Giáo dục nếp sống văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú hòa an tỉnh cao bằng (Trang 26 - 28)

1.2.1 .Nếp sống và nếp sống văn hóa

1.2.2. Giáo dục nếp sống văn hóa

1.2.2.1. Giáo dục và giáo dục nếp sống văn hóa

Trong cuốn Giáo dục học (tập 1) do Trần Thị Tuyết Oanh chủ biên, giáo dục (theo nghĩa rộng) là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch, có nội dung và bằng phương pháp khoa học của nhà giáo dục tới người được giáo dục trong các cơ quan giáo dục, nhằm hình thành nhân cách cho họ".

Theo nghĩa hẹp: “Giáo dục là quá trình hình thành cho người được giáo dục lí tưởng, động cơ, tình cảm, niềm tin, những nét tính cách của nhân cách, những hành vi, thói quen cư xử đúng đắn trong xã hội thông qua việc tổ chức cho họ các hoạt động và giao lưu” [23, tr22].

Khái niệm giáo dục theo nghĩa rộng được trình bày trong cuốn Giáo dục học đại cương của tác giả Nguyễn Văn Lê, Nguyễn Sinh Huy: “Giáo dục là sự

hình thành có mục đích và có tổ chức những sức mạnh thể chất và tinh thần của con người, hình thành thế giới quan, bộ mặt đạo đức và thị hiếu thẩm mĩ cho con người; với nghĩa rộng nhất, khái niệm này bao hàm cả giáo dưỡng, dạy học và tất cả những yếu tố khác tạo nên những nét tính cách và phẩm hạnh của con người, đáp ứng các yêu cầu của kinh tế xã hội" [19, tr25, 26].

Giáo dục theo nghĩa hẹp được định nghĩa: "Là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch giữa nhà giáo dục và người được giáo dục nhằm hình thành cho người được giáo dục lý tưởng, niềm tin, tình cảm, thái độ, các kỹ năng lao động và phát triển sức mạnh thể chất" [13, tr27].

Các nhà nghiên cứu khác nhau có những định nghĩa khác nhau về giáo dục, tuy nhiên trong đề tài này, chúng tôi sẽ đi theo quan điểm của Trần Thị Tuyết Oanh: "Giáo dục là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch giữa nhà giáo dục và người được giáo dục nhằm hình thành cho người được giáo dục lý tưởng, niềm tin, tình cảm, thái độ, các kỹ năng lao động và phát triển sức mạnh thể chất" [23].

Từ khái niệm Giáo dục, có thể thấy giáo dục nếp sống văn hóa là một quá trình tổ chức tác động có chủ định của các lực lượng giáo dục, trong đó giáo dục nhà trường giữ vai trò chủ đạo, để tạo ra sự thống nhất tác động giáo dục, phát huy những yếu tố tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực tới học sinh, nhằm phát huy tính tích cực tự giác rèn luyện, tạo ra động cơ, thái độ đúng đắn trong cuộc sống, học tập và hoạt động xã hội, để học sinh học tập, làm việc hiệu quả hơn có lối sống, nếp sống tốt đẹp mang lại lợi ích cho chính học sinh, gia đình, nhà trường và xã hội.

Giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh là quá trình giúp học sinh tiếp thu, lĩnh hội những giá trị, chuẩn mực văn hóa vào trong hoạt động sống của học sinh nhằm làm cho thái độ hành vi của mỗi học sinh phù hợp với những giá trị chuẩn

1.2.2.2. Giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh

Nhiệm vụ vận dụng các giá trị văn hóa để giáo dục học sinh là mục tiêu lớn của ngành giáo dục đã được khẳng định trong luật giáo dục: “thừa kế và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại” [6, tr.2]. Giáo dục nếp sống văn hóa là một quá trình tổ chức tác động có chủ định của các lực lượng giáo dục, trong đó giáo dục nhà trường giữ vai trò chủ đạo, để tạo ra sự thống nhất tác động giáo dục, phát huy những yếu tố tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực tới học sinh, nhằm phát huy tính tích cực tự giác rèn luyện, tạo ra động cơ, thái độ đúng đắn trong cuộc sống, học tập và hoạt động xã hội, để học sinh học tập, làm việc hiệu quả hơn có lối sống, nếp sống tốt đẹp mang lại lợi ích cho chính học sinh, gia đình, nhà trường và xã hội. Giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh là quá trình giúp học sinh tiếp thu, lĩnh hội những giá trị, chuẩn mực văn hóa vào trong hoạt động sống của học sinh nhằm làm cho thái độ hành vi của mỗi học sinh phù hợp với những giá trị chuẩn

mực văn hóa của xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú hòa an tỉnh cao bằng (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)