Thực tiễn áp dụng pháp luật về Hợp đồng vay tiền của HGĐ tại NHTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp đồng vay tiền của hộ gia đình tại ngân hàng thương mại 03 (Trang 54 - 55)

NHTM

Theo Báo cáo công tác tín dụng Bán lẻ Quý II/2015 của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt nam (BIDV), thống kê thời điểm ngày 31/12/2014 dư nợ Tín dụng bán lẻ nói chung toàn hệ thống BIDV đạt 83.427 tỷ đồng, đến thời điểm ngày 31/5/2015 con số này tăng đáng kể lên đến 90.378 (tăng 13,3%) so với thời điểm 31/12/2014. [12]

Theo đó, Dư nợ tín dụng bán lẻ biến động chủ yếu ở các sản phẩm chủ chốt như sau:

-Cho vay hộ sản xuất kinh doanh: Dư nợ đến 31/05/2015 là 32.725 tỷđồng tăng 3.437 tỷ đồng so với 31/12/2014; chiếm tỉ trọng lớn nhất trong dư nợ tín dụng bán lẻ theo sản phẩm 36,21%/tổng dư nợ

-Cho vay nhà ở: Dư nợ đến 31/05/2015 đạt 24.419 tỷ đồng tăng 3.888 tỷ đồng so với 31/12/2014, tỉ trọng xếp thứ hai trong dư nợ tín dụng bán lẻ theo sản phẩm 27,02%/ tổng dư nợ, tỷ lệ nợ xấu 3,68%.

-Sản phẩm cho vay thấu chi: Dư nợ đến 31/05/2015 đạt 14.611 tỷ đồng, tăng 4.178 tỷ đồng so với 31/12/2014,tỷ trọng xếp thứ ba trong dư nợ tín dụng bán lẻ theo sản phẩm 16,17%/tổng dư nợ, tỷ lệ nợ xấu là 0,14%.

- Sản phẩmcho vay cầm cố và chiết khấu GTCG,TTK: Đến 31/05/2015 là 5.904 tỷ đồng giảm 2.707 tỷ đồng so với 31/12/2014, tỉ trọng dư nợ tín dụng bán lẻ theo sản phẩm chiếm 6.53% / tổng dư nợ.

-Cho vay tiêu dùng tín chấp: Đến 31/05/2015 dư nợ đạt 4.151 tỷ đồng tăng 230 tỷ đồng so với 31/12/2014; chiếm 4,59%/tổng dư nợ.

-Sản phẩm cho vay ô tô: Đến 31/05/2015 dư nợ đạt lần lượt là 2.306 tỷ đồng và 1.573 tỷ đồng tăng 445 tỷ đồng và 1.105 tỷ đồng so với 31/12/2014, hai sản phẩm này chiếm tỉ trọng 4,29%/ tổng dư nợ. [12]

Với đặc thù đối tượng vay là các HGĐ nên số lượng khách hàng rất đông, rất khó khăn trong việc theo dõi, đôn đốc, quản lý. Hơn nữa số vốn vay trong một hợp đồng tín dụng thường không nhiều, phù hợp với mục đích sử dụng vốn vay so với các đối tượng khách hàng vay khác (trừ một số hợp đồng vay để đóng tàu trong lĩnh vực ngư nghiệp).

Một trong những khó khăn hiện nay là: do chủ yếu HGĐ đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp là những mảng đầu tư có độ rủi ro cao (do thiên tai, dịch bệnh bấp bênh), số tiền cho vay không nhiều nhưng nhiều khi rất khó thu hồi và các tài sản bảo đảm (nhất là đối với biện pháp thế chấp tài sản) không bảo đảm đúng các quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp đồng vay tiền của hộ gia đình tại ngân hàng thương mại 03 (Trang 54 - 55)