98 Xem Mary Ann Glandon, Micheal W Gordon, Paolo G Carozza, Sđd, trang 247.
2.3.1. Quá trình hình thành và phát triển
Hệ thống pháp luật đã trải qua 3 giai đoạn phát triển:
2.3.1.1. Giai đoạn từ năm 1917 đến năm 1945.
Đây có thể coi là giai đoạn khởi điểm, hình thành nên dòng họ pháp luật
XHCN. Giai đoạn này được bắt đầu từ lúc nhà nước Xô viết ra đời cho đến lúc kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai. Nó được chia làm 4 thời kỳ:
Thời kỳ thứ nhất diễn ra từ năm 1917 đến năm 1921. Đây là thời kỳ mở đầu cho việc hình thành nên dòng họ pháp luật XHCN. Cụ thể, năm 1918, Bản hiến pháp Nga được ban hành, đánh dấu sự ra đời của dòng họ pháp luật mới, dòng họ pháp luật xã hội chủ nghĩa. Bản hiến pháp đã nhanh chóng trở thành một mô hình mẫu cho hiến pháp các nước cộng hòa Xô viết noi theo. Có thể nói, không một dòng họ pháp luật nào lại ra đời muộn như dòng họ pháp luật XHCN. Đây là dòng họ được ra đời dựa trên hệ thống phát luật của các nước Xô viết, đa phần trước đây là các nước thuộc trong nhóm các nước châu Âu lục địa cho nên dòng luật này chịu ảnh hưởng rất lớn từ dòng họ pháp luật Civil Law. Tuy nhiên thời kỳ này, ngoài bản hiến pháp, các bộ luật khác chưa được ban hành. Như vậy, thời kỳ này dòng họ pháp luật XHCN vẫn chưa được hoàn thiện, nó chỉ là bước khởi đầu, là dấu chân đầu tiên trên chặng đường hình thành nên dòng họ pháp luật mới.
Thời kỳ thứ hai kéo dài từ năm 1922 đến năm 1928, đây là thời kỳ thành lập Liên bang Cộng hoà XHCN Xô viết và Liên Xô xây dựng thành công nhiều bộ luật mới. Các bộ luật trong thời kỳ này còn nhiều hạn chế, đa phần được xây dựng trên nền kỹ thuật lập pháp của Đức. Tuy nhiên, thành quả mà nó mang lại là rất lớn. Nó là những viên gạch đầu tiên, tạo nên một khung xương vững chắc cho dòng họ pháp luật XHCN sau này. Một điểm đặc biệt ở trong thời kỳ này, đó là việc nhà nước Xô viết ban hành chính sách kinh tế mới để khôi phục nền kinh tế của nước nhà. Trong đó, chính sách kinh tế mới tạo điều kiện cho việc phát triển các thành phần kinh tế phi XHCN phát triển, phát triển nền kinh tế thị trường.
Thời kỳ thứ ba (1928-1940), đây là giai đoạn nhà nước Xô viết xây dựng nông trang tập thể. Sự thay đổi chính sách kinh tế đã làm cho việc xây dưng pháp luật cũng có nhiều điểm mới. Bản hiến pháp năm 1936 quy định nhiều điểm tiến bộ, đặc biệt trong việc bầu cử. Nó biểu hiện cho một trong những đặc trưng của nhà nước XHCN, nhà nước của toàn thể nhân dân lao động. Nhìn
chung, cũng giống như thời kỳ trên, giai đoạn này có những bước tiến hoàn thiện trong việc xây dựng nên hệ thống pháp luật của một nước XHCN.
Thời kỳ cuối cùng (1941- 1945), đây là thời kỳ diễn ra cuộc chiến thế giới thứ hai. Mọi hoạt động xây dựng nhà nước và pháp luật lúc này bị ngưng trệ.
2.3.I.2. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1991.
Đây có thể coi là giai đoạn đỉnh cao của hệ thống pháp luật XHCN. Với hàng loạt các nước XHCN ra đời trên khắp thế giới. Các nước XHCN đã trở thành một hệ thống. Phạm vi ảnh hưởng của dòng họ pháp luật XHCN ngày càng được mở rộng. Các bộ luật quan trọng cũng từng bước được ban hành, tạo đà phát triển vượt bậc của dòng họ này. Điển hình như Liên Xô, hàng loạt bộ luật mới được sửa đổi bổ sung và xuất bản, như Bộ luật hình sự năm 1960, Bộ luật dân sự năm 1961, Bộ luật hôn nhân và gia đình năm 1968, ... Đặc biệt, bản hiến pháp của Liên Xô năm 1977 đã thể hiện được vai trò lãnh đạo của Đảng và nhà nước trong nhân dân. Ở Trung quốc, việc xây dựng pháp luật có nhiều bước tiến quan trọng. Trong giai đoạn từ 1945 đến 1991, Trung quốc đã ban hành 4 bản hiến pháp: 1954, 1975, 1978, 1982. Còn tại Việt Nam, sau khi giành được độc lập từ tay thực dân Pháp, Việt Nam cũng tiến lên xây dựng đất nước theo con đường XHCN. Việt Nam cũng lần lượt ban hành 3 bản hiến pháp trong giai đoạn này bao gồm, Hiến pháp năm 1946, 1959, và 1980. Đồng thời, một số bộ luật quan trọng và các văn bản dưới luật cũng từng bước ra đời như Luật hôn nhân và gia đình năm 1987, Bộ luật hình sự năm 1985,.
Tuy nhiên, cuối giai đoạn này, các nước XHCN lâm vào tình trạng suy yếu, kéo theo đó là sự suy yếu của dòng họ pháp luật XHCN. Ở Đông Âu và Liên xô, các nước lâm vào khủng hoảng một cách trầm trọng. Tuy có nhiều cải cách được tiến hành nhưng tất cả đều thất bại. Ở Trung quốc và Việt Nam, tuy cũng chịu ảnh hưởng của sự khủng hoảng về đường lối nhưng đến năm 1976, 1986 lần lượt hai nước Trung quốc và Việt Nam đã có những bước đổi mới thành công. Năm 1979 Trung Quốc bắt đầu thực hiện chính sách "CNXH mang đặc sắc Trung Quốc" của Đặng Tiểu Bình. Việc đổi mới ở Trung Quốc đã mở ra tia sáng hi vọng cho CNXH nói chung và dòng họ pháp luật XHCN nói riêng.
Nói tóm lại, giai đoạn này chứng kiến sự pháp triển vượt bậc trong lĩnh vực lập pháp của các nước XHCN. Hệ thống pháp luật XHCN được phát triển trên nền của Hệ thống pháp luật Liên Xô, và cùng với các dòng họ pháp luật khác, ngày càng trở thành một dòng họ pháp luật có quy mô lớn trên toàn thế giới.
2.3.I.3. Giai đoạn từ năm 1991 đến nay.
Đây là giai đoạn chứng kiến sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Dòng họ pháp luật XHCN bị thu hẹp lại, chỉ còn tồn tại ở Trung Quốc, Việt Nam, Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên, Cu ba, Lào. Các nước XHCN thực hiện các chính sách đổi mới, xoá bỏ nền kinh tế tập trung, bao cấp. Tất cả cùng xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đồng thời tăng cường yếu tố dân chủ và xây dựng nhà nước pháp quyền.
Việc xây dựng pháp luật ở các nước XHCN có phần tiến bộ hơn, dân chủ hơn. Trong lĩnh vực kinh tế, nhiều quy định mới của pháp luật đã ra đời và đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của người dân. Ngoài ra, việc xây dựng luật pháp luôn được chú trọng. Hàng năm, các nước tiến hành giám sát, sửa đổi, bổ sung các luật đã ban hành cho phù hợp, đồng thời ban hành những luật mới để điều chỉ các quan hệ xã hội trong quá trình quản lý nhà nước. Ví dụ như: Ngày 14/3/2004, Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá 10 nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa đã thông qua 22 điểm sửa đổi trong Hiến pháp hiện hành. Hay tại Việt Nam, nhiều bộ luật được thay thế và ban hành mới như Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2003, Luật Thương mại, Luật Doanh nghiệp năm 2005, Luật chứng khoán năm 2006, ...
Nhìn chung, giai đoạn này đánh dấu sự trở lại của hệ thống pháp luật XHCN với nhiều thay đổi mới hơn, tiến bộ hơn so với giai đoạn trước đây. Đồng thời mở ra những tia hi vọng cho sự phát triển của dòng họ pháp luật XHCN, đứng ngang hàng với các dòng họ pháp luật khác trên thế giới.
Ngày nay, bên cạnh sự phát triển của các dòng họ pháp luật như Civil Law, Common Law, Hồi giáo, dòng họ pháp luật XHCN cũng đang càng ngày càng phát triển theo hướng hoàn thiện hơn, và đứng độc lập, trở thành một dòng
họ pháp luật riêng.
2.3.2. Đặc điểm
Truyền thống pháp luật được hiểu là các quan điểm có nguồn gốc lịch sử sâu xa quy định bản chất của pháp luật, vai trò của pháp luật trong xã hội và chính thể, quy định cấu trúc và hiệu lực của hệ thống pháp luật và cách mà pháp luật được hoặc có thể làm ra. Trong nền khoa học pháp lý thế giới, truyền thống pháp luật nói chung, truyền thống pháp luật xã hội chủ nghĩa nói riêng luôn là một đề tài dành được sự quan tâm, phân tích, so sánh của các luật gia trên thế giới.
Sự kiện ngắn ngủi của Công xã Pari từ ngày 18 tháng 3 đến ngày 28 tháng 5 năm 1871 được coi là sự kiện đầu tiên gợi nhớ về cội nguồn của chủ nghĩa xã hội. Truyền thống pháp luật XHCN là một truyền thống pháp luật non trẻ, khởi nguồn từ năm 1917 tại nước Nga Xô viết. Ngọn lửa cách mạng đã nhanh chóng lan sang Mông Cổ năm 1920 và Mông Cổ đã trở thành quốc gia có chế độ XHCN lâu đời thứ 2 trên thế giới, tiếp theo là các quốc gia Đông Âu bao gồm Đông Đức, Ba Lan, Tiệp Khắc, Hungary, Rumani, Bulgari, các quốc gia Châu Á bao gồm Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Triều Tiên. Ngoài ra, chế độ xã hội chủ nghĩa còn lan rộng đến Cu Ba và một số quốc gia khác trên thế giới.
Có thể nói, mục tiêu ban đầu của các nhà kiến trúc sư hệ thống pháp luật XHCN là thiết lập một trật tự pháp lý xoá bỏ mọi sự bất bình đẳng về pháp luật của chế độ Sa hoàng. Hệ thống pháp luật riêng này không được có bất cứ một sự liên hệ lịch sử nào với một "quá khứ suy đồi" trước đây, chính vì vậy, hệ thống pháp luật này "đoạn tuyệt", không chấp nhận bất cứ án lệ nào ở bất cứ nơi nào trên thế giới.
Trong giai đoạn khởi đầu xây dựng xã hội chủ nghĩa từ năm 1917 đến giữa những năm 1930, nhà nước Xô viết chưa thiết lập được một hệ thống pháp luật XHCN theo đúng nghĩa của nó mà mới chỉ dừng lại ở việc xây dựng được một trật tự pháp luật (legal order). Từ năm 1936 đến năm 1953, Joseph Stalin - người khởi xướng hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa hiện đại nhận thấy những yếu tố ổn định của luật pháp phương Tây, trong đó, hệ thống dân luật (civil law)
có thể được mở rộng hoặc cô đọng cho phù hợp với những yêu cầu củng cố bộ máy Đảng và nhà nước. Chính vì vậy, hầu hết các nghiên cứu ngày nay đều cho rằng hệ thống pháp luật XHCN có nhiều điểm gần gũi và tương đồng với những
khía cạnh thực định của hệ thống dân luật.
Học thuyết Mác - Lê nin quan niệm pháp luật là một hiện tượng lịch sử, chỉ phát sinh, tồn tại và phát triển trong xã hội có giai cấp, pháp luật xã hội chủ nghĩa là một sản phẩm của hành động có ý thức của con người, là biểu hiện tập trung của chính trị và là ý chí của giai cấp thống trị trong một xã hội. Pháp luật luôn có mối quan hệ lịch sử chặt chẽ, không thể tách rời với nhà nước và là một loại hoạt động của nhà nước. Pháp luật sẽ vô nghĩa nếu không có bộ máy có đủ sức mạnh thực hiện việc cưỡng chế tuân thủ pháp luật. Trong một thời gian dài trước khi nền kinh tế kế hoạch thất bại, Chủ nghĩa Mác - Lênin có xu hướng phân tích mọi hiện tượng dựa trên quan điểm giai cấp. Nhà nước và pháp luật luôn được coi là công cụ để thực hiện nhiệm vụ chuyên chính vô sản. Chính bản thân cụm từ Nhà nước XHCN là "Nhà nước chuyên chính vô sản", theo Giáo sư Michael Bogdan của Đại học Lund Thuỵ Điển nhận định, trong một thời gian dài đã bị hiểu sai khi coi đó là nhà nước có xu hướng trở thành một chính quyền dựa trên sự sợ hãi và một xã hội không có quyền và tự do cá nhân.
Học thuyết Mác-Lênin coi pháp luật là một yếu tố thuộc thượng tầng kiến trúc và cũng như những yếu tố thuộc thượng tầng kiến trúc khác, pháp luật có tính độc lập tương đối và có ảnh hưởng trở lại, biện chứng đối với sự phát triển của các yếu tố kinh tế. Trong lịch sử, quá trình phát triển của pháp luật đã chuyển qua các giai đoạn chính là pháp luật của xã hội nô lệ, pháp luật của xã hội phong kiến, pháp luật của xã hội tư sản và pháp luật của xã hội chủ nghĩa. Ba kiểu pháp luật đầu đều có chung một đặc điểm là chúng cùng được hình thành trên cơ sở quyền sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và phân phối dựa trên cơ sở người bóc lột người, là công cụ để thiểu số giai cấp thống trị thực hiện đàn áp đa số giai cấp bị trị. Điều này là phi lý, phi đạo đức, do đó, pháp luật xã hội chủ nghĩa phải dựa trên hai nguyên tắc cơ bản là sở hữu nhà nước về các tư liệu sản xuất cơ bản và hoạt động phân phối và việc loại bỏ không khoan nhượng đối với việc bóc lột
giữa người với người.
Truyền thống pháp luật XHCN phản đối học thuyết phân chia quyền lực và thay vào đó, chấp nhận học thuyết quyền lực thống nhất. Đặc điểm cơ bản nhất của học thuyết này là quyền lực trong tổng thể là một và không thể phân chia. Chức năng kiểm soát tối cao việc thực thi quyền lực của các cơ quan chính phủ thuộc về Đảng cộng sản với các cơ chế vô hình. Tuy nhiên, các chức năng của nhà nước có thể được phân công cho các cơ quan khác nhau nhưng không có nghĩa là các cơ quan này có vị trí bình đẳng như nhau. Trong sơ đồ hình tháp quyền lực, theo truyền thống, quyền lực của cơ quan lập pháp đứng ở đỉnh chóp, tiếp theo là quyền lực của cơ quan hành pháp, hoạt động tư pháp được coi là nhánh quyền lực ít nguy hiểm nhất, được xếp ở những nấc cuối của phân công lao động quyền lực trong bộ máy nhà nước XHCN. Ngoài ra, quyền công tố, mặc dù xét về bản chất là chức năng thi hành của Chính phủ, nhưng dần dần đã được coi là nhánh thứ tư trong bộ máy nhà nước XHCN, trực thuộc cơ quan lập pháp mà không thuộc Chính phủ. Tuy nhiên, do thẩm quyền của cơ quan này không thể với tới những cơ quan cấp cao của nhánh chính phủ, cũng như lập pháp nên đây cũng được coi là nhánh yếu thế trong bộ máy nhà nước.
Theo truyền thống pháp luật XHCN, các nhà nước XHCN không coi Hiến pháp như một tín điều pháp lý mà là cơ sở pháp lý cho các mục tiêu chính trị. Chính vì vậy, các điều khoản của Hiến pháp có thể được sửa đổi khá dễ dàng theo yêu cầu của những mục tiêu chính trị.
Học thuyết Mác - Lênin về pháp luật quan niệm pháp luật là một trật tự bắt nguồn từ chủ quyền làm luật, vì vậy, mỗi cá nhân công dân không có quyền "bất tuân pháp luật" cho dù việc bất tuân pháp luật đó trên cơ sở phản đối có ý thức hoặc bất tuân dân sự nào đó. Học thuyết về pháp chế XHCN với nội dung chính là yêu cầu về sự nghiêm ngặt, kỷ luật thép trong thực thi pháp luật được hình thành một phần quan trọng trên cơ sở luận điểm này. Ngoài ra, do hoạt động làm luật xuất phát từ chủ quyền tối cao, được xây dựng trên cơ sở đạo đức xã hội mới xã hội chủ nghĩa nên học thuyết Mác - Lênin không chấp nhận luật tự nhiên - một học thuyết được cho là có thể là suy yếu chủ quyền làm luật tối cao của
nhà nước XHCN.
Ngoài ra, sự không phân biệt rạch ròi ranh giới giữa luật công và luật tư trong hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa cũng là một đặc điểm nổi bật của truyền thống pháp luật XHCN. Dựa trên cơ sở quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin về yêu cầu vai trò của nhà nước trong quản lý kinh tế; tư liệu sản xuất phải được tập thể hoá, quốc hữu hoá nên một số lĩnh vực đáng lẽ ra là những quan hệ được điều chỉnh bởi luật tư - giữa cá nhân với cá nhân, đã bị hạn chế đáng kể. Những lĩnh vực cho sự tồn tại của luật tư không còn nhiều không gian để tồn tại,