lập phương, đó chính là đền Kaaba.
2.4.2. Đặc điểm
Luật Hồi giáo, theo nghĩa gốc bằng tiếng Arập được phiên âm sang tiếng Latinh, là Luật Shari’ah - nghĩa là "con đường đúng" (the right path) hoặc là "sự hướng dẫn" (guide)102 103. Đây là các quy phạm tôn giáo được nâng lên thành quy phạm pháp luật được các quốc gia trong hệ thống Luật Hồi giáo (điển hình như Afghanistan, Pakistan, Kowait, Bahrain, Quatar, Arập Xêut)103[áp dụng để điều chỉnh các vấn đề phát sinh trong xã hội.
Hai yếu tố cơ bản, tiên quyết để xác định một quốc gia thuộc hệ thống Luật Hồi giáo bao gồm: Đạo Hồi là quốc đạo của quốc gia, quốc gia lấy các quy định trong Kinh Thánh của Đạo Hồi làm luật. Chính vì vậy mà Thổ Nhĩ Kỳ, dù là nước có Đạo Hồi là quốc đạo, nhưng vẫn là quốc gia thuộc hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa vì ở quốc gia này Đạo Hồi chỉ được coi là tôn giáo104chứ không phải là luật.
Đặc điểm mấu chốt của sự khác biệt giữa hệ thống Luật Hồi giáo với các hệ thống pháp luật thế giới khác là ở các quốc gia áp dụng Luật Hồi giáo không có sự tách rời giữa nhà thờ và nhà nước (church and state). Ở đây, chính trị thần quyền (chế độ cai trị của các tăng lữ, trong đó các luật lệ của nhà nước được tin tưởng là luật lệ của Chúa Trời) bao trùm và điều chỉnh các vấn đề mang tính chất công và tư. Cũng chính từ học thuyết này, Shari’ah là luật Thánh Alla ban hành, không biến đổi và được nhà nước áp dụng cho mọi thời đại; nói khác đi, nhà nước, luật pháp và tôn giáo chỉ là một. Khái niệm này có thể hiểu ở mức độ khác nhau giữa các quốc gia, nhưng luật pháp, chính quyền đều dựa vào khái niệm đó và là một phần của tôn giáo Đạo Hồi105.
Hiện nay có trên 1.2 tỉ người theo Đạo Hồi (chiếm khoảng 20% dân số thế giới)106. Đa số những người theo Đạo Hồi sống ở hơn 50 quốc gia có luật pháp là Luật Hồi giáo hoặc ảnh hưởng chủ yếu bởi Luật Hồi giáo. Số còn lại, là các tín