Thứ tự ƣu tiên thanh toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp đồng vay tiền của hộ gia đình tại ngân hàng thương mại 03 (Trang 66 - 69)

Vướng mắc trong việc xác định thứ tự ưu tiên thanh toán giữa bên nhận cầm cố tài sản (bên nhận thế chấp tài sản) với bên nhận bảo lãnh và quan hệ giữa bên nhận bảo đảm với các chủ thể khác. Theo quy định tại khoản 2 Điều 325 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì “trong trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự mà có giao dịch bảo đảm có đăng ký, có giao dịch bảo đảm không đăng ký thì giao dịch bảo đảm có đăng ký được ưu tiên thanh toán”. Nhìn từ giác độ khoa học pháp lý thì quan hệ bảo lãnh phải được

hiểu là quan hệ trái quyền và không thuộc đối tượng đăng ký như các vật quyền bảo đảm khác. Tuy nhiên, do Bộ luật dân sự Việt Nam xác định thứ tự ưu tiên thanh toán giữa giao dịch bảo đảm bằng tài sản (ví dụ như: cầm cố, thế chấp) với bảo lãnh theo tiêu chí “đăng ký”, trong khi hợp đồng bảo lãnh không thuộc diện đăng ký nên chưa giải quyết triệt để thứ tự ưu tiên giữa bên nhận bảo lãnh với bên nhận thế chấp (nhận cầm cố).

Mặt khác, Điều 325 Bộ luật Dân sự năm 2005 mới chỉ giải quyết vấn đề thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các giao dịch bảo đảm, chưa giải quyết vấn đề xác định thứ tự ưu tiên thanh toán từ số tiền thu được do xử lý tài sản bảo đảm giữa bên nhận bảo đảm với chủ thể khác có quyền và lợi ích liên quan đến tài sản bảo đảm, (ví dụ: người được thi hành án, Nhà nước trong trường hợp doanh nghiệp nợ thuế) hay với các quyền ưu tiên khác liên quan đến tài sản bảo đảm (ví dụ: quyền của người lao động trong doanh nghiệp; quyền của người cho vay tiền mua tài sản…).

Quy định về vật bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự chưa phù hợp với thực tiễn xác lập giao dịch bảo đảm hiện nay bởi vì tài sản bảo đảm trên thực tế rất đa dạng, không chỉ bao gồm vật mà còn cả loại tài sản khác như: quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, khoản phải thu, quyền đòi nợ, các quyền tài sản khác…

Về việc một cá nhân ký Hợp đồng bảo đảm với 02 tư cách: Khi ký kết HĐBĐTV với bên thứ ba, trong đó, một cá nhân vừa ký với tư cách là chủ sở hữu tài sản (bên thứ ba) vừa ký với tư cách chủ doanh nghiệp (Giám đốc, Chủ tịch HĐQT – người đại diện theo pháp luật) – bên được bảo đảm, một số cơ quan công chứng không chấp nhận công chứng Hợp đồng bảo đảm tiền vay này với lý do vi phạm khoản 5 Điều 144 Bộ luật Dân sự (“Người đại diện không được xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự với chính mình hoặc với người thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có

quy định khác”). Việc này cần có hướng dẫn cụ thể vì không thể giải thích pháp luật để hạn chế quyền của chủ tài sản, ảnh hưởng đến giao dịch thế chấp của TCTD. Thực tế, khi ký kết hợp đồng 02 bên (bên bảo đảm với TCTD) trong trường hợp này lại được chấp nhận, trong khi về bản chất vẫn là quan hệ pháp lý 03 bên.

Về thế chấp đối với Hợp đồng bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba: Theo BLDS, thì việc bên thứ ba bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cho một bên khác là biện pháp bảo lãnh, tuy nhiên trong các VBPL khác (GDBĐ, Đất đai) thì lại sử dụng thuật ngữ biện pháp cầm cố, thế chấp để bảo đảm cho nghĩa vụ của người khác. Việc này, đã phát sinh quan điểm trái chiều trong quá trình công nhận hiệu lực của giao dịch bảo đảm, cũng như xử lý giao dịch đảm.

Về phạm vi nghĩa vụ bảo đảm:

Bộ luật Dân sự và pháp luật về GDBĐ đã quy định rõ phạm vi nghĩa vụ bảo đảm của tài sản gồm các nghĩa vụ hiện tại (đã, đang) và các nghĩa vụ phát sinh trong tương lai, tuy nhiên khi TCTD đưa nội dung này vào HĐTC “bảo đảm cho toàn bộ các nghĩa vụ đã, đang và sẽ phát sinh trong tương lai theo các Hợp đồng tín dụng/Hợp đồng cấp bảo lãnh ký giữa Bên vay/Bên được bảo đảm và TCTD” một số Văn phòng công chứng không chấp thuận điều khoản này mà yêu cầu TCTD phải quy định rõ bảo đảm cho nghĩa vụ phát sinh từ HĐTD cụ thể nào. Việc này gây khó khăn cho TCTD và khách hàng, nhất là đối với khách hàng có quan hệ tín dụng thường xuyên, có nhiều món vay với TCTD. Mặt khác, tại Hợp đồng bảo đảm tiền vay các bên đã thỏa thuận rõ, nghĩa vụ bảo đảm là toàn bộ nghĩa vụ của khách hàng, tuy nhiên khi giải quyết tranh chấp, một số Tòa án lại tự quyết định việc giới hạn phạm vi nghĩa vụ bảo đảm theo ý chí và cách giải thích của bên bảo đảm (sẽ rất khác biệt vì đã xảy ra tranh chấp). Điều

này không phản ánh đúng bản chất quan hệ bảo đảm tiền vay và nội dung phạm vi ngĩa vụ bảo đảm của TSBĐ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp đồng vay tiền của hộ gia đình tại ngân hàng thương mại 03 (Trang 66 - 69)