việc tập trung vào từng vụ việc cụ thể.70 Vì thế, vai trò trung tâm trong hệ thống pháp luật này các thẩm phán. Các thẩm phán xem xét và quyết định đối với các vụ việc dựa vào các tình tiết của nó chứ không phải dựa vào các khái niệm mang tính trừu tượng võ đoán như trong hệ thống pháp luật châu Âu lục địa. Hơn nữa, hệ thống pháp luật châu Âu lục địa đòi hỏi phải dự liệu và giải quyết các vấn đề pháp lý trước khi chúng xuất hiện thì ở hệ thống pháp luật Anh - Mỹ, các luật gia thật ra là ngồi đợi rồi xem xét và giải quyết vấn đề khi chúng xuất hiện.71 Nói cách khác, người châu Âu lục địa được lập kế hoạch, điều chỉnh mọi thứ trước, và vì vậy, ở khía cạnh pháp luật, là ban hành các qui tắc và hệ thống hóa các qui tắc đó. Vì thế, người châu Âu tiếp cận các vấn đề với những ý tưởng được định sẵn, và vận hành chúng bằng cách suy diễn. Trong khi đó, người Anh thì ứng biến, họ không đưa ra quyết định cho tới khi họ gặp phải vấn đề. Vì thế, tư duy của người Anh là: "Chúng ta sẽ đi qua chiếc cầu khi chúng ta đi đến chiếc cầu đó"72
Thứ năm, trong hệ thống pháp luật ở các nước Anh Mỹ, án lệ là nguồn pháp luật cơ bản nhất theo truyền thống của hệ thống pháp luật này bên cạnh vai trò ngày càng tăng lên của luật thành văn. Ở các nước thuộc hệ thống Anh - Mỹ, các thẩm phán khi giải quyết các vụ việc cụ thể, dựa vào cả luật thành văn và các án lệ. Các cơ quan lập pháp ở các nước thuộc hệ thống pháp luật này đã mở rộng đáng kể vai trò của luật thành văn. Vì thế, luật thành văn ở các nước này đã điều chỉnh hầu hết các lĩnh vực pháp luật. Thậm chí, ở nhiều nước, một số lĩnh vực pháp luật cũng được pháp điển hóa khá toàn diện. Nhờ đó, chúng ta cũng thấy có nhiều bộ luật ở các nước thuộc hệ thống pháp luật này, chẳng hạn như Bộ luật hình sự, luật bán hàng, luật về các phương tiện đàm phán... Tuy nhiên, pháp điển hóa ở các nước này không giống như ở các nước thuộc hệ thống pháp luật châu Âu lục địa. Mặc dù vậy, án lệ theo truyền thống vẫn được xem là có ưu thế trong thực tiễn xét xử của tòa án các nước thuộc hệ thống pháp luật Anh - Mỹ. Thậm chí, ngay cả khi các nước chấp nhận các qui định của luật thành văn có giá trị cao hơn phán quyết của tòa án trong trường hợp có sự xung đột
70 K. Zweigert & H. Kotz, Sđd, trang 69.71 Dominik Lengeling, Sđ d, trang 10. 71 Dominik Lengeling, Sđ d, trang 10. 72 K. Zweigert & H. Kotz, Sđd, trang 70.
giữa luật thành văn và án lệ thì đôi khi, quy tắc án lệ vẫn được áp dụng để giải thích các qui định của luật thành văn. "Kết quả là, các qui định của luật thành văn nhanh chóng bị chất đầy bởi các án lệ và hiệu lực của chúng ngay lập tức thay thế các điều khoản của luật thành văn".73
2.2.2. Sự hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật Anh - Mỹ
Như đã đề cập ở trên, sự hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật Anh - Mỹ gắn liền với lịch sử pháp luật Anh. Thậm chí, chỉ có thể hiểu được những vấn đề cơ bản của hệ thống pháp luật này khi tìm hiểu về lịch sử phát triển của hệ thống pháp luật Anh. Vì thế, khi nói đến sự hình thành và phát triển hệ thống pháp luật Anh - Mỹ, chúng ta không thế không tìm hiểu lịch sử phát triển hệ thống pháp luật Anh.
2.2.2. Ì. Sự hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật Anh
Vương quốc Anh ngày nay với bốn vùng lãnh thổ là: England, Xứ Wales, Scottland và Bắc Ireland. Scottland trở thành một bộ phận của Vương quốc Anh vào thế kỷ XVII và Bắc Ireland từ năm 1922. Vì vậy, nói đến lịch sử pháp luật Anh là cội nguồn của hệ thống pháp luật Anh - Mỹ là nói đến pháp luật ở vùng England và Xứ Wales.
Để tìm hiểu về sự hình thành và phát triển Common Law ở nước Anh, có thể chia lịch sử pháp luật của Anh thành 4 giai đoạn: giai đoạn thứ nhất là thời kỳ trước năm 1066; giai đoạn thứ hai là giai đoạn từ năm 1066 đến năm 1485; giai đoạn thứ ba là từ năm 1485 đến 1832 và giai đoạn thứ tư là từ 1832 tiếp theo cho đến thời điểm hiện tại.
Pháp luật Anh trước năm 1066 được xem là thời kỳ Anglo-Saxon. Pháp luật thời kỳ này rất đơn giản. Những gì chúng ta biết đến pháp luật thời kỳ này có lẽ là tập hợp về các hình phạt hoặc biện pháp bồi thường thiệt hại qui định đối với các hành vi vi phạm khác nhau. Hoàng đế Alfred đã cho tập hợp một tập các phán quyết được biết đến là cuốn sách về các phán quyết (dome-book hay Liber Judicalis). Ngoài ra, luật có hiệu lực chủ yếu là tập quán địa phương. Trong giai đoạn này, ở Anh không có luật lệ được áp dụng chung cho toàn bộ vương quốc. Các tòa án giải quyết các tranh chấp trong giai đoạn này là thực chất là các hội