Đối với các nội dung liên quan đến Hợp đồng vay tiền và pháp luật giao dịch bảo đảm liên quan đến cho vay HGĐ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp đồng vay tiền của hộ gia đình tại ngân hàng thương mại 03 (Trang 81 - 87)

luật giao dịch bảo đảm liên quan đến cho vay HGĐ

Cần cải cách thủ tục hành chính, thay đổi nhận thức, cách thức xử lý của các Cơ quan chức năng quản lý nhà nước trong quá trình thực hiện các thủ tục liên quan đến hoạt động xử lý TSBĐ của TCTD (như xác nhận, đăng ký, chuyển

nhượng, sang tên,...), chuyển từ cơ chế “xin- cho” sang cơ chế hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện.

Cần nghiên cứu, xây dựng hành lang pháp lý tạo lập thị trường mua bán, chuyển nhượng tài sản bảo đảm, tạo một kênh xử lý thu hồi nợ hiệu quả cho các TCTD, tạo kênh thông tin đa chiều về tài sản bảo đảm, giảm thiểu thủ tục liên quan đến xử lý TSBĐ, góp phần lành mạnh hóa, tạo sự công khai, minh bạch trong quá trình xử lý TSBĐ của TCTD.

Cần tiếp tục hoàn chỉnh các quy định pháp luật về nhận và xử lý TSBĐ theo hướng đảm bảo quyền của các TCTD trong quá trình xử lý TSBĐ và có cơ chế cụ thể để bảo đảm thực hiện các quyền này trên thực tế, tránh các quy định có tính chất hình thức không thể triển khai (trước mắt, cần nghiên cứu ban hành mới Thông tư liên tịch giữa các Bộ Tư pháp, TNMT, NHNN, thậm chí cả Bộ Công an về xử lý TSBĐ), theo đó phải giải quyết được cơ bản một số vấn đề sau:

Thứ nhất, khẳng định và tạo lập cơ chế pháp lý bảo đảm Quyền ưu tiên xử lý tài sản của TCTD (khi bên bảo đảm đã ký và nhất trí các thỏa thuận về phương thức xử lý TSBĐ tại Hợp đồng bảo đảm tiền vay), không cần phải có sự đồng ý của Bên bảo đảm tại thời điểm xử lý, không cần bắt buộc thực hiện các thủ tục tố tụng, dẫn đến kéo dài thời gian, giảm hiệu quả xử lý.

Thứ hai, bảo đảm quyền nhận tài sản để “gán nợ” thay thế việc thực hiện nghĩa vụ: pháp luật đã quy định cơ chế TCTD nhận gán nợ TSBĐ để khai thác, sử dụng hoặc nhận lại để xử lý, tuy nhiên, cơ chế nhận lại để xử lý còn chưa rõ, cần phải quy định cụ thể hơn với điều kiện cho phép TCTD được hạch toán giảm trừ nghĩa vụ nợ ngay tại thời điểm nhận gán nợ (không phải thời điểm bán tài sản như hướng dẫn của NHNN), như vậy mới đảm bảo thống nhất cơ chế xử lý và phù hợp với phương thức xử lý này.

Thứ ba, có cơ chế xử lý đối với một số loại TSBĐ hợp lệ (chưa hoàn thiện đủ thủ tục theo quy định pháp luật: chưa được cấp sổ đỏ, Giấy chứng nhận QSH) hoặc TSBĐ đồng chủ sở hữu (thiếu chữ ký của một trong các thành viên Hộ gia đình), cần có cơ chế để tháo gỡ cho các TCTD khi nhận và xử lý loại tài sản này, bên cạnh đó trong quá trình xử lý đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, bảo vệ quyền lợi của ngân hàng, xác định rõ trách nhiệm của chủ thể đã ký kết Hợp đồng bảo đảm tiền vay.

Đồng thờicần có sự phối hợp hơn nữa của các cơ quan trong quá trình hỗ trợ ngân hàng thực hiện các biện pháp xử lý thu hồi nợ không qua tố tụng (cơ quan công an, công chứng, Cơ quan đăng ký quyền sử dụng đất, các cơ quan đăng ký quyền sở hữu tài sản khác,...), đảm bảo quyền xử lý tài sản của TCTD, yêu cầu phải có sự phối hợp, tham gia “bắt buộc” của các cơ quan liên quan (Công an/Viện kiểm sát/chính quyền địa phương). Như vậy, mới đảm bảo quyền thu giữ TSBĐ của TCTD được thực hiện trên thực tế. Việc này sẽ góp phần tạo cơ chế xử lý nhanh chóng hiệu quả, không mất thời gian thực hiện các thủ tục tố tụng.

Bên cạnh đótiếp tục cải cách các thủ tục tố tụng: đơn giản hóa các thủ tục tố tụng, thi hành án, áp dụng các thủ tục rút gọn đối với các vụ TCTD khởi kiện khách hàng để thu hồi nợ, vì xác định án ngân hàng là “án sạch”, bên vay phải có nghĩa vụ trả nợ; tăng cường thẩm quyền, vị trí vai trò của “Thừa phát lại”, có cơ chế đảm bảo thực hiện để tạo thêm “kênh” hỗ trợ Ngân hàng xử lý TSBĐ;

Cùng với việctăng cường công tác thanh kiểm tra giám sát hoạt động của các cơ quan chức năng liên quan đến hoạt động xử lý TSBĐ của TCTD, ngăn chặn ngay các hành vi sách nhiễu, gây khó khăn trong quá trình xử lý hoặc có sai phạm trong quá trình xử lý TSBĐ. Mặt khác, cần nghiêm túc thực hiện cơ chế bồi thường nhà nước đối với các thiệt hại trong quá trình xử lý TSBĐ của

các TCTD mà nguyên nhân thiệt hại do việc áp dụng không đúng quy định pháp luật của cán bộ cơ quan quản lý.

Kết luận Chƣơng 3

Trong Chương này, tác giả đã nêu thực trạng việc áp dụng các quy định của pháp luật từ phía chủ thể vay vốn là HGĐ tại các NHTM đồng thời phân tích các vướng mắc trong quá trình thực thi các quy định hiện hành của pháp luật về cho vay, về giao dịch bảo đảm liên quan đến việc TCTD cho HGĐ vay vốn. Qua đó đề ra các giải pháp, định hướng nhằm đảm bảo hoàn thiện hơn nữa các quy định của pháp luật về cho vay. Bên cạnh đó cũng đưa ra các kiến nghị cụ thể nhằm đảm bảo sự thống nhất trong việc thực thi cũng như sự tự nguyện thực thi của các chủ thể trong quan hệ đi vay và cho vay hiện nay.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về hợp đồng cho vay nói chung, nhất là hợp đồng vay tiền của HGĐ hiện nay là vấn đề có ý nghĩa. Trong xã hội Việt Nam hiện tại và tương lai, theo truyền thống Hộ gia đình vẫn là “đơn vị kinh tế tự chủ”- cơ sở quan trọng để Đảng và Nhà nước triển khai các định hướng chiến lược quan trọng nhằm đưa nước ta thoát khỏi tình trạng nghèo nàn và xây dựng một nước Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Để thực hiện được mục tiêu chiến lược quan trọng là xây dựng một xã hội “công bằng, dân chủ, văn minh” với một nền kinh tế phát triển thì việc vay vốn tại các ngân hàng thương mại của hộ gia đình để phát triển sản xuất - kinh doanh cần được đẩy mạnh hơn nữa.

Nghiên cứu riêng về hợp đồng vay tiền của hộ gia đình tại các ngân hàng thương mại - một trong những đặc thù về chủ thể trong pháp luật dân sự Việt Nam để thấy những ưu việt và khắc phục những hạn chế qua thực tiễn áp dụng pháp luật vẫn là việc làm rõ ý nghĩa và cần phải được thực hiện thường xuyên. Việc sửa đổi, bổ sung các quy định chưa thật sự phù hợp, chưa thật sự làm thông thoáng kế hoạch giải ngân của các ngân hàng thương mại nhằm tạo nguồn “vốn ban đầu” để kích thích sản xuất vẫn rất cần được quan tâm. Bên cạnh đó, vấn đề tập trung lành mạnh hóa tình trạng tài chính và củng cố năng lực hoạt động của các Ngân hàng thương mại, cải thiện mức độ an toàn và hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại, nâng cao trật tự, kỷ cương và nguyên tắc thị trường trong hoạt động ngân hàng là mục tiêu trọng tâm của Đề án tái cơ cấu hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/3/2012.

Nội dung của Luận văn chỉ bước đầu nghiên cứu những vấn đề chung, cơ bản về hợp đồng vay tiền của hộ gia đình tại các ngân hàng thương mại và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện, hy vọng sẽ làm sáng tỏ hơn vấn đề lý luận và

được đóng góp một phần nhỏ bé trong việc hoàn thiện các quy định về hợp đồng vay tiền đối với loại chủ thể đặc thù là HGĐ khi vay tiền tại các ngân hàng thương mại./.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp đồng vay tiền của hộ gia đình tại ngân hàng thương mại 03 (Trang 81 - 87)