Khái niệm quản lý và quản lý giáo dục nếp sống văn hóacho học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú hòa an tỉnh cao bằng (Trang 32 - 36)

1.2.1 .Nếp sống và nếp sống văn hóa

1.4.1. Khái niệm quản lý và quản lý giáo dục nếp sống văn hóacho học sinh

dân tộc nội trú

1.4.1.1. Quản lý

* Khái niệm quản lý

Tùy theo cách tiếp cận, quản lý được hiểu với nhiều cách khác nhau như sau: Quản lý là sự tác động của cơ quan quản lý vào đối tượng quản lý, tạo ra sự chuyển biến của toàn bộ hệ thống, hướng vào mục tiêu nhất định. (Giáo trình - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh).

Quản lý là một hệ thống xã hội mang tính khoa học và nghệ thuật tác động vào từng thành tố của hệ bằng phương pháp thích hợp nhằm đạt mục tiêu đã đề ra. (Nguyễn Văn Lê - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh).

Theo tác giả Trần Quốc Thành "Quản lý là một hoạt động có chủ đích, là sự tác động liên tục của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý về nhiều mặt bằng một hệ thống các luật lệ, chính sách, nguyên tắc và các phương pháp cụ thể nhằm thực hiện các mục tiêu xác định" [29, tr.1].

Sự xuất hiện của hoạt động quản lý trong xã hội dẫn đến mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể quản lý và những mối quan hệ qua lại giữa các nhân tố trong hệ thống quản lý. Những mối quan hệ phức tạp gọi là quan hệ quản lý - một kiểu của quan hệ xã hội cũng là đối tượng nghiên cứu của khoa học quản lý. Khoa học quản lý đi sâu vào nghiên cứu bản chất của các mối quan hệ quản lý, các quy luật vận động và phát triển của chúng, trên cơ sở đó đề xuất những con đường, phương pháp tối ưu cho sự quản lý hệ thống xã hội nhằm tạo điều kiện cho nó vận hành thuận lợi đạt tới mục tiêu xác định

Tác giả Nguyễn Thị Tính đã khái quát: “Quản lý là quá trình tác động cótính định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý trong tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành đạt được mục tiêu đề ra”. Hay nói cách khác:

“Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng việc thực hiện các chức năng quản lý, lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra” [30, tr.3, 4].

Theo tác giả Đặng Thành Hưng, “Quản lý là một dạng lao động đặc biệt nhằm gây ảnh hưởng, điều khiển, phối hợp lao động của người khác hoặc của nhiều người khác trong cùng tổ chức hoặc cùng công việc nhằm thay đổi hành vi và ý thức của họ, định hướng và tăng hiệu quả lao động của họ, để đạt mục tiêu của tổ chức hoặc lợi ích của công việc cùng sự thỏa mãn của những người tham gia”. Theo cách hiểu này, bản chất của quản lý chỉ là gây ảnh hưởng chứ không trực tiếp sản xuất hay tạo ra sản phẩm, có mục tiêu và lợi ích là cái chung chứ không nhằm mục tiêu và lợi ích của riêng cá nhân nào, có tính hệ thống chứ không phải quá trình hay hành động đơn lẻ [13, tr.11,12].

Quản lý là một quá trình lựa chọn các tác động nên nhà quản lý phải biết sắp xếp và thể hiện hợp lý các tác động lên đối tượng bị quản lý sao cho đảm bảo sự cân đối cả hai mặt ổn định và phát triển của bộ máy. Nếu chỉ có ổn định mà không phát triển thì sẽ dễ suy thoái, ngược lại nếu phát triển mà không ổn định thì tất yếu dẫn đến nguy cơ rối ren. Quản lý còn là việc đặt ra mục tiêu, lựa chọn các phương tiện, điều kiện và tác động vào từng thành tố của hệ thống bằng các phương pháp thích hợp nhằm đạt được mục tiêu quản lý. Về phương diện nhà quản lý thì quản lý là sự tác động của nhà quản lý trong việc chỉ huy, điều khiển, tổ chức quản lý hướng vào các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của từng con người trong quá trình quản lý nhằm đưa đến sự phát triển, biến đổi phù hợp với quy luật khách quan, đạt mục tiêu quản lý. Để quản lý, người quản lý phải lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra công việc.

Như vậy, quản lý là một quá trình tác động có định hướng, có tính chất lựa chọn các tác động phù hợp dựa trên các thông tin về tình trạng của đối tượng

quản lý và môi trường nhằm tạo cho đối tượng vừa vận hành trong thế ổn định, vừa tạo sự phát triển theo mục đích đề ra được thực hiện thông qua các hoạt động lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá.

* Chức năng của quản lý: Quản lý là một quá trình mà chủ thể quản lý tác động đến khách thể quản lý bằng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo kiểm tra đánh giá, dựa trên những nguồn lực và những điều kiện có thể nhằm đạt được mục đích của tổ chức.

Thông qua cách tiếp cận và xem xét quản lý với tư cách là một hành động thì quản lý có 4 chức năng cơ bản là: Lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra các công việc của các thành viên trong tổ chức và việc sử dụng tất cả các khả năng, cách tổ chức để đạt được mục tiêu mà tổ chức đã đề ra.

1.4.1.2. Quản lý giáo dục nếp sống văn hóa * Khái niệm quản lý giáo dục

Giáo dục là một hoạt động đặc trưng của lao động xã hội. Đây là một hoạt động chuyên môn nhằm thực hiện quá trình truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử - xã hội qua các thế hệ, đồng thời là một động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội. “Một quy luật của tiến bộ xã hội là thế hệ đi sau phải lĩnh hội cả những kinh nghiệm xã hội mà các thế hệ đi trước đã tích lũy và truyền lại, đồng thời phải làm phong phú thêm những kinh nghiệm đó” [dẫn theo 16, tr.32]. Để hoạt động này vận hành có hiệu quả, giáo dục phải được tổ chức thành các cơ sở, tạo nên một hệ thống thống nhất. Quản lí giáo dục được xem như là một hoạt động chuyên biệt để quản lý các cơ sở giáo dục.

Có nhiều quan niệm khác nhau về Quản lí giáo dục:

Theo tác giả Trần Kiểm: “Quản lí giáo dục là hoạt động tự giáo dục của chủ thể quản lý nhằm huy động, tổ chức, điều phối, điều chỉnh, giám sát, một cách có hiệu quả các nguồn lực giáo dục (nhân lực, vật lực, tài lực) phục vụ cho mục tiêu phát triển giáo dục, đáp ứng yêu cầu về phát triển kinh tế - xã hội” [16, tr.36].

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lí giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý (hệ giáo dục) nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất” [25, tr.25].

Khái niệm Quản lí giáo dục tuy đã được các nhà khoa học định nghĩa theo nhiều góc độ khác nhau, nhưng chúng đều phản ánh những nét chung nhất của hoạt động Quản lí giáo dục đó là:

- Tổ hợp những tác động có định hướng, có tổ chức, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến khách thể bị quản lý trong các cơ sở giáo dục.

- Duy trì, điều chỉnh sự vận hành của hệ thống giáo dục hướng đến các mục tiêu giáo dục đã xác định.

Quản lí giáo dục với mục tiêu là đào tạo, rèn luyện nhân cách của thế hệ trẻ - người công dân mẫu mực, phải bám sát mục tiêu, phương châm giáo dục của Đảng.

Theo nghĩa đó, Quản lí giáo dục là tập hợp các tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau trong hệ thống lên các đối tượng quản lý trực thuộc, thông qua việc thực hiện các chức năng quản lý và việc sử dụng hợp lý các tiềm năng, cơ hội nhằm làm cho hệ thống giáo dục vận hành, đảm bảo được các tính chất và nguyên lý của nền giáo dục Việt Nam, đạt mục tiêu giáo dục đã đề ra.

Quản lí giáo dục theo nghĩa rộng là quản lý mọi hoạt động giáo dục trong xã hội, quá trình đó bao gồm các hoạt động có tính giáo dục của bộ máy Nhà nước, của các tổ chức xã hội, của hệ thống giáo dục quốc dân, của gia đình… Quản lí giáo dục theo nghĩa hẹp là quản lý các hoạt động giáo dục đào tạo diễn

ra trong các đơn vị hành chính và quản lý nhà trường. Trong phạm vi đề tài này, tôi tiếp cận khái niệm Quản lí giáo dục theo nghĩa hẹp.

Thực hiện chức năng của giáo dục nói chung và Quản lí giáo dục nói riêng là “ổn định và duy trì quá trình đào tạo đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế xã hội” và “đổi mới, phát triển quá trình đào tạo đón đầu tiến bộ kinh tế xã hội”. Như vậy,

“Quản lí giáo dục là hoạt động điều hành các nhà trường để giáo dục, vừa là sức mạnh, vừa là mục tiêu của nền kinh tế” [dẫn theo 19, tr.16]. Như vậy, Quản lí giáo dục có vị trí cao nhất trong việc tạo điều kiện xã hội hóa cá nhân, hình thành và phát triển nhân cách, nhằm giúp con người đảm nhận và gánh vác được những yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.

Quản lý giáo dục nếp sống văn hóa: Là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý bằng các biện pháp hiệu quả nhất nhằm đưa hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa đạt tới kết quả mong muốn.

Quản lý hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động giáo dục đạt mục tiêu đã đề ra. Quản lý hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa ở đây được hiểu là các hoạt động giáo dục nếp sống được tổ chức một cách chặt chẽ, có mục tiêu, nội dung phương pháp, phương tiện và các nguồn lực hỗ trợ để đảm bảo thực hiện các mục tiêu đã xác định.

Các hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa được điều hành bằng một hệ thống tổ chức chặt chẽ theo kế hoạch đã xây dựng, có bộ máy chỉ đạo được phân công phân nhiệm rõ ràng cho từng bộ phận, từng thành viên trong tổ chức để từ đó tổ chức triển khai thông qua xây dựng mô hình hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa, huy động và phối hợp với các lực lượng tham gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú hòa an tỉnh cao bằng (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)