện tử. Cùng với đó, khách hàng ngày càng sử dụng nhiều thiết bị di động thực hiện các giao dịch thanh toán với ngân hàng. Đây là một cơ hội lớn cho Agribank, Agribank Cầu Giấy cũng như các ngân hàng khác tại Việt Nam phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ.

Có khả năng tiếp cận các nguồn vốn quốc tế

Ngày nay trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế các nguồn vốn quốc tế đầu tư vào Việt Nam tăng trưởng mạnh, các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào hệ thống ngân hàng Việt Nam nhiều hơn. Giúp ngân hàng tăng khả năng thanh khoản và gia tăng cơ hội kinh doanh, nâng cao năng lực tài chính phục vụ cho quá trình tái cơ cấu.

70

Nhờ hội nhập quốc tế, các ngân hàng trong nước nói chung và Agribank, Agribank Cầu Giấy nói riêng sẽ tiếp cận thị trường tài chính quốc tế dễ dàng hơn, hiệu quả tăng lên trong huy động và sử dụng vốn. Các ngân hàng trong nước sẽ phản ứng nhanh nhạy, điều chỉnh linh hoạt hơn theo tín hiệu thị trường.

Khả năng khai thác, sử dụng hiệu quả công nghệ, kinh nghiệm quản lý của quốc tế

Với việc hội nhập ngày một sâu rộng với quốc tế của Việt Nam thì các NHTM nói chung và Agribank, Agribank Cầu Giấy nói riêng có thể sử dụng công nghệ mới và tận dụng khả năng nghiên cứu phát triển của các nước phát triển đi trước.

Quy trình quản trị trong các tổ chức tín dụng nói chung và của các ngân hàng thương mại nói riêng ở nước ta còn chưa phù hợp với các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế, tính minh bạch thấp, hệ thống thông tin quản lý và quản lý rủi ro chưa thực sự hiệu quả, Agribank, Agribank Cầu Giấy cũng không phải là một ngoại lệ. Việc học hỏi về quy trình quản trị của các ngân hàng, tổ chức tín dụng nước ngoài là một cơ hội để Agribank, Agribank Cầu Giấy nâng cao khả năng quản trị, điều hành của mình theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế từ đó có thể hoàn thiện và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

2.3.4. Thách thứcMôi trường kinh doanh Môi trường kinh doanh

Trong giai đoạn vừa qua, hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế vẫn trong tình trạng khó khăn, sức mua trên thị trường vẫn ở mức thấp, khả năng hấp thụ vốn chưa cao, quá trình tái cơ cấu nền kinh tế và hệ thống TCTD còn chậm, dư thừa vốn tại các NHTM kéo dài, tăng trưởng tín dụng thấp, tình trạng nợ xấu chưa được giải quyết căn bản. Diễn biến căng thẳng ở Biển Đông và các vụ việc xảy ra trong lĩnh vực tài chính ngân hàng cũng gây nhiều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và ngân hàng thương mại. Tình hình trên đã ảnh hưởng đến hoạt động của Agribank nói chung và Agribank Cầu Giấy nói riêng.

71

Sự cạnh tranh của các TCTD trên địa bàn với mức lãi suất linh hoạt, hấp dẫn và các chương trình khuyến mại với nhiều hình thức là thách thức không nhỏ đối với hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.

Hệ thống pháp luật trong nước chưa đầy đủ

Môi trường pháp lý hiện nay trong lĩnh vực ngân hàng chưa thật sự đồng bộ, các văn bản pháp quy chậm thay đổi phù hợp với thực tế và thông lệ quốc tế. Các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài chưa thực sự yên tâm do thiếu luật về thị trường vốn, và bị chi phối bởi nhiều luật chồng chéo. Các văn bản liên quan đến bảo đảm tín dụng của ngân hàng thương mại chưa đồng bộ khiến cho việc thu hồi vốn của Chi nhánh gặp khó khăn nhất định, quyền lợi của ngân hàng chưa được đảm bảo.

Sức ép cạnh tranh và tác động của tài chính toàn cầu

Việt Nam đã và đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu. Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng việc hội nhập là chậm hơn so với các lĩnh vực khác, tuy nhiên những biến động của tình hình tài chính toàn cầu ngày càng có tác động mạnh mẽ đến các NHTM Việt Nam nói chung và Agribank, Agribank Cầu Giấy nói riêng. Hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng, các NHTM Việt Nam nói chung cũng như Agribank, Agribank Cầu Giấy nói riêng đều sẽ phải chịu luật chơi chung trong môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng cho tất cả các tổ chức tài chính-ngân hàng trong và ngoài nước.

Sức ép cạnh tranh từ các ngân hàng nước ngoài sẽ ngày càng tăng, nhất là trong các dịch vụ ngân hàng công nghệ cao. Các ngân hàng nước ngoài có nhiều ưu thế về tiềm lực tài chính, trình độ công nghệ, quản lý, khả năng kiến tạo dịch vụ và tiếp cận thị trường, năng lực marketing cao sẽ dần chi phối và phân chia lại thị phần thị trường sản phẩm dịch vụ ngân hàng trong nước.

Với những cam kết về cắt giảm thuế quan và xóa bỏ chính sách bảo hộ của Nhà nước sẽ làm tăng cường độ cạnh tranh đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn về tài chính và nguy cơ gia tăng nợ quá hạn

72

là khó tránh khỏi cho các ngân hàng. Có thể nói rằng hệ thống ngân hàng thương mại đang đứng trước những vận hội to lớn cho sự phát triển của mình, song những thách thức và yếu kém kể trên chắc chắn sẽ gây khó khăn cho hệ thống ngân hàng thương mại nếu không có những cải cách thích hợp và đồng bộ với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đó cũng chính là những thách thức mà Agribank, Agribank Cầu Giấy sẽ phải đối mặt.

Thu hút nhân tài có trình độ ngày càng gay gắt

Có thể nói, hiện nay chất lượng của nguồn nhân lực cho ngành tài chính ngân hàng là không cao, thậm chí là rất thấp. Đặc biệt, với những tân cử nhân ngành tài chính ngân hàng thường không đáp ứng được yêu cầu công việc với những điểm yếu như:

- Thiếu hụt nghiêm tr ọng ki ến thức v ề ngân hàng như một ngành kinh doanh.

- Không ít tân cử nhân không rõ tầm quan trọng của khách hàng, không hiểu rõ lợi nhuận luôn đi kèm với rủi ro

- Thiếu tự tin trong giao tiếp, dẫn đến thiếu khả năng trình bày một cách thuyết phục.

- Thiếu khả năng kiểm soát cảm xúc, đặt biệt khi đặt vào tình huống giải quyết với khách hàng khó tính hoặc mâu thuẫn về lợi ích.

- Thiếu khả năng tư duy sáng tạo, dẫn đến gặp khó khăn khi đặt vào tình huống cần sự chủ động đưa ra giải pháp.

- Trình độ tiếng Anh chưa đạt yêu cầu nếu phải phục vụ các khách hàng nước ngoài tại quầy...

Do hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh giữa các quốc gia, giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt với nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Với chiến lược mở rộng thị trường, các tổ chức tài chính - ngân hàng nước ngoài vào Việt Nam mang theo rất nhiều cái mới: Tư duy mới; công nghệ mới; sản phẩm, dịch vụ mới và trình độ quản lý hiện đại. Cũng như các ngân hàng trong nước họ muốn

73

sử dụng nguồn nhân lực sẵn có của Việt nam để triển khai những dịch vụ tài chính, ngân hàng. Với tiềm lực tài chính hùng mạnh của mình thì các ngân hàng nước ngoài sẽ tạo nên việc cạnh tranh giành giật nguồn nhân lực có chất lượng

Một phần của tài liệu 0424 giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh cầu giấy luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w