Phát huy vai trò tự quản của học sinh thông qua các hoạt động của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú hòa an tỉnh cao bằng (Trang 83 - 85)

1.2.1 .Nếp sống và nếp sống văn hóa

3.2. Các biện pháp cụ thể

3.2.4. Phát huy vai trò tự quản của học sinh thông qua các hoạt động của

tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

Trong công tác quản lý, không có gì tốt hơn chính bản thân mỗi học sinh tự ý thức được những việc cần làm và những việc không nên làm. Khi tính tự giác được các em học sinh xây dựng và duy trì hàng ngày sẽ giúp cho hoạt động quản lý trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, bản thân các cán bộ, giáo viên và những cán bộ quản lý ký túc xá không thể theo các em từng bước để nhắc nhở. Vì vậy, cần phát huy vai trò tự quản của học sinh thông qua các hoạt động của Đoàn Thanh niên, Đội thiếu niên, đội xung kích học sinh... trong trường Phổ thông DTNT Hòa An.

Khi khảo sát học sinh về vai trò tự quản của Đoàn Thanh niên của trường Phổ thông DTNT Hòa An, chúng tôi nhận thấy học sinh đánh giá vai trò của Đoàn Thanh niên có 35% cho rằng trong các hoạt động của Đoàn Thanh niên, vai trò tự quản là khá tốt, 10% cho rằng vai trò tự quản của Đoàn Thanh niên là rất tốt. Tuy nhiên có 50% số lượng học sinh trả lời cho rằng vai trò tự quản của Đoàn Thanh niên chỉ dừng lại ở mức độ trung bình, thậm chí có một số học sinh còn lựa chọn mức độ yếu (5%). Kết quả này phần nào phản ánh đúng thực trạng của Đoàn Thanh niên tại trường. Mặc dù trong các hoạt động của mình, Đoàn Thanh niên đã thể hiện được vai trò tự quản của mình, tuy nhiên, mức độ hiệu quả còn chưa cao.

Biểu đồ 3.2. Đánh giá vai trò tự quản của Đoàn Thanh niên

Nguyên nhân của thực trạng này là do Đoàn Thanh niên chưa ý thức được rõ vai trò tự quản to lớn của mình trong công tác quản lý học sinh nhà trường nói chung và nhất là học sinh nội trú. Do vậy trong các hoạt động của mình Đoàn

Series1, Rất tốt, 10%, 10% Series1, Tốt, 35%, 35% Series1, Trung bình, 50%, 50% Series1, Yếu, 5%, 5% Rất tốt Tốt Trung bình Yếu

Thanh niên chưa triệt để vai trò của mình, đồng thời cũng chưa có nhiều biện pháp cụ thể, rõ ràng nhằm quản lý sát sao hoạt động của học sinh trong nhà trường nói chung và học sinh tại ký túc xá nói riêng.

3.2.4.2. Nội dung biện pháp

Thông qua hoạt động của tổ chức Đoàn Thanh niên, học sinh sẽ có thêm tinh thần hăng say, thi đua trong công tác học tập, rèn luyện đạo đức, lối sống.

Ngoài ra Đoàn thanh niên có thể thiết lập các nhóm tự quản để kiểm tra, đôn đốc, động viên học sinh hăng hái học tập và giữ gìn nội quy của ký túc xá.

3.2.4.3. Cách tiến hành

- Phát động các phong trào “Đôi bạn cùng tiến”, “Thi đua học tốt”, “Xây dựng lối sống lành mạnh”... để chào mừng các ngày lễ lớn như 2/9, 26/3, 8/3, 20/11... nhằm mục đích tạo sự hứng khởi cho học sinh tham gia và không khí thi đua, học tập.

- Thiết lập các nhóm tự quản, cờ đỏ... để kiểm tra chéo các lớp học trong trường cũng như các phòng tại ký túc xá.

- Xây dựng nhóm trực ban chính là những học sinh tại ký túc xá thay phiên nhau hỗ trợ các cán bộ quản lý trong công tác kiểm tra, đôn đốc thực hiện hoạt động vệ sinh và thực hiện nếp sống văn hóa tại ký túc xá.

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện biện pháp có hiệu quả

- Đoàn thanh niên chủ động để xuất những hình thức tự quản với Ban lãnh đạo nhà trường.

- Có hình thức động viên, khen thưởng kịp thời với những nhóm học sinh tích cực tham gia hoạt động của Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú hòa an tỉnh cao bằng (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)