Michael Bogdan, sđd, tr 221.

Một phần của tài liệu Luật so sánh và CÁC HỆ THỐNG PHÁP LUẬT CƠ BẢN TRÊN THẾ GIỚI (Trang 64 - 65)

thời đứng đầu cộng đồng. Về cấu trúc Kinh Qu’ran được chia thành 30 phần và 114 chương và được sắp xếp theo ý của nhà tiên tri111. Các chương lại chia nhỏ thành 6.200 khổ thơ (verse), các luật gia Đạo Hồi gọi chúng là "Những khổ thơ pháp luật112. Chỉ có khoảng 3% các khổ thơ đó là liên quan đến pháp luật. Ví dụ, Luật Gia đình được quy định trong khoảng 70 khổ thơ; các vấn đề phát sinh trong lĩnh vực luật tư khác được quy định trong 70 khổ thơ; khoảng 30 khổ thơ được coi là đặc trưng cho Luật Hình sự; các vấn đề về tài chính và hiến pháp thì được đề cập trong khoảng 20 khổ thơ; các vấn đề liên quan đến Luật Quốc tế thì cũng được quy định trong khoảng 20 khổ thơ113

Cách thức thể hiện những điều răn dạy và điều cấm trong Kinh Qu’ran bao giờ cũng theo cùng một công thức: điều răn dạy đều bắt đầu bằng lời giới thiệu, sau đó kết thúc bằng một lời cấm đoán. Đơn cử như điều răn sau114

Đoạn đầu tiên, lời giới thiệu là: "Người dân hỏi nhà tiên tri về rượu và bài bạc. Hãy nói rằng, cả hai thứ đó đều xấu xa, dù rằng nó có một thuận lợi nào đó cho đàn ông, nhưng sự xấu xa của nó thì to lớn hơn sự thuận lợi đó nhiều lần".

Đoạn thứ hai, lời giới thiệu hướng đến điều cấm đoán: "Hỡi những tín đồ, không được cầu nguyện khi người đang say".

Đoạn thứ ba, lời giới thiệu đã chuyển thành điều cấm hoàn toàn: " Hỡi những tín đồ, uống rượu và chơi cờ bạc là những hành động xấu xa, là công việc của quỷ dữ, vì vậy phải tránh xa nó".

Trong Kinh Qu’ran, tín ngưỡng tồn tại bên cạnh một số nguyên tắc pháp lý và hầu hết các nguyên tắc pháp lý liên quan đến luật gia đình (kết hôn, ly dị và thừa kế), một số liên quan đến Luật Hình sự (ngoại tình, vu khống, uống rượu), một số liên quan đến hợp đồng (hình thức hợp đồng, phương thức thanh toán), một số liên quan đến vấn đề pháp luật về tài chính, hiến pháp, tòa án, tranh chấp quốc tế... Các vấn đề liên quan đến tôn giáo, nghi lễ, nghi thức và luật pháp rất ngắn gọn trong Qu’ran và hầu như mang tính nguyên tắc, không cụ thể. Hơn thế nữa, vẫn có một số vấn đề bỏ ngỏ, chưa được đề cập. Vì vậy, về nguyên tắc, vẫn

111 Dr. Ahmad A. Galwash, Handbook of Muslim Belief, năm 2001, tr. 169.112 Réne David, sđd, tr. 343.

Một phần của tài liệu Luật so sánh và CÁC HỆ THỐNG PHÁP LUẬT CƠ BẢN TRÊN THẾ GIỚI (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w