Đặc điểm của hợp đồng vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp đồng vay tiền của hộ gia đình tại ngân hàng thương mại 03 (Trang 26 - 28)

Theo quy định của điều luật trên đây, hợp đồng vay tín dụng ngoài những đặc điểm chung về hợp đồng vay tài sản còn có các đặc điểm sau đây:

- Đối tượng của hợp đồng vay luôn là một khoản tiền (có thể là tiền Việt Nam hoặc ngoại tệ tùy đối tượng được vay và theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) hoặc là kim khí quý.

- Trong hợp đồng luôn có một tỷ lệ phần trăm (%) tiền lãi nhất định. Số tiền lãi này bao gồm: lãi suất vay trong hạn (đúng kỳ hạn mà hai bên thỏa thuận, tỷ lệ % tiền lãi vay trong hạn thường thấp hơn tỷ lệ % tiền lãi vay quá hạn) và lãi suất vay quá hạn. Tỷ lệ % tiền lãi được tính theo mức lãi suất tương đương mức lãi suất trần do Ngân hàng Nhà nước quy định đối với từng loại vay tương ứng. Số tiền lãi phụ thuộc vào số tiền vay nhiều hay ít và thời hạn vay dài hay ngắn.

- Hợp đồng tín dụng cũng như các hợp đồng vay thông thường là một loại hợp đồng thực tế. Nghĩa là, hợp đồng chỉ có giá trị pháp lý khi đối tượng của hợp đồng (là tiền tệ) được bên vay giao cho bên đi vay và bên đi vay đã nhận làm sở hữu. Vì vậy, mọi thỏa thuận, cam kết không có giá trị ràng buộc đối với bên cho vay nếu như tiền chưa xuất khỏi quỹ của ngân hàng (dưới bất cứ hình thức nào) giao cho bên vay. Nghĩa là, sau khi ký kết hợp đồng và cam kết cho vay, nhưng khi kiểm tra tài sản thế chấp, khả năng tài chính của bên đi vay thấy thiếu cơ sở bảo đảm độ tin cậy, thì bên cho vay (là các tổ chức tín dụng) vẫn có quyền từ chối, không cho vay mà không bị coi là vi phạm.

Bên vay trở thành chủ sở hữu đối với tài sản vay kể từ thời điểm nhận tài sản đó. Tính chất sở hữu đối với tài sản vay đã nói lên tính chất đặc trưng của quan hệ vay tài sản để phân biệt với các hợp đồng thuê, hợp đồng mượn tài sản. Nghĩa là, khi đến kỳ hạn trả nợ, người vay không phải trả lại chính tài sản mà họ đã vay. Đây là đặc điểm khác biệt cơ bản so với hợp đồng mượn tài sản, thuê tài sản theo quy định của pháp luật dân sự.

Hợp đồng vay tiền của HGĐ tại các ngân hàng thương mại là một hình thức cụ thể của hợp đồng vay. Theo nguyên lý chung về hợp đồng và theo quy định tại Điều 4 Bộ luật Dân sự 2005, các bên trong hợp đồng đều có quyền “tự do cam kết, thỏa thuận”. Tuy nhiên, vấn đề cam kết và thỏa thuận của các bên trong hợp đồng vay tiền tại các ngân hàng thương mại có những đặc điểm riêng. Về số tiền vay, thời hạn vay, tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ… các bên có

thể tùy nghi thỏa thuận, nhưng tỷ lệ lãi suất lại theo quy định của pháp luật và tùy thuộc vào số tiền vay, thời hạn vay, vay có ưu đãi hay không ưu đãi. Quyền tự do thỏa thuận cũng bị hạn chế bởi các ngân hàng thương mại thường có mẫu hợp đồng in sẵn, quy định rõ quyền và nghĩa vụ cụ thể của các bên. Với mẫu hợp đồng và các điều kiện đã được ấn định trước, nên việc thỏa thuận trong nhiều trường hợp chỉ là chấp thuận hay không chấp thuận các điều kiện của bên cho vay. Do vậy, vấn đề “tự do thỏa thuận” của các bên về vấn đề này không thể “tùy nghi theo ý chí của mình” mà cơ bản phải tuân thủ nội dung có trong các mẫu hợp đồng nên có những hạn chế nhất định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp đồng vay tiền của hộ gia đình tại ngân hàng thương mại 03 (Trang 26 - 28)