Xem René David and John E.C Brierley, Sđd, trang 325.

Một phần của tài liệu Luật so sánh và CÁC HỆ THỐNG PHÁP LUẬT CƠ BẢN TRÊN THẾ GIỚI (Trang 45 - 47)

cùng, đến năm 1616, một giải pháp đã được đưa ra để giải quyết những xung đột giữa tòa án hoàng gia và tòa án Đại pháp quan. Đó là sự tồn tại song song hai tòa án với thẩm quyền bình đẳng. Theo đó, thẩm quyền của Đại pháp quan vẫn được duy trì nhưng Tòa án đại pháp quan không được xâm phạm và làm mất uy tín của Tòa án Common law. Tòa án Đại pháp quan cũng tiếp tục xét xử theo các án lệ của nó. Thêm vào đó, nhà vua không được lập ra các tòa án mới độc lập với các tòa án Common Law và cuối cùng, Đại pháp quan cần phải xét xử với tư cách của một thẩm phán thật sự chứ không phải là nhân vật chính trị hoặc pháp lý để đưa ra phán quyết dựa trên cơ sở đạo đức. Trong những điều kiện mới đó, các Tòa án Common Law sẵn sàng chấp nhận sự can thiệp của Đại pháp quan đã được trao quyền theo các tiền lệ pháp.90

Với giải pháp cho xung đột nói trên, từ thế kỷ thứ XVII, Hệ thống pháp luật Anh có một cấu trúc kép. Cùng với các quy tắc của Common Law, các công việc của Tòa án Hoàng gia thường được gọi là Tòa án Common Law là hệ thống Luật Công bằng (rules of Equity) hoặc "giải pháp công bằng" để hoàn thiện và sửa chữa Common Law.

Cấu trúc kép của hệ thống pháp luật Anh chấm dứt trong giai đoạn từ 1832 đến nay. Đặc biệt là những cải cách pháp luật Anh diễn ra vào thế kỷ thứ 19. Đáng chú ý là những cải cách cơ bản mà kết quả của nó vẫn còn cho đến ngày nay.

Thứ nhất, cải cách hệ thống tòa án năm 1873. Cơ cấu tổ chức của hệ thống Tòa án Anh đã được thay đổi một cách căn bản theo Luật về xét xử cấp cao năm 1873-1875. Theo đó, Tòa án tối cao của Anh bao gồm Tòa án cấp cao và Tòa án Phúc thẩm. Tòa án cấp cao có các tòa chuyên trách các loại tố tụng theo thẩm quyền của riêng mình. Cụ thế là, ba tòa án hoàng gia được hợp nhất thành Tòa án Nữ Hoàng (Queen’s Bench Division), Tòa án Đại pháp quan trở thành Tòa Đại pháp quan và cuối cùng, một bộ phận mới của Tòa cấp cao được thành lập là Tòa giải quyết vấn đề về hôn nhân và gia đình. Tòa án Phúc thẩm được hình thành từ bộ phận xét xử phúc thẩm của các tòa án trước đây.91 Năm 1876, Ủy ban tư pháp

90 Xem René David and John E.C. Brierley, Sđd, trang 327-328.91 Xem K. Zweigert & H. Kotz, Sđd, trang 199. 91 Xem K. Zweigert & H. Kotz, Sđd, trang 199.

của Thượng nghị viện được thành lập và giữ vai trò là cơ quan xét xử cao nhất cho đến cải cách Hiến pháp của Anh năm 2005. Theo đó, người Anh chính thức thành lập Tòa án tối cao với nghĩa là cơ quan xét xử cao nhất vào năm 2009.

Thứ hai, điểm đáng chú ý khác trong giai đoạn cải cách pháp luật của Anh

thế kỷ 19 là thống nhất các lĩnh vực của common law và equity. Điều này có nghĩa là tất các các bộ phận của Tòa án cấp cao cũng như tòa án phúc thẩm đều phải áp dụng các qui tắc của pháp luật Anh mà không phụ thuộc vào nguồn gốc của các qui tắc đó là từ Common Law hay là Equity. Tất nhiên, khi thống nhất các hai lĩnh vực pháp luật này, khả năng có thể xảy ra là sự xung đột của một qui phạm nào đó của Common Law với qui phạm của Equity. Vì thế, Luật về xét xử tối cao cũng đã xác định rằng, trong trường hợp đó, các qui tắc của equity sẽ có giá trị pháp lý cao hơn.

Thứ ba, một điểm nổi bật khác trong cải cách pháp luật của Anh ở thế kỷ 19 là sự cải tổ hệ thống trát và thủ tục tố tụng. Luật về xét xử tối cao năm 1873 cùng với các luật cụ thể khác từ năm 1832 đến 1860 đã từng bước bãi bỏ các loại trát khác nhau. Ngày nay, tất cả các vụ việc tại tòa án cấp cao đều bắt đầu cùng một loại trát gọi là Trát hầu tòa (writ of summons). Trát hầu tòa được xem là yêu cầu chính thức mà nguyên đơn trình bày cơ sở và nội dung của khiếu kiện không phải bằng ngôn ngữ chuyên môn. Đương nhiên, nguyên đơn không phải xác định loại trát của mình thuộc loại nào như các giai đoạn trước đây nữa.92 Cùng với việc loại bỏ hệ thống trát phức tạp, sự cải cách pháp luật Anh trong giai đoạn này còn tập trung vào thủ tục tố tụng. Nếu trước đây, mỗi loại vụ việc gắn liền với một loại thủ tục tố tụng riêng biệt, thì sự cải tổ pháp luật đã thống nhất một thủ tục tố tụng chung cho các vụ việc. Tuy nhiên, ở đây vẫn phải lưu ý rằng, những khác biệt của từng vụ việc vẫn được thể hiện trong thủ tục tố tụng chung. Nói cách khác, đối với từng loại vụ việc cụ thể như ly hôn, bồi thường thiệt hại... ngoài thủ tục chung thống nhất, vẫn có những điểm khác biệt được xem là những biến thể trong một thủ tục chung thống nhất.

Cuối cùng, một cải cách của pháp luật Anh trong thời kỳ này là sự cải

Một phần của tài liệu Luật so sánh và CÁC HỆ THỐNG PHÁP LUẬT CƠ BẢN TRÊN THẾ GIỚI (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w