này giải quyết các tranh chấp về thuế gắn liền với lợi ích cao nhất của nhà vua. Ban đầu, thẩm quyền của tòa án này rộng hơn, sau đó nó chỉ giới hạn thẩm quyền đối với các tranh chấp về thuế khi Tòa án Common Pleas ra đời.75
Tòa án Common Pleas giải quyết các tranh chấp giữa các chủ thể mà không liên quan trực tiếp đến lợi ích của nhà vua. Có lẽ vì vậy mà nó có tên là Tòa án có thẩm quyền chung. Tranh chấp thuộc thẩm quyền của tòa án này chủ yếu là vấn đề đất đai, khiếu kiện của cá nhân về các khoản nợ, đòi lại tài sản bị chiếm giữ...76
Tòa án King’s Bench được thành lập để giải quyết những vụ việc liên quan trực tiếp đến lợi ích của quốc vương. Tòa án này ban hành các trát như chỉ thị đối với tòa án cấp dưới, cấm đoán, lệnh xét xử lại vụ án và xem xét việc giam giữ đối với người bị bắt để giám sát các khiếu kiện liên quan đến công chức. Sau này, Tòa án King’s Bench còn có thẩm quyền kiểm tra việc lạm dụng quyền lực đặc biệt của nhà vua.77
Ngoài các vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án Hoàng gia, các tranh chấp khác vẫn được giải quyết bởi Tòa án County, Tòa án Hundred, các tòa án phong kiến, Tòa án giáo hội.. ,78
Tuy nhiên, quyền lực của nhà vua ngày càng lớn mạnh. Các tòa án vì nhiều lí do, ngày càng mở rộng thẩm quyền xét xử của mình. Thứ nhất, khoản phí mà các tòa án hoàng gia có được từ việc xét xử các vụ việc và thứ hai, các tòa án ngày càng được dân chúng tin tưởng và cho rằng đó là tòa án cao hơn các tòa án khác vì có đủ biện pháp để yêu cầu nhân chứng có mặt và bắt buộc thi hành các phán quyết và chỉ có nhà vua bên ngoài nhà thờ có thể yêu cầu tuyên thệ.79
Việc mở rộng thẩm quyền của các tòa án làm cho số vụ việc được đưa đến các tòa án hoàng gia ngày càng tăng lên. Để giải quyết các tranh chấp đó, nhà vua đã cử các thẩm phán của mình đi đến các địa phương để xét xử. Khi tiến hành xét xử các vụ việc ở các vùng lãnh thổ khác nhau, lúc đầu các thẩm phán áp
75 Xem Mary Ann Clendon, Paolo G. Carozza, Colin B. Picker. Sđd, trang 30976 Xem Mary Ann Clendon, Paolo G. Carozza, Colin B. Picker. Sđd, trang 309