Phối hợp chặt chẽ các tổ, phòng ban trong quản lý trường học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú hòa an tỉnh cao bằng (Trang 81 - 83)

1.2.1 .Nếp sống và nếp sống văn hóa

3.2. Các biện pháp cụ thể

3.2.3. Phối hợp chặt chẽ các tổ, phòng ban trong quản lý trường học

Để nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh nội trú không thuần túy chỉ dựa vào những người làm công việc quản lý ký túc xá mà cần một sự phối kết hợp một cách nhịp nhàng giữa các phòng, ban chức năng cả khi học sinh lên lớp cũng như khi các em sinh hoạt tại ký túc xá.

Biểu đồ 3.1. Mức độ cần thiết phối kết hợp giữa các phòng, ban chức năng

Khi được hỏi sự đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về mức độ cần thiết của việc phối kết hợp giữa các phòng ban chức năng trong công tác quản lý chúng tôi nhận thấy hầu như cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh đều nhận thức được mức độ cần thiết trong việc phối kết hợp một cách nhuần nhuyễn giữa các phòng ban chức năng. Mặc dù mức độ nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về vấn đề này cao hơn học sinh nhưng việc chính các em ý thức được vấn đề này là điều rất tốt. Điều này chứng tỏ việc phối kết hợp giữa các phòng ban chức năng trong công tác quản lý là điều cần thiết và phù hợp với nhận thức của mọi thành viên trong trường phổ thông DTNT Hòa An.

3.2.3.2. Nội dung biện pháp

Thực chất trong công tác quản lý học sinh, giáo viên và cán bộ quản lý học sinh là những người hướng dẫn hoạt động dạy - tự học trên lớp cũng như ở ký

0 10 20 30 40 50 60 70 Cán bộ quản lý

Giáo viên Học sinh

Rất cần thiết Cần thiết Bình thường Không cần thiết

túc xá của học sinh, vì thế giáo viên và cán bộ quản lý học sinh cần giúp học sinh xác định vai trò và nhiệm vụ, mục đích của việc tự học trên lớp cũng như ở ký túc xá. Điều này sẽ giúp đỡ cho công việc của những cán bộ quản lý ký túc xá. Bởi thầy, cô trong trường chính là những tấm gương để các em noi theo. Những gì thầy, cô truyền đạt, hướng dẫn bao giờ cũng có tính hiệu quả cao, giúp các em ý thức được những điều mình cần, nên làm và cả những điều không nên làm. Khi mà các em ý thức được những vấn đề đó, các cán bộ quản lý ký túc xá làm việc cũng dễ dàng hơn. Giáo viên, quản lý học sinh và các cán bộ quản lý ký túc xá cần có sự phân công hợp lý trong việc quản lý các mặt hoạt động của học sinh cả trên lớp cũng như tại ký túc xá.

3.2.3.3. Cách tiến hành

- Giáo viên và quản lý học sinh xác định quỹ thời gian tự học cho học ở trên lớp cũng như ở ký túc xá.

- Sắp xếp và phân phối thời gian của từng môn học lý thuyết cũng như thực hành cho cả năm học hay từng học kỳ, từng tháng, từng tuần.

- Hướng dẫn cho học sinh thực hiện kế hoạch tự học ở trên lớp và tại ký túc xá, tập trung tư tưởng vào tự học, kiên trì, không nản chí, phải coi nó như là mục tiêu phấn đấu của bản thân.

- Thông báo kế hoạch của học sinh với cán bộ quản lý ký túc xá để có cơ chế phối, kết hợp quản lý nhịp nhàng giữa các bên.

- Các phòng ban chức năng cần thường xuyên trao đổi bằng văn bản với cán bộ quản lý ký túc xá để nắm bắt thông tin của từng học sinh và có biện pháp xử lý kịp thời.

3.2.3.4. Điều kiện thực hiện biện pháp có hiệu quả

- Ban lãnh đạo nhà trường kiểm tra thông qua các văn bản cho tổ chức triển khai thực hiện.

- Phòng quản lý học sinh kết hợp với các phòng ban chức năng, các tổ để quản lí giáo dục học sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú hòa an tỉnh cao bằng (Trang 81 - 83)