Phân loại Hợp đồng vay tiền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp đồng vay tiền của hộ gia đình tại ngân hàng thương mại 03 (Trang 28 - 32)

Hợp đồng vay tiền có thể được phân loại dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau:

a) Căn cứ vào tính chất và mức độ an toàn của khoản vay, hợp đồng tín dụng có thể được phân chia thành:

- Hợp đồng tín dụng có bảo đảm bằng tài sản;

- Hợp đồng tín dụng không có bảo đảm bằng tài sản.

Hợp đồng tín dụng có bảo đảm bằng tài sản là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa ngân hàng thương mại với khách hàng, theo đó ngân hàng thương mại chấp thuận để khách hàng được sử dụng làm sở hữu số tiền vay trong một thời hạn nhất định, với điều kiện có hoàn trả và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản thuộc sở hữu của người vay hoặc của bên thứ ba theo sự đồng ý của bên này.

Hợp đồng tín dụng không có bảo đảm bằng tài sản là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa ngân hàng thương mại với khách hàng, theo đó ngân hàng thương mại chấp thuận để khách hàng được sử dụng số tiền vay làm sở hữu trong một

thời hạn nhất định, với điều kiện có hoàn trả, dựa trên sự tín nhiệm đối với người đó mà không phải là tài sản bảo đảm để thực hiện nghĩa vụ.

b) Theo quy định tại Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, căn cứ vào thời hạn cho vay, có thể được phân chia thành Hợp đồng vay tiền không có kỳ hạn và Hợp đồng vay tiền có kỳ hạn.

Hợp đồng vay tiền không có kỳ hạn là hợp đồng vay không xác định kỳ hạn trả nợ gốc và lãi, bên cho vay có quyền yêu cầu bên vay trả lại tài sản và bên vay có quyền trả lại tài sản vào bất kỳ lúc nào nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý.

Đối với ngân hàng, việc cho vay được thực hiện theo kế hoạch hoạt động (để theo dõi và quản lý) nên luôn luôn có kỳ hạn và được phân chia thành hợp đồng tín dụng ngắn hạn (thời hạn vay đến 12 tháng), trung hạn (thời hạn vay từ 12 đến 60 tháng) và dài hạn (thời hạn vay trên 60 tháng). (Điều 8).

Ngân hàng là định chế trung gian tài chính huy động của khách hàng thừa vốn để cho vay đối với khách hàng thiếu vốn nên việc xác định kỳ hạn trả nợ là rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn hoạt động của ngân hàng (an toàn thanh khoản) và vì vậy, hợp đồng vay tiền tại ngân hàng thương mại luôn là hợp đồng cho vay có kỳ hạn “…Tổ chức tín dụng và khách hàng căn cứ vào chu kỳ sản xuất, kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng và nguồn vốn cho vay của tổ chức tín dụng để thỏa thuận về thời hạn cho vay..” (Điều 10).

c) Căn cứ vào nghĩa vụ trả nợ, có thể phân chia thành: Hợp đồng vay tiền có lãi và Hợp đồng vay tiền không có lãi.

Hợp đồng vay tiền có lãi là loại hợp đồng khi đến kỳ hạn trả nợ bên vay phải trả cho ngân hàng thương mại số tiền gốc đã vay cùng với khoản tiền lãi phát sinh trong thời gian vay. Số tiền lãi hai bên có thể thỏa thuận trả hàng tháng hoặc trả một lần vào cuối kỳ hạn (thông thường việc trả lãi được thực hiện hàng tháng).

Hợp đồng vay tiền không có lãi là hợp đồng khi đến kỳ hạn trả nợ bên vay chỉ phải trả cho ngân hàng toàn bộ số tiền gốc đã vay.

Thông thường, các hợp đồng vay tại các ngân hàng thương mại là hợp đồng vay có lãi, tùy theo đối tượng vay và thời hạn vay mà mức lãi suất có tỷ lệ cao, thấp khác nhau. Ngân hàng thương mại là một trung gian tài chính huy động vốn và sử dụng vốn đó để cho vay, thực hiện các dịch vụ thanh toán, việc huy động vốn luôn phải trả lãi cho khách hàng huy động nên việc cho vay luôn luôn phải có lãi suất. Theo quy định tại Điều 1 Quyết định số 546/2002/QĐ- NHNN ngày 30/5/2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thì “Nay thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận trong hoat động tín dụng thương mại bằng Đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng đối với khách hàng. Tổ chức tín dụng xác định lãi suất cho vay bằng Đồng Việt Nam trên cơ sở cung cầu vốn thị trường và mức độ tín nhiệm đối với khách hàng” và tại Khoản 3 Điều 2 của Quyết định trên quy định: “Các loại lãi suất cho vay ưu đãi đối với các đối tượng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam” và tại Điều 11 Quyết định số 1627/2001/QĐ- NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định: “Mức lãi suất cho vay do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”. Hợp đồng vay tiền tại ngân hàng thương mại luôn là hợp đồng vay có trả lãi, tuy mức lãi suất áp dụng với các đối tượng khác nhau là khác nhau.

Trong quan hệ dân sự, có thể có việc cho vay không tính lãi. Loại vay này có mục đích tương trợ, giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn nhất thời, nên tính chất gần tương tự như hợp đồng cho mượn.

Kết luận Chƣơng 1

Trên đây là những vấn đề cơ bản, khái quát về chế định Hộ gia đình và hợp đồng vay tiền. Những vấn đề lý luận trên đây sẽ làm cơ sở để phân tích, triển khai các nội dung cụ thể và thực tiễn áp dụng các quy định về hợp đồng vay tiền của Hộ gia đình tại ngân hàng thương mại tại Chương 2.

CHƢƠNG 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp đồng vay tiền của hộ gia đình tại ngân hàng thương mại 03 (Trang 28 - 32)