Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục nếp sống văn hóacho học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú hòa an tỉnh cao bằng (Trang 41)

1.2.1 .Nếp sống và nếp sống văn hóa

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục nếp sống văn hóacho học

sinh trường phổ thông dân tộc nội trú

Phần lớn học sinh chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, mục đích của việc thực hiện nề nếp học tập trong việc cụ thể hóa hoạt động học tập của bản thân. Cũng như nề nếp các hoạt động tập thể khác. Quen với nếp sống, nếp suy nghĩ đơn giản của vùng quê: việc đến đâu, làm đến đó, làm việc một cách tùy tiện. Từ nhận thức đơn giản như vậy đưa đến nề nếp học tập, sinh hoạt có tính miễn cưỡng, thiếu sự cầu tiến, coi nề nếp học tập, sinh hoạt tập thể là việc thực hiện nội quy của nhà trường, chưa có sự tự nguyện, tự giác. Nhận thức chưa đủ thì thái độ thực hiện chưa đáp ứng các yêu cầu thiết yếu của nhà trường và chưa thể hình thành được thói quen, nếp sống có văn hóa được.

Chính vì thế việc củng cố nhận thức và hình thành nếp sống văn hóa ở các trường phổ thông DTNT cần được quan tâm và giáo dục ngay cho học sinh đầu cấp. Phá tan được sức cản, sự trì trệ, tư tưởng ỷ lại trong suy nghĩ sẽ giúp học sinh nhận thức đúng về việc xây dựng nề nếp, thực hiện nếp sống văn hóa trong trường học.

1.5.2. Mối quan hệ của học sinh với gia đình và môi trường xã hội

Học sinh nội trú đã tách khỏi những ràng buộc của gia đình và môi trường sinh hoạt ở địa phương, buộc phải chấp hành những nội quy sinh hoạt nội trú trong suốt thời gian rèn luyện và học tập tại nhà trường. Vì thế nhu cầu về với gia đình và những mối quan hệ xã hội ở địa phương luôn thôi thúc các em tìm những lý do và thời gian nghỉ để về gia đình. Điều đó đã ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục của nhà trường và nếp sống của học sinh.

Những học sinh chưa có ý thức học tập, nề nếp chưa tốt hay tìm những lý do để về nhà và khi quay lại trường thường trễ hạn theo quy định. Đây là một nguyên nhân làm nếp sống sinh hoạt của học sinh bị xáo trộn.

Đa phần gia đình của học sinh khi đã gửi con em nội trú vào nhà trường họ có suy nghĩ đơn giản là giao trách nhiệm giáo dục hoàn toàn cho nhà trường.

Vì thế gia đình học sinh ít liên lạc với nhà trường, ít có sự thôi thúc hoặc kiểm tra việc học tập, sinh hoạt của con em.

Ngoài ra, mối quan hệ xã hội của học sinh với môi trường xung quanh địa bàn nhà trường là vấn đề đáng quan tâm như: quan hệ giao tiếp của học sinh nội trú với cộng đồng, an ninh xã hội…Đây là một yếu tố gây khó khăn cho công tác quản lý và giáo dục của nhà trường, đồng thời ảnh hưởng đến nề nếp học tập, nếp sống văn hóa của học sinh.

Những yếu tố trên đều phải được quan tâm đúng mức của hội đồng sư phạm và công tác giáo dục của nhà trường. Phải có sự phối kết hợp giữa nhà trường, địa phương, gia đình một cách thống nhất và thường xuyên. Làm hạn chế cao nhất những biểu hiện tùy tiện, những vi phạm nề nếp học tập, nội quy nhà trường, giúp học sinh hiểu bổn phận và trách nhiệm của mình trong nhà trường và từ đó có ý thức tự giác, điều chỉnh, để dành thời gian tập trung cho hoạt động học tập và sinh hoạt bổ ích.

1.5.3. Tác động của các chủ thể giáo dục nếp sống của học sinh

Chủ thể giáo dục bao gồm Ban Giám hiệu, Ban quản lý kí túc xá, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, bạn bè …là những người gần gũi thân thiết nhất trong cuộc sống kí túc xá xa gia đình của học sinh. Việc sinh hoạt ăn ở, tuân theo nội quy kí túc xá được giám sát, đánh giá chấm điểm của cán bộ quản lý kí túc xá từ đó có biện pháp tác động khuyến khích động viên những nếp sống tốt, uốn nắn kịp thời những biểu hiện sai lệch, thiếu văn hóa trong nếp sống. Vì vậy vai trò của cán bộ quản lý kí túc xá là rất hữu hiệu trong giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh.

Việc thống nhất hay không giữa các chủ thể giáo dục cũng rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả giáo dục. Vì thế việc nhà trường tạo nên sự thống nhất giữa các lực lượng, các chủ thể giáo dục là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh.

Với học sinh nội trú, ngoài việc giáo dục nhận thức, cần quan tâm đến đời sống tâm lý của các em để giúp các em khắc phục sự tự ti, mặc cảm vì học tập chưa tốt hoặc phải rời xa môi trường tự nhiên ở địa phương. Do đó những điều kiện hỗ trợ và tác động mạnh mẽ đến học sinh sẽ giúp học sinh vượt qua những rào cản tâm lý và giảm dần những suy nghĩ tiêu cực.

Hiện nay, học sinh thường gặp những căng thẳng trong học tập, sinh hoạt rất cần sự trợ giúp của người lớn. Vì thế cần có phòng hoặc bộ phận tư vấn tâm lý đối với những học sinh lười học, chán học hoặc tùy tiện phá vỡ nề nếp học tập, nếp sống sinh hoạt.

Tóm lại, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nếp sống văn hóa của học sinh trường phổ thông DTNT như nội dung học tập, các hoạt động tập thể, cán bộ giáo viên... Những vấn đề này thuộc vào quy định chung phải thực hiện theo đúng mục tiêu giáo dục phổ thông. Vì vậy cần có sự quan tâm tích cực và phù hợp trong quá trình quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh trường phổ thông DTNT.

Kết luận chương 1

Nếp sống văn hóa của học sinh thực chất là nếp sống phù hợp với các chuẩn mực chung được quy định trong nội quy của nhà trường và các chuẩn mục xã hội đã được đa số người dân thừa nhận và chấp hành. Nếp sống đó được thể hiện trong sinh hoạt, học tập và rèn luyện của học sinh, thể hiện trong các mối quan hệ giữa các em với nhau, giữa các em với thầy cô giáo, cán bộ nhân viên của nhà trường

Giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh trường phổ thông DTNT là những tác động làm cho các em hiểu, chấp hành đầy đủ các quy định của nhà trường và các chuẩn mực chung của nhà trường, kí túc xá.

Quản lý giáo dục nếp sống văn hóa có ý nghĩa rất thiết thực trong việc nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh. Nội dung quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh dân tộc nội trí bao gồm: quản lý mục tiêu giáo dục, nội dung và phương pháp giáo dục, hình thức giáo dục, kiểm tra đánh giá

quá trình và kết quả giáo dục. Đồng thời quản lý cơ sở vật chất, các điều kiện phục vụ hoạt động giáo dục.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh. Trong đó có các yếu tố thuộc về môi trường xã hội, nhà trường và có các yếu tố thuộc về đặc điểm của học sinh dân tộc thiểu số trong ác trường nội trú.

Chương 2

THỰC TRẠNG GIÁO DỤC VÀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC NẾP SỐNGVĂN HÓA CHO HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG

DÂN TỘC NỘI TRÚ HÒA AN, TỈNH CAO BẰNG 2.1. Khái quát địa bàn và phương pháp khảo sát thực tiễn

2.1.1. Trường phổ thông dân tộc nội trú Hòa An, tỉnh Cao Bằng

2.1.1.1. Khái quát chung

Trường phổ thông DTNT Hòa An thành lập ngày 02/01/2001. Trải qua hơn 15 năm xây dựng và phát triển. Trường đóng trên địa bàn thị trấn Nước Hai, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng. Trường phổ thông DTNT Hòa An là đơn vị Giáo dục chuyên biệt, hoạt động theo mô hình trường dân tộc nội trú, trực thuộc Sở giáo dục và đào tạo Cao Bằng.

Nhiệm vụ chính của Nhà trường là tổ chức quản lý, phục vụ ăn ở, sinh hoạt nội trú cho các em học sinh dân tộc thiểu số thuộc các xã vùng III của huyện Hòa An; tổ chức giảng dạy chương trình THCS cho các đối tượng học sinh dân tộc thiểu số trong diện quy hoạch tạo nguồn của huyện nhà.

Năm học 2017-2018 toàn trường có 42 cán bộ giáo viên, công nhân viên, trong đó có 3 là cán bộ Quản lý các cấp, và 27 giáo viên trực tiếp giảng dạy ở các khối lớp.

Đội ngũ cán bộ Quản lý của Nhà trường có năng lực, có uy tín trước tập thể sư phạm và học sinh, nắm vững các chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, tâm huyết với nghề và am hiểu phong tục tập quán các dân tộc thiểu số.

Đội ngũ cán bộ giáo viên trong những năm gần đây ngày càng được tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Hầu hết giáo viên đều có phẩm chất đạo đức tốt, nắm được kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ giảng dạy, có ý thức đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực. Đội ngũ giáo viên đều đạt chuẩn và trên chuẩn cụ thể trong năm học 2017-2018 có tổng số 27 giáo viên trong đó: Đại học là 21;

Cao đẳng là 6. Toàn bộ 100% giáo viên và cán bộ quản lý của nhà trường đã được bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.

Bên cạnh đó, bộ phận phục vụ như nhân viên nuôi dưỡng, nhân viên y tế đủ về số lượng và đảm bảo yêu cầu các chuyên môn, chăm lo nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho học sinh.

2.1.1.2. Điều kiện cơ sở vật chất

Trường phổ thông DTNT Hòa An được Nhà nước ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất thiết bị và ngân sách. Trường được xây dựng khang trang bảo đảm đủ điều kiện ăn ở và sinh hoạt cho học sinh. Trường có10 phòng học kiên cố, có 2 phòng học tin học được trang bị 40 bộ máy tính nối mạng internet cho học sinh học tập; có 1 phòng học ngoại ngữ được trang bị hiện đại; 1 phòng thư viện với nhiều đầu sách phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập; một nhà ăn 2 phòng thoáng mát, 1 dãy nhà công vụ có 8 phòng phục vụ các cán bộ nhân viên ở xa nhà trường. Khu kí túc xá là dãy nhà 2 tầng gồm có 24 phòng ở phục vụ 220 đến 250 học sinh. Mỗi phòng ở được bố trí 8 đến 10 học sinh. Trong khu kí túc xá có một phòng y tế đảm bảo có đủ thiết bị để phục vụ tốt sức khỏe cho các em học sinh. Các phòng đều có phòng vệ sinh khép kín. Các đồ dùng cá nhân như chăn, màn, chiếu, quần áo đồng phục... nhà trường cũng phát cho học sinh ngay từ đầu năm học. Bên cạnh đó còn có 1 sân bóng đá, 02 sân tập bóng chuyền, phục vụ cho hoạt động vui chơi giải trí của học sinh.

2.1.1.3. Tình hình học sinh

Đối tượng học sinh của trường là người dân tộc thiểu số sinh sống ở các xóm vùng III thuộc huyện Hòa An. Phần lớn các em đều chăm ngoan, nhưng cũng còn một số ít các em còn hiếu động, chưa thật chăm học. Bên cạnh đó các phong tục tập quán của địa phương cũng có ảnh hưởng tiêu cực nhất định đến nề nếp sinh hoạt của học sinh như hay uống rượu, hút thuốc, không tuân thủ quy tắc về giờ giấc trong sinh hoạt nên chưa quen với cuộc sống tập thể trong kí túc xá.

Công tác quản lý học sinh nội trú do tổ quản lý học sinh và các thầy cô giáo trực tiếp đảm nhiệm. Tổ quản lý học sinh là một đơn vị trực thuộc ban giám hiệu của trường.Về cơ cấu tổ chức : Tổ Quản lý học sinh có một tổ trưởng và 23 thành viên. Nhiệm vụ chức năng của tổ thực hiện theo quy định của hiệu trưởng. Ngoài chức năng nhiệm vụ trực tiếp, tổ quản lý học sinh còn có chức năng phối hợp với các tổ bộ môn, giáo viênchủ nhiệm lớp, đoàn thanh niên, đội thiếu niên để giải quyết chế độ khen thưởng, kỷ luật đối với học sinh. Cơ cấu tổ chức quản lý học sinh trong kí túc xá thể hiện ở sơ đồ 2.1.

Sơ đồ 2.1: Tổ chức quản lý học sinh nội trú tại kí túc xá trường phổ thông dân tộc nội trú Hòa An

2.1.2. Phương pháp và đối tượng khảo sát thực tiễn

Ban giám hiệu

Các Tổ bộ môn Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên Tổ quản lý học sinh Phòng y tế Tổ nuôi dưỡng

* Tổ chức khảo sát thực trạng:

Mục đích: nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về nếp sống văn hóa của học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú Hòa An. Đánh giá tình hình thực hiện các nội quy, quy định của các em học sinh. Xác định nguyên nhân mặt tích cực và hạn chế thực trạng nếp sống của các em.

Nội dung: Điều tra, khảo sát đánh giá thực trạng nếp sống văn hóa của các em học sinh. Nghiên cứu xây dựng các biện pháp chủ yếu để nâng cao nếp sống văn hóa cho học sinh.

Phương pháp khảo sát: Phương pháp nghiên cứu so sánh đối chiếu, thu thập xử lí thông tin, phân tích tài liệu, kế thừa kết quả đã nghiên cứu.

Tiến hành phỏng vấn, khảo sát ý kiến đánh giá của 226 học sinh và 20 cán bộ quản lí, giáo viên đã công tác trên 15 năm về vấn đề quản lý của ban giám hiệu nhà trường đối với việc chỉ đạo các tổ, trưởng phòng các bộ phận trong trường thực hiện mục tiêu giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh.

2.2. Thực trạng giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh ở trường phổ thông dân tộc nội trú Hòa An, tỉnh Cao Bằng dân tộc nội trú Hòa An, tỉnh Cao Bằng

2.2.1. Thực trạng nếp sống của học sinh

Đánh giá chung về nếp sống của học sinh

Nếp sống văn hóa của học sinh được phản ánh thông qua những biểu hiện có văn hóa trong học tập, quan hệ sinh hoạt của học sinh với tư cách là đại biểu của một nhóm xã hội đặc biệt. Để nghiên cứu thực trạng nếp sống nói chung của học sinh nội trú trường phổ thông DTNT Hòa An hiện nay chúng tôi đã tiến hành khảo sát ý kiến đánh giá của học sinh, kết quả thu như sau:

Bảng 2.1. Đánh giá của học sinh về thực trạng nếp sống học sinh nội trú

Khối Tiêu chí

Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Chung

SL % SL % SL % SL % SL %

1.Văn minh- lịch sự 6 10 3 6 2 3 4 6 15 7

2. Có cái tốt, có cái chưa tốt 50 83 41 82 50 91 51 86 192 84

Kết quả bảng trên cho thấy đa số học sinh đánh giá thực trạng nếp sống học sinh nội trú có cái tốt, cái chưa tốt. Số ít cho rằng nếp sống học sinh nội trú văn minh lịch sự rất tốt và cũng có một số ít cho rằng nếp sống học sinh nội trú hiện nay chưa thật tốt.

Biểu hiện nếp sống của học sinh trong hoạt động học tập

Hiện nay có ý kiến cho rằng: Đa số học sinh nói chung là lười học, thụ động, thiếu trung thực trong thi cử, rất ít tìm tòi, tham khảo tài liệu để bổ sung kiến thức…ngược lại, cũng có quan điểm cho rằng: học sinh ngày nay năng động, sáng tạo hơn, tự tin, có tinh thần vượt khó để vươn lên trong học tập … Để có cơ sở đánh giá khách quan hơn, chúng tôi tìm hiểu các biểu hiện nếp sống văn hóa của học sinh trong học tập hiện nay. Qua khảo sát thời gian tự học của học sinh kết quả thu được như sau:

Bảng 2.2. Thời gian dành cho tự học của học sinh

Học sinh khối Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9

Trung bình chung

Thời gian tự học vào

ngày thường 2giờ 50 3giờ 10 3giờ 30 3giờ 10 3giờ 15

Thời gian tự học vào thời điểm ôn tập, thi cử

8giờ 20 8giờ 40 9 giờ 10 8giờ 20 8giờ 40

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú hòa an tỉnh cao bằng (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)