Những thành công và hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú hòa an tỉnh cao bằng (Trang 68 - 71)

1.2.1 .Nếp sống và nếp sống văn hóa

2.4.1. Những thành công và hạn chế

Thành công của quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh

Kết quả khảo sát 20 cán bộ quản lí và giáo viên công tác lâu năm về những kết quả quản lý hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh thu được:

Bảng 2.10. Đánh giá của cán bộ quản lí và giáo viên về quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh trường phổ thông DTNT Hòa An

Nội dung đánh giá Mức độ

Tốt Đạt Chưa tốt

1. Quản lý mục tiêu giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh 14 70% 5 25% 1 5% 2. Quản lý nội dung hoạt động giáo dục nếp sống

văn hóa cho học sinh

16 80% 4 20% 0 0% 3. Quản lý phương pháp giáo dục nếp sống văn

hóa cho học sinh

16 80% 4 20% 0 0% 4. Hình thức quản lý hoạt động giáo dục nếp

sống văn hóa cho học sinh

18 90% 2 10% 0 0% 5. Kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục nếp sống

văn hóa cho học sinh

19 95% 1 5% 0 0% 6. Quản lý cơ sở vật chất hỗ trợ cho hoạt động

giáo dục 14 70% 4 20% 2 10% Nhìn vào bảng khảo sát trên chúng tôi thấy cán bộ quản lí đánh giá cao về nội dung thứ 5 đó là kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh. Nhiều cán bộ quản lí cho rằng kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa mới giúp cho tất cả các bộ phận thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Nếu kiểm tra đánh giá tốt sẽ giúp cho việc quản lý hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh có hiệu quả. Song song với việc kiểm tra đánh giá thì hình thức quản lý cũng được quan tâm nhiều có tới 18 cán bộ quản lí nhất trí với nội dung này. Họ cho rằng các hình thức quản lý giáo dục nếp sống văn hóa có tác động không nhỏ tới việc tạo động lực thúc đẩy họ làm việc. Bên cạnh hình

thức quản lý thì vấn đề quản lý cơ sở vật chất và quản lý nội dung cũng được cán bộ quản lí đề cao và cho rằng cần phải quản lý nội dung và cơ sở vật chất một cách chặt chẽ.

Qua những vấn đề trình bày trên, cho thấy quản lý hoạt động quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh ở trường đã được nhà quản lý rất quan tâm. Thực tế qua khảo sát công tác quản lý hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa nội trú cho học sinh đã có những thành công nhất định đó là làm chuyển biến nhận thức của đội ngũ cán bộ giáo viên về tầm quan trọng và sự cần thiết của việc xây dựng nếp sống văn hóa cho học sinh, qua đó tự giác tăng cường trách nhiệm trong quá trình tham gia quản lý nếp sống văn hóa cho học sinh. Ngoài ra còn giúp học sinh hiểu được ý nghĩa, vai trò của việc thực hiện nề nếp trong quá trình học tập rèn luyện của bản thân và tự giác xây dựng cho mình thói quen nếp sống tốt. Bên cạnh những thành công đó thì hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh cũng có những hạn chế nhất định.

Những hạn chế

Có nhận thức đúng về ý nghĩa và tầm quan trọng của nếp sống văn hóa, nhưng thể hiện bằng hành động cụ thể chưa đồng đều. Một bộ phận cán bộ giáo viên thiếu sâu sát trong quản lý giáo dục nếp sống của học sinh. Nhiều học sinh nhận thức đúng nhưng không cầu tiến, thiếu nỗ lực trong việc xây dựng và thực hiện nếp sống văn hóa.

Lãnh đạo nhà trường chưa thường xuyên kiểm tra, đánh giá, giám sát việc thực hiện giáo dục nếp sống cho học sinh để có những biện pháp điều chỉnh đúng mức những mặt hạn chế và phát huy những mặt mạnhtrong đội ngũ cán bộ giáo viên và học sinh.

Tính tự quản xây dựng nếp sống văn hóa của học sinh còn yếu, chưa tạo cho học sinh ý thức tự giác thực hiện. Học sinh hiểu yêu cầu của việc thực hiện nếp sống văn hóa nhưng hành động cụ thể chưa đáp ứng mục tiêu chung.

Hoạt động của Đoàn, Đội thiếu niên chưa tập trung phát huy vai trò quản lý nếp sống của học sinh. Trong phong trào học tập, rèn luyện ngày mai lập nghiệp và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh còn mang tính hình thức, phát động hô hào, thiếu những chương trình hành động thiết thực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú hòa an tỉnh cao bằng (Trang 68 - 71)