Nội dung quản lý giáo dục nếp sống văn hóacho học sinh dân tộc nội trú

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú hòa an tỉnh cao bằng (Trang 36 - 41)

1.2.1 .Nếp sống và nếp sống văn hóa

1.4.2. Nội dung quản lý giáo dục nếp sống văn hóacho học sinh dân tộc nội trú

Quản lý mục tiêu giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động quản lý đạt mục tiêu đã đề ra.

Mục tiêu của hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh ở các nhà trường nói chung và ở trường phổ thông DTNT nói riêng về cơ bản đều có điểm chung là để nhà quản lý thực hiện các chức năng của nhà quản lý. Qua đó để nắm bắt, đánh giá tình hìnhgiáo dục nếp sống cho học sinh và các vấn đề liên quan đến họat động này. Từ đó xem xét điều chỉnh và tìm ra các biện pháp, giải pháp tác động trở lại với hiệu quả giáo dục nếp sống; khắc phục những hạn chế, thiếu sót nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục nếp sống văn hóa nhằm đạt tới mục tiêu, hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục của nhà trường.

Quản lý nếp sống tốt, hoạt động giáo dục nếp sống trong nhà trường luôn đạt hiệu quả sẽ thúc đẩy nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường. Điều này càng thể hiện rõ ở các trường phổ thông DTNT bởi vì đối tượng học sinh là người dân tộc thiểu số, mọi sinh hoạt học tập đều diễn ra trong “nội trú”. Về cơ bản học sinh chịu sự tác động giáo dục hoàn toàn của nhà trường do đó vai trò của việc giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh có ý nghĩa rất lớn đối với việc tu dưỡng học tập của học sinh.

Nhìn ở một góc độ cụ thể khác thì quản lý giáo dục nếp sống ở trường phổ thông DTNT còn giúp cho nhà trường triển khai tốt hơn các mặt công tác khác như: tổ chức các hoạt động quản lý nội trú, tổ chức các hoạt động giáo dục, chăm sóc, bảo vệ học sinh.

1.4.2.2. Quản lý nội dung hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa

Quản lý nội dung hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh trường phổ thông DTNT bao gồm: quản lý hoạt động học tập, bố trí chỗ ở cho học sinh, giải quyết vấn đề ăn uống, vệ sinh, tổ chức tự học, vệ sinh chăm sóc sức khỏe, tổ chức và quản lý các hoạt động văn nghệ, thể thao, lao động vệ sinh môi trường, bảo vệ trật tự an ninh…

Các hoạt động trên diễn ra trong không gian kí túc xá, thời gian kéo dài và khép kín trong ngày đòi hỏi công tác quản lý giáo dục ở kí túc xá phải đáp ứng linh hoạt. Trong thực tế cũng như tình hình chung của các trường phổ thông DTNT hiện nay, công tác kí túc xá mới chủ yếu là bố trí chỗ ăn ở cho học sinh là chủ yếu, còn các mặt khác chưa được quan tâm đầy đủ, đúng mức.

Ngày nay, trước yêu cầu của xã hội trong thời kì đổi mới đòi hỏi phải nâng cao chất lượng đào tạo, cùng với yêu cầu của người học về nếp sống văn hóa khoa học. Việc nghiên cứu công tác quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh ở kí túc xá là rất cần thiết để từ đó nâng cao hiệu quả quản lý công tác này. Mặt khác nó sẽ có ảnh hưởng tích cực tới việc hình thành những phẩm chất, nếp sống tốt cho người lao động - những chủ nhân tương lai của đất nước.

Để có được những biện pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh ở kí túc xá góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho nhà trường cần phải xem xét những yếu tố ảnh hưởng tới việc quản lý hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh.

1.4.2.3. Quản lý phương pháp giáo dục nếp sống văn hóa

Để quản lý hoạt động giáo dục nếp sống văn hoá cho học sinh đạt hiệu quả cao thì cần phải sử dụng nhiều phương pháp khác nhau trong đó có một số phương pháp cơ bản là: Phương pháp giáo dục ý thức, tư tưởng, đạo đức, Phương pháp tâm lý - xã hội, Phương pháp hành chính- tổ chức, Phương pháp kinh tế.

Trên thực tiễn cho thấy, phương pháp quản lý khoa học, hợp lý sẽ đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên để thực hiện tốt công tác quản lý hoạt động giáo dục nếp sống văn hoá cho học sinh thì trong quá trình quản lý, nhà quản lý cần vận dụng tổng hợp và kết hợp hài hòa, linh hoạt các phương pháp quản lý. Mặc dù vậy nhưng vẫn phải khẳng định rằng phương pháp giáo dục chính trị tư tưởng đạo đức được đặt lên hàng đầu, cần làm thường xuyên và nghiêm túc. Phương pháp tâm lý xã hội là rất quan trọng, thực hiện đúng phương pháp hành chính pháp luật là rất cần thiết nhưng phải sử dụng một cách đúng đắn.

Việc lựa chọn đúng và sử dụng đúng mức tác động của các phương pháp, biết vận dụng linh hoạt tùy theo đối tượng tác động để các phương pháp bổ sung cho nhau sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý.

1.4.2.4. Quản lý hình thức giáo dục

Để quản lý tốt hoạt động giáo dục nếp sống văn hoá ở trong nhà trường cần phải có phương pháp, hình thức quản lý khoa học, hiệu quả. Quản lý hoạt động giáo dục nếp sống văn hoá của nhà quản lý ở trường phổ thông DTNT được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau.

- Đề ra văn bản hành chính chỉ đạo hoạt động giáo dục nếp sống văn hoá cho học sinh.

Đây chính là quyết định hành chính để cho cán bộ, giáo viên, học sinh căn cứ vào đó mà thực hiện nhiệm vụ và là chứng cứ để nhà quản lý kiểm tra cán bộ, giáo viên, học sinh có thực hiện đầy đủ và đúng nhiệm vụ hay không và tùy theo đó mà truy cứu trách nhiệm cũng như có hình thức xử lý.

Những quy định mà nhà quản lý đề ra cần phải thể hiện rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ, nội dung quyền hạn, quyền lợi, phương pháp làm việc của cán bộ, giáo viên, học sinh. Những quy định về công tác quản lý giáo dục học sinh phải gắn với nhiệm vụ chính trị, đào tạo của nhà trường cũng như mục tiêu giáo dục chung.

Việc đề ra các yêu cầu, các quy tắc chung để duy trì nề nếp học tập sinh hoạt là một phần nội quy thực hiện nếp sống văn hóa. Nếu thiếu sự nghiêm khắc và hài hòa với những đặc điểm, nhu cầu phát triển của học sinh, đặc biệt là học sinh người dân tộc thiểu số thì dễ tạo ra sự chây ỳ, đối phó, dẫn đến nề nếp sẽ thiếu quy củ, thiếu sự thực hiện tự giác.

- Tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề về công tác quản lý học sinh

Đây là một hình thức cần thiết và quan trọng được sử dụng để bàn đến các công việc có liên quan đến hoạt động quản lý chung trong nhà trường.

Để tạo được sự đồng thuận, khách quan khi ra quyết định liên quan đến hoạt động quản lý giáo dục học sinh. Nhà quản lý có thể tổ chức họp hội đồng nhà trường, họp Ban Giám hiệu để bàn bạc thống nhất rồi cùng ra quyết định. Khi bàn về công tác quản lý học sinh mà có liên quan hay cần phải có sự kết hợp, phối hợp, sự giúp đỡ của các bộ phận khác trong nhà trường. Nhà quản lý có thể tổ chức các cuộc họp giao ban công tác quản lý định kì hoặc trong các cuộc họp hội đồng giáo viên, hội nghị chuyên đề truyền đạt thông tin, học tập, biểu thị thái độ, triển khai phổ biến kế hoạch, chỉ đạo và nắm bắt đánh giá tình hình công tác quản lý học sinh. Trong quá trình thực hiện cần chú ý tới việc tổ chức và chủ trì hội nghị một cách khoa học để tốn ít thời gian mà hiệu quả cao.

1.4.2.5. Kiểm tra đánh giá quá trình và kết quả giáo dục

Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động là quá trình không thể thiếu được trong tổ chức các hoạt động giáo dục. Đây là khâu cuối cùng trong chu trình quản lý đồng thời mở ra một chu trình quản lý mới. Kiểm tra gắn liền với đánh giá kết quả đạt được của mục tiêu, phân tích được nguyên nhân thành công và hạn chế để rút ra bài học kinh nghiệm. Công tác kiểm tra, đánh giá giúp nhà quản lý kịp thời phát hiện và điều chỉnh những lệch lạc, sai sót trong quá trình thực hiện kế hoạch. Công nhận những giá trị và những đóng góp của những tập thể và cá nhân đối với hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh của nhà trường. Nội dung kiểm tra có thể bao gồm từ khâu lập kế hoạch đến việc triển khai kế hoạch và hoạt động cụ thể của các lực lượng giáo dục, học sinh và các điều kiện phục vụ cho hoạt động giáo dục. Kiểm tra sẽ giúp hiệu trưởng và các cán bộ quản lý có trách nhiệm giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh phát hiện các sai sót, kịp thời điều chỉnh các tác động quản lý để đưa hoạt động giáo dục đến kết quả mong muốn. Đồng thời kiểm tra cũng giúp hiệu trưởng phát hiện những tấm gương tốt trong giáo dục, trong thực hiện nếp sống văn hóa để tuyên

dương khen thưởng kịp thời, động viên được những giáo viên, học sinh có nhiều đóng góp cho việc giáo dục nếp sống văn hóa trong nhà trường.

1.4.2.6. Quản lý cơ sở vật chất hỗ trợ cho hoạt động giáo dục

Ngày nay với sự phát triển khoa học công nghệ hiện đại, nền giáo dục cũng có những công cụ hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển của mình. Tin học hiện đại cần được sử dụng vào công tác nghiệp vụ điều hành quản lý hoạt động giáo dục học sinh trong các trường học. Cụ thể việc sử dụng điện thoại, hay qua internet (trang Web và hệ thống mail nội bộ….) để trao đổi thông báo, triển khai công việc hoặc nắm bắt thông tin về quản lý hoạt động giáo dục học sinh. Ngoài các điều kiện về công nghệ thông tin, mạng LAN phục vụ việc điều hành, phối hợp các lực lượng giáo dục thì cơ sở vật chất, chỗ ăn ở và môi trường của nhà trường cũng cần được quan tâm xây dựng. Đó chính là cơ sở vật chất tạo nên môi trường giáo dục và cũng là những điều kiện để học sinh thực hiện nếp sống văn hóa. Vì thế, nhà trường phải quan tâm quản lý tốt cơ sở vật chất, đầu tư phát triển cơ sở vật chất để tạo điều kiện giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh. Cụ thể là tạo điều kiện ăn, ở tốt, đảm bảo sức khỏe và thể chất của học sinh. Quan tâm đến điều kiện sinh hoạt của học sinh phù hợp với những nhu cầu tinh thần của lứa tuổi thanh niên, tránh sự căng thẳng khi chỉ chú trọng vào tổ chức nề nếp học tập.

Quan tâm đến các điều kiện cơ sở vật chất và các hoạt động hỗ trợ học tập sẽ tạo nên sự thích thú, yên tâm và sẽ có sự cố gắng nỗ lực trong học tập. Tổ chức những chuyên đề, ngoại khóa để giúp học sinh củng cố kiến thức và ổn định nề nếp học tập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú hòa an tỉnh cao bằng (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)