Chấm dứt Hợp đồng và gia hạn thực hiện Hợp đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp đồng vay tiền của hộ gia đình tại ngân hàng thương mại 03 (Trang 50 - 54)

Việc chấm dứt hợp đồng vay tiền của HGĐ tại ngân hàng thương mại thực hiện theo quy định tại Điều 424 Bộ luật Dân sự, tuy nhiên do một số đặc thù nên hợp đồng vay tiền có thể chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

1. Hợp đồng đã được hoàn thành sau khi HGĐ hoàn thành nghĩa vụ trả nợ (gốc và lãi) cho ngân hàng thương mại.

2. Hợp đồng vay tiền có thể chấm dứt theo thỏa thuận của các bên. Ngân hàng thương mại và hộ gia đình có thể thỏa thuận chấm dứt hợp đồng trước khi đến hạn trả nợ cuối cùng với điều kiện hộ gia đình hoàn trả toàn bộ nợ gốc tiền vay và số lãi theo thỏa thuận giữa hai bên. Theo thông lệ quốc tế, người vay phải trả số tiền lãi đến hạn cuối cùng theo hợp đồng nhưng hiện tại ở Việt Nam pháp luật về cho vay cho phép ngân hàng và khách hàng thỏa thuận về số lãi phải trả

vì vậy do chính sách khách hàng của các ngân hàng thương mại, thông thường hai bên thỏa thuận hộ gia đình chỉ trả lãi đến thời điểm trả nợ gốc mà không phải trả toàn bộ lãi suất đến hạn cuối cùng trong hợp đồng.

3. Hợp đồng vay tiền của hộ gia đình tại các ngân hàng thương mại cũng có thể chấm dứt khi hộ gia đình chấm dứt, ví dụ như khi toàn bộ thành viên hộ gia đình trên 18 tuổi chết do thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh…

4. Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện.

Đối với việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, do đặc thù của hợp đồng vay tiền là sau khi giải ngân (nhận tiền vay) hợp đồng mới phát sinh hiệu lực và chỉ còn HGĐ có nghĩa vụ với ngân hàng (trả nợ gốc và lãi) nên việc đơn phương chấm dứt hợp đồng chỉ có ngân hàng thương mại có quyền mà hộ gia đình không có quyền này. Theo Điều 25 Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN thì tổ chức tín dụng có quyền: “…Chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước hạn khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm hợp đồng tín dụng...”.

Việc gia hạn hợp đồng vay tiền của hộ gia đình tại các ngân hàng thương mại được thực hiện theo quy định tại các điều từ Điều 413 đến Điều 415 Bộ luật Dân sự.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, bên phải thực hiện nghĩa vụ có thể làm đơn xin gia hạn thời hạn trả nợ, nếu tài sản của mình đã bị giảm sút nghiêm trọng đến mức không thể thực hiện được nghĩa vụ như đã cam kết trong hợp đồng. Đối với trường hợp này bên vay ngoài việc phải trình bày rõ lý do, nguyên nhân xin gia hạn trong đơn còn phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú về sự việc bất khả kháng (nếu có) hoặc các lý do chính đáng khác. Điều cần lưu ý là: việc đề nghị của bên vay chỉ có giá trị khi được người có thẩm quyền của bên cho vay chấp thuận. Trong thực tế, khi vận dụng các quy

định này có những trường hợp biết rằng bên vay mất khả năng thanh toán nên đã có những cán bộ tín dụng thực hiện thao tác “đảo nợ” bằng những chứng từ không hợp pháp để việc gia hạn hợp đồng được coi như là việc thực hiện một hợp đồng vay hoàn toàn mới để trốn tránh trách nhiệm.

Tuy nhiên, hợp đồng vay tiền là còn phải tuân thủ quy định về cho vay của Ngân hàng Nhà nước, theo đó việc gia hạn thực hiện hợp đồng được coi là việc hộ gia đình kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ trả nợ (gốc và/hoặc lãi) với ngân hàng mà không bị coi là vi phạm hợp đồng. Theo quy định tại Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/2/2005 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thì việc gia hạn thực hiện hợp đồng vay tiền là việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ của khách hàng theo hai hình thức sau:

“Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ là việc ngân hàng chấp thuận thay đổi kỳ hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay trong phạm vi thời hạn cho vay đã thỏa thuận trước đó trong hợp đồng tín dụng, mà kỳ hạn trả nợ cuối cùng không thay đổi.

Gia hạn nợ vay là việc ngân hàng chấp thuận kéo dài thêm một khoảng thời gian trả nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay, vượt quá thời hạn cho vay đã thỏa thuận trước đó trong hợp đồng tín dụng”.

Trong việc gia hạn thực hiện hợp đồng vay tiền đối với hộ gia đình, các ngân hàng thương mại có một giải pháp tương đối đặc biệt là khoanh nợ. Khoanh nợ là việc ngân hàng thương mại gia hạn trả nợ gốc tiền vay cho hộ gia đình và không tính tiền lãi phải trả kể từ thời điểm khoanh nợ. Việc khoanh nợ thường thực hiện theo đợt nhất định và khi có bất khả kháng về thiên tại, dịch bệnh…ảnh hưởng đến quá trình sản xuất khi doanh của bên vay.

Kết luận Chƣơng 2

Trên đây là những quy định căn bản về bố cục, các nội dung trong hợp đồng vay tiền của hộ gia đình tại ngân hàng thương mại. Nội dung trong Chương này đã phân tích cụ thể về một số biện pháp đảm bảo gắn với các văn kiện tín dụng (hợp đồng tín dụng giữa khách hàng Hộ gia đình và ngân hàng thương mại cho vay) áp dụng khi ngân hàng cho vay. Những vấn đề thực tiễn áp dụng pháp luật, những vướng mắc cũng như đề xuất hoàn thiện sẽ được phân tích cụ thể tại Chương 3 của Luận văn.

CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp đồng vay tiền của hộ gia đình tại ngân hàng thương mại 03 (Trang 50 - 54)