cách luật nội dung. Luật thành văn của Anh đã từng bước thể hiện vai trò của mình. Trong các giai đoạn trước của lịch sử pháp luật Anh, có sự ảnh hưởng của luật thành văn đối với luật tư, nhưng những luật thành văn đó không nhằm mục đich điều chỉnh hoàn toàn hay toàn diện các lĩnh vực pháp luật cụ thể; chúng đơn giản chỉ là những văn bản có tính chất tạm thời được xây dựng để thay đổi các qui phạm riêng biệt đã được luật theo các vụ việc (case-law) phát triển".93 Sang thế kỷ 19, nhiều luật thành văn đã được ban hành như Luật về bán hàng, Luật bảo hiểm hàng hải... Ngày nay, luật thành văn đã đóng một vai trò quan trọng trong sự hình thành của pháp luật Anh.
2.2.2.2. Sự mở rộng của pháp luật Anh sang các quốc gia khác và các vùng lãnh thổ khác
Ngày nay khoảng 1/3 dân số trên thế giới hiện đang sống ở những vùng lãnh thổ mà ít nhiều chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Anh. Sự mở rộng của pháp luật Anh sang các quốc gia và các vùng lãnh thổ khác trên thế giới chủ yếu bằng quá trình thuộc địa hóa. Có thể nói Anh là một trong số những nước trong giai đoạn phát triển của chủ nghĩa đế quốc đã có được nhiều thuộc địa nhất. Quá trình mở rộng thuộc địa của người Anh cũng là quá trình pháp luật Anh được mở rộng sang các quốc gia và các vùng lãnh thổ khác trên thế giới. Tuy nhiên, xét từ góc độ lịch sử, sự mở rộng của pháp luật Anh cùng với quá trình thuộc địa hóa có thể được chia làm hai nhóm.
Nhóm thứ nhất là những quốc gia và vùng lãnh thổ trước khi người Anh đặt chân đến, ở đó chưa phát triển một hệ thống pháp luật nào một cách hoàn chỉnh. Những vùng đất này có thể kể đến như Bắc Mỹ, Australia, New Zealand.94
Ở những vùng lãnh thổ này, một điều rất tự nhiên là pháp luật Anh được thiết lập ở đó. Tất nhiên, đối với những vùng đất này, pháp luật Anh cũng sẽ không được áp dụng nếu những điều kiện như kinh tế, xã hội, địa lý mà có thể làm cho pháp luật Anh không phù hợp.95
Nhóm thứ hai là những vùng lãnh thổ khi người Anh xâm chiếm làm thuộc địa, ở đó đã có một hệ thống pháp luật bản địa hoặc đã từng nằm dưới sự
93 Xem K. Zweigert & H. Kotz, Sđd, trang 200.94 Xem Michael Bogdan, Sđd, trang 141-142. 94 Xem Michael Bogdan, Sđd, trang 141-142. 95 Xem K. Zweigert & H. Kotz, Sđd, trang 220.
kiểm soát của một nước châu Âu khác. Những vùng đất này như Quebec (Canada) trước đây là thuộc địa của Pháp, Louisiana (Hoa Kỳ) trước khi trở thành thuộc địa của Anh là vùng đất thuộc quyền kiểm soát của Tây Ban Nha rồi đến Pháp. Với những vùng đất này, một trong những nguyên tắc mà người Anh áp dụng là giữ nguyên hệ thống pháp luật đang tồn tại ở đó. Vì thế, chúng ta vẫn nhìn thấy dấu ấn của người Pháp ở Quebec, hay Civil Law ở Louisiana. Tuy nhiên, những vấn đề thương mại ở các vùng lãnh thổ này, pháp luật Anh từng bước thay thế pháp luật bản địa. Đối với những vấn đề khác như hôn nhân, gia đình, luật bản địa vẫn chiếm ưu thế.
2.2.2.3. Sự phát triển của Hệ thống pháp luật Anh - Mỹ ở các quốc gia
sau khi tiếp nhận pháp luật Anh
Pháp luật Anh được tiếp nhận ở các vùng lãnh thổ thuộc địa của Anh như đã nói ở trên nhưng không hoàn toàn phát triển theo khuôn mẫu của pháp luật Anh. Các quốc gia và vùng lãnh thổ sau khi giành được độc lập đã phát triển hệ thống của riêng mình phù hợp với những đặc điểm kinh tế, xã hội, địa lý. Thậm chí, có những hệ thống pháp luật đã ảnh hưởng đến pháp luật của các quốc gia khác và các vùng lãnh thổ khác.
Điển hình của hệ thống pháp luật tiếp nhận pháp luật Anh, phát triển theo quan điểm riêng của mình và ảnh hưởng đến các quốc gia khác và các vùng lãnh thổ khác là hệ thống pháp luật Hoa Kỳ. Mặc dù, không phủ nhận những đặc điểm chính của Common Law, nhưng pháp luật Hoa Kỳ không hoàn toàn giống với pháp luật Anh. Điểm đáng lưu ý ở sự khác biệt giữa pháp luật Hoa Kỳ và pháp luật Anh chính là tính chất liên bang của pháp luật Hoa Kỳ. Vì vậy, hệ thống pháp luật Hoa Kỳ trong thực tế là hơn 50 hệ thống pháp luật có mối quan hệ mật thiết với nhau nhưng lại không đồng nhất với nhau. Tính chất liên bang của pháp luật Hoa Kỳ làm cho những nguyên tắc của pháp luật common law ở Anh không hoàn toàn giống với pháp luật Hoa Kỳ. Một trong những điểm đáng lưu ý nhất là nguyên tắc án lệ ở Hoa Kỳ. Do hệ thống tòa án của Hoa Kỳ chịu ảnh hưởng của hệ thống liên bang nên nguyên tắc án lệ của Hoa Kỳ cũng có những đặc điểm riêng. Theo đó, án lệ của bang nào chỉ có giá trị ràng buộc trong
hệ thống tòa án của bang đó. Thậm chí, các tòa án không bị ràng buộc bởi chính phán quyết của mình...
Ở các hệ thống pháp luật khác như Australia, Canada, Hồng Kông, Singapore, Malaysia đều có những đặc điểm riêng của mình mặc dù đều chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Anh.
Bên cạnh những nước và vùng lãnh thổ trực tiếp chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Anh, còn có những nước tiếp nhận common law không phải từ Anh mà từ Hoa Kỳ. Vì thế, ở những nước này, hệ thống pháp luật cũng có những điểm riêng ngoài những đặc trưng của common law nói chung. Philipines một ví dụ điển hình của những nước này.96
2.2.3. Nguồn của hệ thống pháp luật Anh - Mỹ
2.2.3.I. Ản lệ
Ở các nước thuộc hệ thống pháp luật Anh - Mỹ, án lệ được xem là nguồn quan trọng. Các tòa án ở các nước thuộc hệ thống pháp luật Anh - Mỹ nguyên tắc án lệ hay học thuyết stare decisis được xem là nguyên tắc quan trọng trong quá trình xét xử của mình.
Học thuyết stare decisis có được hai thành tố, theo chiều ngang và theo chiều dọc. Theo chiều dọc, các thẩm phán của các tòa án cấp dưới bị ràng buộc chặt chẽ vào các quyết định là án lệ của các tòa án cấp trên, ngay cả khi các tòa án cấp dưới cho rằng quyết định của tòa án cấp trên là không chính xác. Tuy nhiên, các thẩm phán cấp dưới được tự do thể hiện quan điểm của mình về tính đúng đắn trong quyết định của tòa án cấp trên và họ có thể đề xuất việc phúc thẩm. Theo chiều ngang, các án lệ không chỉ ràng buộc đối với tòa án cấp dưới mà còn ràng buộc đối với chính tòa án đã ra quyết định đó. Tuy nhiên, mặc dù các thẩm phán bị ràng buộc bởi chính phán quyết của mình khi giải quyết các vụ việc tương tự. Tuy nhiên, các thẩm phán cũng không bị gắn chặt vào các lý do đã đưa ra trong các án lệ.97
Tuy vậy, việc áp dụng nguyên tắc này ở các hệ thống pháp luật khác nhau không hoàn toàn giống nhau. Chẳng hạn, ở Anh, các tòa án cấp cao bị ràng buộc