Điều kiện hiệu lực Hợp đồng vay tiền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp đồng vay tiền của hộ gia đình tại ngân hàng thương mại 03 (Trang 36 - 41)

Điểm a Khoản 1 Điều 122 Bộ luật Dân sự quy định: Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự. Theo quy định này của Bộ luật Dân sự thì đại diện Hộ gia đình phải có năng lực hành vi dân sự. Theo quy định của pháp luật dân sự thì khi tham gia quan hệ dân sự (bao gồm cả người đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền) nhất thiết phải có năng lực hành vi. Bởi vì chỉ những người có năng lực hành vi dân sự mới nhận thức được đầy đủ về quyền và nghĩa vụ của mình, mới có thể bằng hành vi của mình xác lập cho mình những quyền và nghĩa vụ dân sự, tự mình thực hiện những quyền và nghĩa vụ dân sự đó; chịu trách nhiệm về hành vi của mình.

Do đó, trước khi giao kết hợp đồng vay vốn, cán bộ tín dụng/cán bộ quản lý khách hàng vay cần kiểm tra trước hết giấy tờ cá nhân (theo chứng minh nhân dân/hộ chiếu/chứng minh sỹ quan… được cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định) xem họ đã đủ 18 tuổi hay không, kiểm tra thực tế khả năng nhận thức. Theo nguyên tắc của pháp luật dân sự chỉ những người đủ 18 tuổi và không bị các bệnh tâm thần, mất trí, thậm chí không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mới được tham gia giao kết hợp đồng dân sự. Những người chưa đủ 18 tuổi không được ký kết hợp đồng, trừ trường hợp có ủy quyền hợp lệ. Quy định này của pháp luật dân sự nhằm mục đích ngăn ngừa sự lợi dụng tình trạng thiếu suy xét chín chắn, thiếu kinh nghiệm sống của những người chưa đến tuổi trưởng thành để trục lợi hoặc đã đến tuổi trưởng thành nhưng không có năng lực hành vi dân sự, bị mất/hạn chế năng lực hành vi dân sự nên không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.

Một trong những quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 122 Bộ luật Dân sự là: “Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội”. Pháp luật dân sự luôn tôn trọng ý chí của các chủ thể trong các giao dịch dân sự, nhưng không phải trong mọi trường hợp ý chí của chủ thể luôn được pháp luật công nhận, bảo vệ. Theo quy định trên đây thì

mục đích của giao dịch dân sự là những lợi ích hợp pháp mà các bên tham gia mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch đó. Trong hợp đồng tín dụng nói riêng thì mục đích của giao dịch chính là việc sử dụng số tiền mà khách hàng đã vay của các tổ chức tín dụng. Yêu cầu chung của pháp luật là mục đích đó không vi phạm các điều cấm của pháp luật cũng như không trái đạo đức xã hội. Nội dung này còn áp dụng cho cả tổ chức tín dụng. Nghĩa là tổ chức tín dụng cũng không được cho vay nếu biết rằng mục đích vay vốn của khách hàng để thực hiện các điều pháp luật cấm hoặc trái đạo đức xã hội.

Nội dung của giao dịch dân sự nói chung và nội dung của hợp đồng tín dụng nói riêng là toàn bộ các điều khoản cụ thể phù hợp với tính chất của loại giao dịch mà các bên đã cam kết, thỏa thuận khi xác lập. Những điều khoản cụ thể trong hợp đồng tín dụng xác định quyền, nghĩa vụ của mỗi bên trong giao dịch dân sự cụ thể đó. Theo nguyên tắc chung quy định tại Điều 10 Bộ luật Dân sự thì khi giao kết hợp đồng, các bên còn phải tuân thủ nguyên tắc: “Việc xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác”.

Tổ chức tín dụng phải yêu cầu người vay phải nói rõ mục đích sử dụng và phải sử dụng đúng mục đích đối với số tiền vay mà người vay mong muốn nhằm đạt tới. Các thỏa thuận về mục đích trong hợp đồng tín dụng còn là cơ sở pháp lý để tổ chức tín dụng thực hiện việc kiểm tra đột xuất, định kỳ hoặc thực hiện việc giám sát đối với việc sử dụng tài sản của người vay. Vấn đề này cũng được quy định tại Điều 475 Bộ luật Dân sự. [28]

Nội dung kiểm tra tài sản vay xem có đúng mục đích vay hay không chỉ có giá trị pháp lý nếu các bên có thỏa thuận và được ghi nhận trong các hợp đồng tín dụng cụ thể. Để bảo đảm an toàn nguồn vốn vay thì các thỏa thuận về mục đích sử dụng tài sản và việc kiểm tra định kỳ, đột xuất hoặc giám sát việc sử dụng tài sản của tổ chức tín dụng cần được ghi nhận cụ thể trong hợp đồng.

Đây là cơ sở pháp lý để các tổ chức tín dụng thực hiện quyền của mình khi thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát.

Tự nguyện thỏa thuận để thống nhất ý chí chung giữa bên cho vay và bên vay được coi là yếu tố cơ bản có tính chất tiền đề để các chủ thể xác lập, thực hiện hợp đồng. Vì vậy, nếu trong hợp đồng tín dụng mà các chủ thể khi giao kết không có sự tự nguyện trên cơ sở bình đẳng, không có tự do ý chí, thì hợp đồng vay đó không được xác lập, hoặc có được xác lập thì pháp luật dân sự cũng không công nhận. Tính chất tự nguyện của các chủ thể còn thể hiện: đối với từng chủ thể còn có sự thống nhất giữa ý chí và việc bày tỏ ý chí đó ra bên ngoài. Do đó, nếu một giao dịch dân sự được xác lập mà không dựa trên cơ sở tự nguyện của các chủ thể sẽ không làm phát sinh hậu quả pháp lý. Bộ luật Dân sự đã quy định một số giao dịch dân sự sẽ bị coi là vô hiệu khi: giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo (Điều 129 Bộ luật Dân sự); giao dịch dân sự xác lập do bị nhầm lẫn (Điều 131 Bộ luật Dân sự); giao dịch dân sự được xác lập do bị lừa dối, đe dọa (Điều 132 Bộ luật Dân sự). Ngoài ra, giao dịch dân sự cũng có thể bị coi là vô hiệu nếu giao dịch đó do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện (Điều 130 Bộ luật Dân sự), giao dịch dân sự do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình (Điều 133 Bộ luật Dân sự)…

Hình thức của giao dịch là bằng chứng tin cậy để xác nhận sự tồn tại của một giao dịch dân sự giữa các chủ thể tham gia. Trên cơ sở thể hiện hình thức của giao dịch, Tòa án và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có căn cứ để xác định quyền và nghĩa vụ dân sự cũng như trách nhiệm của mỗi bên khi có tranh chấp hoặc xác định nghĩa vụ dân sự của các chủ thể trong các trường hợp cần thiết.

Nội dung của hợp đồng tín dụng được thể hiện cụ thể trong các điều khoản, có chữ ký của người có thẩm quyền của tổ chức tín dụng và có chữ ký

của bên vay (nếu là pháp nhân có chữ ký của người đại diện hợp pháp, đóng dấu và tuân thủ quy định về đại diện tại Điều 91 Bộ luật Dân sự). Trong trường hợp có tài sản thế chấp, cầm cố là tài sản chung, thì trong hợp đồng thế chấp, cầm cố đó phải có đầy đủ chữ ký của các đồng sở hữu chung hoặc phải được ủy quyền hợp lệ theo các quy định của pháp luật về ủy quyền.

Hình thức văn bản có chứng nhận của tổ chức hành nghề công chứng hoặc chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có tính chất bắt buộc khi khoản vay có áp dụng biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự như: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba nhằm tránh những rủi ro cho các tổ chức tín dụng trong việc thu hồi nợ vay và các khoản lãi phát sinh từ khoản vay.

Điều 127 Bộ luật Dân sự đã quy định: “Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định trong Điều 122 của Bộ luật này thì vô hiệu”. Nghĩa là, dù giao dịch có được xác lập nhưng sẽ không có giá trị pháp lý, quyền và nghĩa vụ của các bên trong giao dịch không được pháp luật dân sự công nhận và bảo vệ. Về nguyên tắc, nếu hợp đồng đã tuân thủ các điều kiện như quy định tại Điều 122 Bộ luật Dân sự và các bên đã thỏa thuận thống nhất ý chí với nhau về những nội dung cơ bản, thì hợp đồng đó có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác (Điều 405 Bộ luật Dân sự). Căn cứ vào hình thức cam kết, thỏa thuận của các chủ thể giao kết hợp đồng hoặc căn cứ vào quy định của pháp luật dân sự, pháp luật ngân hàng, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng tín dụng được xác định: nếu hợp đồng tín dụng phải có chứng nhận, chứng thực (nhất là các hợp đồng có các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ) thì hợp đồng có hiệu lực từ thời điểm đã được hai bên ký kết và đã được cơ quan có thẩm quyền chứng nhận, chứng thực.

Khoản 1 Điều 124 Bộ luật Dân sự đã công nhận: “Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu được coi là giao dịch

bằng văn bản”. Việc giao kết và thanh toán bằng phương tiện điện tử qua mạng (hệ thống mạng Reuters) có hiệu lực kể từ khi phát lệnh chính thức (ấn vào phím xác nhận Confirm). Hợp đồng bằng văn bản sau đó (nếu có) chỉ là lưu giữ làm bằng chứng và được sử dụng khi cần thiết, có “giá trị như bản gốc” và “không bị phủ nhận giá trị dùng làm chứng cứ”. [35]

Hình thức của hợp đồng còn có thể được thực hiện bằng hình thức Telex với các điều kiện tương tự như trên. Tuy nhiên, loại hình thức giao dịch này hiện nay chỉ được áp dụng chủ yếu trong các quan hệ mua bán ngoại tệ mà chưa được áp dụng trong các quan hệ vay tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp đồng vay tiền của hộ gia đình tại ngân hàng thương mại 03 (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)