2012, trang 193-197.
66 Xem René David and John E.C. Brierley, Sđd, trang 307.67 Xem René David and John E.C. Brierley, Sđd, trang 307. 67 Xem René David and John E.C. Brierley, Sđd, trang 307.
trong các vụ việc tương tự, phải được tuân thủ trong các vụ việc sau, có nghĩa là các án lệ phải được tôn trọng. Nguyên tắc này được gọi là stare desicis và không bao giờ được ban hành bởi cơ quan làm luật nhưng được xem là ràng buộc đối với các tòa án và các tòa án thậm chí có thể quyết định điều chỉnh nguyên tắc đó".68
Thứ ba, việc phân chia hệ thống pháp luật ở các nước thuộc hệ thống pháp luật Anh - Mỹ thành các lĩnh vực luật công và luật tư không phải là phổ biến. Mặc dù, trong pháp luật các nước thuộc hệ thống pháp luật Anh - Mỹ, luật công và luật tư vẫn được nhắc đến. Theo đó, các lĩnh vực luật tư bao gồm luật hợp đồng, bồi thường thiết hại, sở hữu, luật gia đình, thừa kế, ủy thác; luật công bao gồm luật hiến pháp, luật hành chính, luật tố tụng. Tuy nhiên, các luật gia thuộc các hệ thống pháp luật này thường chú ý đến sự phân biệt giữa luật nội dung và luật về thủ tục hơn là phân biệt luật công và luật tư. Nếu như ở các nước châu Âu lục địa, để giải quyết các vụ việc thuộc lĩnh vực luật công, các nước xây dựng một hệ thống tòa án độc lập cho từng lĩnh vực luật công và luật tư thì ở hầu hết các nước thuộc hệ thống pháp luật Anh - Mỹ, thường không phân biệt các tòa án chuyên trách riêng biệt cho từng loại vụ việc. Chỉ riêng ở Anh có phân biệt tòa án chuyên trách xét xử các vụ án hình sự (Crown Courts). Nhưng các tòa án này lại là một bộ phận của Cơ quan xét xử tối cao (Supreme Court of Judicature) có thẩm quyền xét xử phúc thẩm đối với tất cả các vụ việc kể cả lĩnh vực luật công và luật tư. Vì thế, nếu có xác định tranh chấp thuộc lĩnh vực nào, thì mục đích không phải là xác định tranh chấp đó thuộc thẩm quyền của tòa án nào mà xác định thủ tục tố tụng nào sẽ áp dụng khi giải quyết vụ việc đó.
Thứ tư, các nguyên tắc khái quát được xác lập để giải quyết một vụ việc cụ thể được phát triển trên cơ sở các phán quyết của các vụ việc đã giải quyết được xem là phương thức tư duy pháp lý đặc thù của hệ thống pháp luật Anh- Mỹ.69 Truyền thống pháp luật Anh - Mỹ đã phát triển từng bước từ phán quyết đối với vụ việc này đến phán quyết đối với vụ việc khác. Các quy phạm pháp luật của hệ thống pháp luật Anh - Mỹ được phát triển từ tòa án và chúng nổi trội ở