Xem René David and John E.C Brierley, Sđd, trang 314.

Một phần của tài liệu Luật so sánh và CÁC HỆ THỐNG PHÁP LUẬT CƠ BẢN TRÊN THẾ GIỚI (Trang 42 - 43)

dụng luật tập quán ở các vùng lãnh thổ khác nhau. Sau khi trở về thủ đô, các thẩm phán thảo luận các quy tắc đó với các thẩm phán khác về những điểm tích cực và hạn chế của chúng và ghi lại các quyết định đó. Dần dần các thẩm phán hoàng gia ngày càng áp dụng thường xuyên hơn các quy phạm pháp luật giống nhau trong toàn bộ đất nước.80 Theo cách đó, luật được các thẩm phán tạo ra đã thực sự trở thành luật được áp dụng chung cho toàn bộ nước Anh. Common Law với nghĩa là luật chung áp dụng cho toàn bộ nước Anh đã ra đời theo cách đó. Và luật đó được các thẩm phán hoàng gia tạo ra từ thực tiễn xét xử chứ không phải là sản phẩm của giới học thuật như jus commune ở châu Âu lục địa. Nói cách khác, common law được các tòa án tạo ra bằng việc sử dụng các phán quyết của mình như là các tiền lệ. Nguyên tắc này được phát triển một cách nhanh chóng là quyết định tư pháp trước đây, trong vụ việc tương tự cần phải được tuân theo, có nghĩa là tiền lệ pháp cần được tôn trọng.81

Cùng với việc mở rộng thẩm quyền của tòa án hoàng gia và vai trò ngày càng quan trọng của các thẩm phán hoàng gia, thẩm quyền của các tòa án ở địa phương và các tòa án phong kiến đã giảm đi đáng kể. Điều đó không chỉ bởi thanh thế và thẩm quyển của các thẩm phán hoàng gia mà còn bởi vì thủ tục của các tòa án hoàng gia hiện đại và tiến bộ hơn và hình thức khởi kiện cũng dễ dàng hơn bởi cơ quan hành chính của hoàng gia.82 Thêm vào đó, các quy phạm pháp luật có nguồn gốc từ thời kỳ Anglo-Saxon dần dần mất đi tầm quan trọng của chúng. Mặc dù, các quy phạm này chưa bao giờ bị bãi bỏ nhưng chúng dần dần mờ nhạt bởi các luật lệ được các thẩm phán của tòa án hoàng gia áp dụng.

Ban đầu, common law được xem là một hệ thống qui tắc linh hoạt mềm dẻo. Tuy nhiên, nó nhanh chóng trở nên cứng nhắc không phải bởi nguyên tắc tiền lệ pháp mà bởi thủ tục được áp dụng tại common law. Common Law đã áp dụng một hệ thống "mẫu khởi kiện" được biết đến là "Trát" (writ).

Trát ở thời điểm đó là lệnh của nhà vua chỉ đạo quan chức, thẩm phán hoặc quan tòa. Nội dung của writ bao gồm những chi tiết tóm tắt về vụ việc, chỉ

80 Xem Michael Bogdan, Comparative Law, Kluwer Nostedts Juridik Tano, 1994 trang 103.81 Xem Michael Bogdan, Sđd, trang 103.

Một phần của tài liệu Luật so sánh và CÁC HỆ THỐNG PHÁP LUẬT CƠ BẢN TRÊN THẾ GIỚI (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w