Thực trạng quản lý giáo dục nếp sống văn hóacho học sin hở trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú hòa an tỉnh cao bằng (Trang 64 - 68)

1.2.1 .Nếp sống và nếp sống văn hóa

2.3. Thực trạng quản lý giáo dục nếp sống văn hóacho học sin hở trường

phổ thông dân tộc nội trú Hòa An, tỉnh Cao Bằng

2.3.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về sự cần thiết phải giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh nếp sống văn hóa cho học sinh

- Quản lý phối hợp các lực lượng tham gia quản lý hoạt động tự học của học sinh:

Trường Phổ thông DTNT Hòa An luôn có sự gắn kết và đề ra các kế hoạch hoạt động tạo sự ăn khớp nhịp nhàng giữa các lực lượng tham gia quản lý hoạt động tự học cho học sinh. Các giáo viên bộ môn kết hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp tổ chức sinh hoạt định kỳ để học sinh có phương hướng học tập tốt hơn, nhất là sinh hoạt lớp.

Các tổ chuyên môn, văn phòng tạo điều kiện để học sinh thực hiện nề nếp học tập. Ngoài ra Đoàn và Đội thiếu niên cộng sản Hồ Chí Minh cũng đã có một số hoạt động hỗ trợ giúp học sinh hoạt động tự học có kết quả.

Tuy nhiên nhà trường và tổ quản lý học sinh xây dựng kế hoạch hoạt động tự học của học sinh chưa cân đối, chưa chủ động kiểm tra hoạt động tự học của học sinh. Các giáo viên bộ môn chưa có sự đôn đốc học sinh tự học, giáo viên chủ nhiệm chưa đi sâu sát vào học sinh, chưa tích cực, chủ động gìn giữ nề nếp dạy- học, kiểm tra, chấn chỉnh các giờ học của học sinh chưa thường xuyên.

Đoàn thanh niên và các đoàn thể quần chúng còn chạy theo các hoạt động bề nổi như văn nghệ, thể dục thể thao chưa có kế hoạch tác động đến hoạt động tự học của học sinh.

2.3.2. Thực trạng thực hiện các nội dung quản lý nếp sống văn hóa cho học sinh

Thực trạng chỉ đạo hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát 20 đồng chí là cán bộ quản lí và giáo viên chủ nhiệm 2 năm học 2015-2016, 2016-2017 về phương pháp, hình thức giáo dục nếp sống văn hóa mà nhà trường đã thực hiện để quản lí giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh như sau:

Tốt : 3 điểm; bình thường: 2 điểm; chưa tốt :1 điểm

Bảng 2.8. Đánh giá của Cán bộ quản lí và giáo viên về các biện pháp chỉ đạo giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh

T T Các biện pháp đã thực hiện Các mức độ X Thứ bậc Tốt Bình thường Chưa tốt SL % SL % SL % 1 Kế hoạch hóa hoạt động giáo dục

nếp sống văn hóa cho học sinh 16 80 4 20 0 0 2.8 1 2 Giáo dục ý thức tư tưởng, tác động

đến tâm lý cán bộ quản lí và giáo viên

14 70 4 20 2 10 2.85 5 3 Chỉ đạo bằng các văn bản hành

chính 14 70 4 20 2 10 2.8 2

4 Tổ chức các hội nghị, hội thảo 14 70 4 20 2 10 2.7 4 5 Khuyến khích động viên, có chế độ

đãi ngộ với cán bộ quản lí và giáo viên trực tiếp tham gia quản lí giáo dục học sinh

16 80 2 10 2 10 2.7 3

Kết quả bảng trên cho thấy: Xếp thứ bậc 1 chính là nội dung kế hoạch hóa hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh. Điều này cho thấy việc lập kế hoạch cho hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh ở các trường

phổ thông DTNT là rất quan trọng. Chính vì thế việc giáo dục tư tưởng, tác động tới tâm lý đội ngũ cán bộ quản lí cần phải làm thường xuyên hơn để cán bộ quản lí, giáo viên hiểu rõ hơn về ý nghĩa của việc giáo dục giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh.

Chỉ đạo bằng các văn bản hành chính được xếp thứ hai. Điều này đã phản ánh rõ sự cần thiết của việc ra quyết định bằng các văn bản pháp quy cụ thể bắt buộc mỗi cán bộ quản lí, giáo viên, học sinh phải thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ của mình.

Khuyến khích động viên và có chế độ đãi ngộ đối với cán bộ quản lí, giáo viên trực tiếp tham gia công tác quản lí, giáo dục học sinh được xếp thứ ba. Điều này cho thấy nhà trường đã có sự ưu tiên, quan tâm, động viên khích lệ để cán bộ quản lí và giáo viên có động lực để làm việc tốt hơn. Tuy nhiên với mức điểm và xếp thứ hạng như trên đã phần nào thấy mong muốn nhà trường quan tâm và có chế độ đãi ngộ phù hợp hơn với cán bộ quản lí và giáo viên.

Tổ chức các hội nghị, hội thảo là một trong những nội dung chưa được đánh giá cao, điểm trung bình là 2.7 xếp thứ tư. Trong đó có 4 ý kiến được hỏi cho là chưa tốt. Do vậy việc tổ chức các hội nghị, hội thảo để bồi dưỡng nâng cao ý thức, trao đổi kinh nghiệm cho cán bộ quản lí và giáo viên là việc làm cần phải chú ý tăng cường hơn nữa.

Xếp cuối cùng là việc giáo dục ý thức, tư tưởng tác động đến tâm lý cán bộ quản lý và giáo viên. Điểm trung bình 2.85, trong đó có ý kiến cho rằng việc thực hiện giáo dục tư tưởng tác động tâm lý cho cán bộ quản lí và giáo viên là chưa tốt. Điều này khẳng định rằng việc giáo dục tư tưởng, tác động tới tâm lý cán bộ quản lí và giáo viên ở nhà trường chưa được chú ý và làm thường xuyên và đây cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến việc giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh chưa đạt hiệu quả cao.

Thực trạng công tác kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa

Để đánh giá thực trạng công tác kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa của ban giám hiệu nhà trường, chúng tôi đã đưa ra nội dung của

công tác kiểm tra đánh giá, để 20 cán bộ quản lí, giáo viên công tác lâu năm trong nhà trường tự đánh giá kết quả thực hiện theo bốn mức độ, kết quả thu được ở bảng 2.9.

Bảng 2.9. Kết quả đánh giá công tác kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh của lãnh đạo nhà trường

TT Nội dung

Đánh giá hiệu quả thực hiện

Tốt Khá Tr.bình Chưa tốt

SL % SL % SL % SL %

1 Xây dựng các tiêu chí kiểm tra đánh

giá 0 0 4 20 6 30 10 50

2

Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa thông qua hệ thống hồ sơ sổ sách

0 0 6 30 10 50 4 20

3

Kiểm tra thường xuyên việc thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa của các lực lượng trong nhà trường

0 0 4 20 10 50 6 30

4

Kiểm tra đột xuất việc thực hiện kế hoạch giáo dục nếp sống văn hóa của các lựclượng trong nhà trường

0 0 4 20 6 30 10 50

5

Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa thông qua kết quả rèn luyện của học sinh

0 0 4 20 12 60 4 20

6 Kiểm tra việc sử dụng các trang thiết bị, kinh phí phục vụ cho hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa

0 0 4 20 10 50 6 30

Kết quả điều tra ở bảng 2.9 cho thấy việc xây dựng các tiêu chí kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa trong nhà trường còn chưa cụ thể, chủ yếu thông qua các tiêu chí đánh giá chung của ban chấp hành Đoàn trường,

công tác kiểm tra đánh giá của ban giám hiệu nhà trường cũng được đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường đánh giá ở mức độ thấp, đặc biệt là việc kiểm tra thường xuyên và kiểm tra đột xuất việc thực hiện hoạt động này của hiệu trưởng nhà trường được đánh giá chưa tốt chỉ đạt từ 35% đến 45%. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc giáo viên nhà trường ít tổ chức hoạt động này, hoặc có tổ chức thì nội dung cũng đơn điệu, nhàm chán, không phát huy được tính tích cực tham gia của học sinh.

Quản lý cơ sở vật chất và tài chính cho hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa

Trong những năm qua trường phổ thông DTNT Hòa An được trang bị hệ thống máy chiếu, máy tính, hệ thống tăng âm loa đài đáp ứng yêu cầu của hoạt động dạy học và các hoạt động tập thể.

Nhà trường có cán bộ chuyên trách về đồ dùng thiết bị, thường xuyên theo dõi kiểm tra việc sử dụng các thiết bị dạy học và hoạt động giáo dục của giáo viên.

Hàng năm, nhà trường có sự cân đối nguồn ngân sách được cấp, đầu tư mua sắm cơ sở vật chất, tài liệu tham khảo có chủ đề giáo dục nếp sống văn hóa đồng thời dành một phần kinh phí cho các chương trình hoạt động ngoại khóa, các hoạt động hội thi, hội diễn, các buổi tọa đàm, các hoạt động theo chủ điểm, chủ đề, tham quan dã ngoại của Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên các chương trình tư vấn sức khỏe vị thành niên….Mặc dù vậy do nguồn ngân sách được cấp còn eo hẹp, nên chưa đáp ứng được hết các yêu cầu giáo dục của nhà trường. Việc huy động sự tài trợ của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn, các nhà hảo tâm còn ít nên chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa.

2.4. Đánh giá chung về thực trạng giáo dục và quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú Hòa An, tỉnh Cao Bằng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú hòa an tỉnh cao bằng (Trang 64 - 68)