Thời điểm có hiệu lực của Hợp đồng vay tiền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp đồng vay tiền của hộ gia đình tại ngân hàng thương mại 03 (Trang 41 - 43)

Chỉ khi một hợp đồng được xác định là có hiệu lực thì nội dung thỏa thuận cùng với những quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mới được pháp luật công nhận và bảo vệ. Điều 405 Bộ luật Dân sự quy định: “…Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác…”.

Theo đặc điểm pháp lý về hợp đồng vay tài sản - là một hợp đồng thực tế - nên kể từ thời điểm hai bên đã trực tiếp ký vào hợp đồng thì hợp đồng được coi là có hiệu lực. Nhưng cũng do những đặc thù từ hợp đồng vay nên chỉ khi nào người vay đã nhận đầy đủ tiền theo đúng thỏa thuận về số lượng từ thủ quỹ ngân hàng thương mại thì khi đó mới chính thức là thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. Với tính chất vay “làm sở hữu” (quy định tại Điều 472 Bộ luật Dân sự) nên vấn đề này cũng phù hợp với quy định về thời điểm chuyển quyền sở hữu tài sản theo quy định tại Điều 168 Bộ luật Dân sự.

Là một hợp đồng có tính chất thực tế nên các hình thức hứa vay, hoặc hai bên đã ký kết hợp đồng nhưng đối tượng của hợp đồng là một khoản tiền… chưa chuyển thực tế từ người cho vay sang hộ gia đình đi vay thì hợp đồng vay cũng

chưa được coi là có hiệu lực. Quy định này của pháp luật là phù hợp với thực tế và trong quá trình thực hiện không ngân hàng thương mại nào vi phạm nghĩa vụ giao đủ và đúng số lượng tiền cho vay đã cam kết trong hợp đồng sau khi hợp đồng đã thực hiện đầy đủ các thủ tục theo quy định của pháp luật về ngân hàng.

Đối với bên vay là Hộ gia đình với số lượng vay từ các hợp đồng vay để sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, trồng trọt chăn nuôi… là không lớn, nên thường bên vay nhận tiền mặt từ thủ quỹ. Còn trong trường hợp cho vay theo hình thức chuyển khoản (đối với các hộ có nhu cầu vốn lớn chủ yếu là trong lĩnh vực ngư nghiệp) thì kể từ thời điểm lệnh chuyển tiền hoàn tất (lệnh chuyển hoặc báo phát sinh số dư đối với tài khoản của người vay hoặc người thụ hưởng) là thời điểm hợp đồng có hiệu lực.

Việc xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng ngoài việc xác định thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với tài sản vay, còn có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định ai phải chịu rủi ro khi gặp bất khả kháng. Đây cũng là căn cứ để xác định thời điểm chuyển rủi ro và phải chịu những tổn thất theo quy định tại Điều 166 Bộ luật Dân sự.

Các ngân hàng thường đưa vào hợp đồng tín dụng câu: Hợp đồng này có hiệu lực cho đến khi bên vay trả hết nợ gốc, lãi và các chi phí có liên quan. Nếu thoả thuận này được công nhận, thì dẫn đến tình trạng không hợp lý là hiệu lực của hợp đồng tín dụng sẽ luôn luôn là vô thời hạn, không bao giờ chấm dứt, nếu chưa trả hết nợ.

Tuy nhiên trên thực tế, Toà án đã từng thừa nhận thời hiệu khởi kiện không tính từ ngày hết hạn trả nợ theo thoả thuận, mà tính đến khi bên vay trả hết nợ trong trường hợp hợp đồng tín dụng có thoả thuận: Hợp đồng này có hiệu lực cho đến khi bên vay trả hết nợ (gốc và lãi) cho bên cho vay.[25]

Sau khi thực hiện xong, hợp đồng được thanh lý. Các bên không cần thiết phải lập biên bản thanh lý hợp đồng, trừ trường hợp cần bằng chứng để cung cấp cho bên thứ ba.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp đồng vay tiền của hộ gia đình tại ngân hàng thương mại 03 (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)