Xem René David and John E.C Brierley, Sđd, trang 46Xem René David and John E.C Brierley, Sđd, trang

Một phần của tài liệu Luật so sánh và CÁC HỆ THỐNG PHÁP LUẬT CƠ BẢN TRÊN THẾ GIỚI (Trang 29 - 30)

dụng".47 Vì thế, "trong con mắt của các trường đại học của châu Âu, luật chung đó thậm chí không đạt được tiêu chuẩn là pháp luật".48

Thời trung cổ là thời kỳ chồng chéo và ganh đua về thẩm quyền xét xử và các nguồn của pháp luật. Mỗi loại toà án áp dụng một loại luật lệ riêng. Toà án Giáo hội áp dụng luật giáo hội, toà án của các phường hội buôn bán áp dụng luật dành riêng cho các thương gia, trong khi đó, các thẩm phán ở các thành phố và thị trấn lại tìm kiếm các qui phạm để giải quyết tranh chấp trước hết là ở các tập quán hoặc luật thành văn ở các địa phương đó, sau đó với sự hỗ trợ của các học giả ở các trường đại học, sử dụng luật chung (jus commune) để lấp lại những khoảng trống mà tập quán và luật thành văn không điều chỉnh. Trong quá trình đó, Luật chung của châu Âu đã chứng minh được khả năng giải quyết được những vấn đề mới nảy sinh trong xã hội mà các luật lệ hiện hành, các tập quán không thể giải quyết định. Nhờ đó, nó từ trường đại học bước vào các tòa án. Quá trình đó được các học giả châu Âu gọi là quá trình tiếp nhận Luật La Mã. Quá trình tiếp nhận Luật chung đó đã tạo ra hệ thống pháp luật ở các nước của châu Âu có cùng những điểm chung bắt nguồn từ Luật La Mã. Và Hệ thống pháp luật châu Âu lục địa được biết đến.

Hình thức và mức độ tiếp nhận Luật La Mã ở các vùng lãnh thổ châu Âu lục địa rất khác nhau. Ở các vùng lãnh thổ của Ý, Tây Ban Nha, và miền Nam nước Pháp, Luật La Mã chưa bao giờ mất đi hoàn toàn. Vì thế, có thể nói rằng sẽ là không chính xác nếu cho rằng, những vùng đất này "tiếp nhận" luật La Mã.49 Ở miền Nam nước Pháp, chỉ còn tồn tại luật tập quán mà mỗi vùng khác nhau có các tập quán khác nhau. Vì thế, ở những vùng này, việc tiếp nhận Luật La Mã diễn ra từng bước. Nhiều nước tiếp nhận luật La Mã chỉ trong chừng mực mà luật tập quán hiện hành không thích hợp với nhu cầu của họ hoặc rất khó tiếp cận vì luật tập quán không tồn tại dưới hình thức văn bản50. Trong khi đó, cho đến tận cuối thời Trung cổ, khoảng cuối thế kỷ 15, các Tòa án của Đức mới tiếp nhận Luật La Mã. Các nghiên cứu của các học giả châu Âu cho thấy rằng, đến cuối thế

47 Xem René David and John E.C. Brierley, Sđd, trang 45.48 Xem René David and John E.C. Brierley, Sđd, trang 46. 48 Xem René David and John E.C. Brierley, Sđd, trang 46.

Một phần của tài liệu Luật so sánh và CÁC HỆ THỐNG PHÁP LUẬT CƠ BẢN TRÊN THẾ GIỚI (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w