Khảo sát mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú hòa an tỉnh cao bằng (Trang 93)

1.2.1 .Nếp sống và nếp sống văn hóa

3.4. Khảo sát mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

3.4.1. Đối tượng khảo sát

Để khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp, chúng tôi đã tập hợp ý kiến của các đối tượng sau: Cán bộ quản lý trường Phổ thông DTNT Hòa An (từ tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, Trưởng, Phó tổ văn phòng, tổ nuôi dưỡng, Ban Giám hiệu) là 12 người. Giáo viên chủ nhiệm và bộ môn là 21 người. Tổng số là 33 người.

3.4.2. Cách thức tiến hành khảo sát: qua trao đổi phỏng vấn và phiếu hỏi.

Tìm hiểu sự tán thành của các đối tượng tham gia đánh giá về tính cấp thiết của các biện pháp. Xác định tính khả thi của các biện pháp đề xuất.

3.4.4. Các biện pháp được khảo sát

Biện pháp 1: Trang bị kiến thức, kỹ năng cho cán bộ giáo viên và học sinh về giáo dục nếp sống văn hóa

Biện pháp 2: Xây dựng và hoàn thiện quy chế quản lý học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú

Biện pháp 3: Phối hợp chặt chẽ các tổ, phòng ban trong quản lý trường học

Biện pháp 4: Phát huy vai trò tự quản của học sinh thông qua các hoạt động của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

Biện pháp 5: Thực hiện công tác kiểm tra đánh giá và chế độ thi đua khen thưởng trong nhà trường

Biện pháp 6: Đầu tư cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động của học sinh nội trú

3.4.5. Nội dung khảo sát

Đánh giá về mức độ cấp thiết của 6 biện pháp đề ra theo 3 mức độ - Cần thiết; ít cần thiết; Không cần thiết

Đánh giá về mức độ khả thi của 6 biện pháp đề ra theo 3 mức độ - Khả thi; Ít khả thi; Không khả thi

3.4.6. Kết quả khảo sát

Chúng tôi quy ước cách tính điểm như sau: Đánh giá tính cấp thiết: Cần thiết: 3 điểm; ít cần thiết: 2 điểm; Không cần thiết: 1 điểm. Đánh giá tính khả thi: Khả thi: 3 điểm; Ít khả thi: 2 điểm; Không khả thi: 1 điểm, sau đó chúng tôi tính tỷ lệ %, thứ bậc và điểm trung bình. Sau khi xử lý chúng tôi thu được kết quả như sau:

TT Các biện pháp Tính cần thiết X Thứ bậc Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết SL % SL % SL % 1

Trang bị kiến thức, kỹ năng cho cán bộ giáo viên và học sinh về giáo dục nếp sống văn hóa

26 78.8 7 21.2 0 0.0 2.88 1

2

Xây dựng và hoàn thiện quy chế quản lý học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú

25 75.8 8 24.2 0 0.0 2.85 2

3 Phối hợp chặt chẽ các tổ, phòng

ban trong quản lý trường học 24 72.7 9 27.3 0 0.0 2.80 3

4

Phát huy vai trò tự quản của học sinh thông qua các hoạt động của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

23 69.7 10 30.3 0 0.0 2.75 4

5

Thực hiện công tác kiểm tra đánh giá và chế độ thi đua khen thưởng

22 66.7 11 33.3 0 0.0 2.70 5

6

Đầu tư cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động của học sinh nội trú

21 63.6 12 36.4 0 0.0 2.63 6

Như vậy, kết quả bảng 3.1 đã cho thấy, những người được hỏi đều đánh giá cao tính cấp thiết của các biện pháp, trên 72% số người được hỏi cho rằng rất cần thiết áp dụng các biện pháp này. Điều này đã cho thấy, các biện pháp này là phù hợp với mong muốn của cán bộ quản lý và giáo viên của nhà trường và cần thiết phải tiến hành sớm và đồng bộ các biện pháp trên trong thời gian tới.

Không chỉ vậy, khi được hỏi về tính khả thi của các biện pháp, chúng tôi cũng nhận được những kết quả đáng khích lệ như sau:

TT Các biện pháp

Tính khả khả thi

X

Thứ bậc Khả thi Ít khả thi Không

khả thi

SL % SL % SL %

1

Trang bị kiến thức, kỹ năng cho cán bộ giáo viên và học sinh về giáo dục nếp sống văn hóa

27 82.0 6 18 0 0 2.90 1

2

Xây dựng và hoàn thiện quy chế quản lý học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú

21 63.3 3 9.1 9 27.3 2.36 2

3 Phối hợp chặt chẽ các tổ, phòng

ban trong quản lý trường học 20 60.6 5 15.2 8 24.2 2.36 3

4

Phát huy vai trò tự quản của học sinh thông qua các hoạt động của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

20 60.6 3 9.1 10 30.3 2.30 4

5

Thực hiện công tác kiểm tra đánh giá và chế độ thi đua khen thưởng

20 60.6 3 9.1 10 30.3 2.30 5

6

Đầu tư cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động của học sinh nội trú

16 48.5 8 24.2 9 27.2 2.20 6

Nhìn vào kết quả, chúng tôi nhận thấy có trên 63% những cán bộ quản lý và giáo viên cho rằng tính khả thi của biện pháp 1, 2 và là tương đối cao. Biện pháp 3, biện pháp 4 và biện pháp 5 thì tính khả thi thấp hơn bởi hiện nay nhà trường cũng đang tiến hành khá nhiều các hoạt động văn hóa thể thao. Mặt khác do đặc thù các em học sinh của trường phải học lý thuyết kết hợp với thực hành nên thời gian để các em tham gia vào các hoạt động này là tương đối khó khăn. Còn biện pháp 6 tính khả thi là thấp hơn cả vì lý do kinh phí để đầu tư nâng cao cơ sở vật chất của nhà trường cũng còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên, có tới 48.5%

cán bộ quản lý và giáo viên được hỏi vẫn tin tưởng vào khả năng có thể triển khai phương pháp này.

So sánh tương quan thứ bậc giữa tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp cho thấy: mối tương quan thứ bậc giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý có tương quan thuận và chặt chẽ, nghĩa là tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý có độ phù hợp cao. Cụ thể:

Biện pháp 1: Tính cấp thiết có điểm trung bình cao nhất (X = 2,88đ) xếp thứ bậc 1; tính khả thi điểm trung bình (X = 2,90đ) xếp thứ bậc 1.

Biện pháp 2: Tính cấp thiết có điểm trung bình là (X = 2,85đ), xếp thứ bậc 2; tính khả thi có điểm trung bình là (X = 2,36đ), xếp thứ bậc 2.

Biện pháp 3: Tính cấp thiết có điểm trung bình là (X = 2,80đ) xếp thứ bậc 3; tính khả thi có điểm trung bình là (X = 2,36đ), xếp thứ bậc 3.

Biện pháp 4: Tính cấp thiết có điểm trung bình là (X = 2,75đ), xếp thứ bậc 4; tính khả thi có điểm trung bình là (X = 2,30đ), xếp thứ bậc 4.

Biện pháp 5: Tính cấp thiết có điểm trung bình là (X = 2,70đ), xếp thứ bậc 5; tính khả thi có điểm trung bình là (X = 2,30đ), xếp thứ bậc 5.

Biện pháp 6 : Tính cấp thiết có điểm trung bình là (X = 2,63đ) xếp thứ 6; tính khả thi có điểm trung bình là (X = 2,20đ), xếp thứ bậc 6.

Tóm lại từ kết quả khảo sát có thể rút ra kết luận như sau:

Tất cả 6 biện pháp đều được đánh giá cao về tính cần thiết và tính khả thi. Trong đó, biện pháp 1 có tỷ lệ đánh giá về tính cần thiết cao nhất và cũng là biện pháp có tỷ lệ đánh giá về tính khả thi cao nhất. Biện pháp 6 có tỷ lệ đánh giá về tính cần thiết thấp nhất.

Xét tỷ lệ đánh giá về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp cho thấy cả 6 biện pháp đều được đánh giá cao. Chứng tỏ các biện pháp được đề xuất đều đảm bảo tính khoa học, đúng đắn, phù hợp với thực tiễn trong quá trình quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh hiện nay. Điều đó cho thấy các biện pháp nêu trên đều có cơ sở và có thể áp dụng được vào trong thực tiễn công tác

quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh nội trú trường phổ thông DTNT Hòa An.

Kết luận chương 3

Biện pháp tăng cường quản lý hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh nội trú trường Phổ thông DTNT Hòa An xuất phát từ yêu cầu nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo, đáp ứng cán bộ nguồn cho huyện Hòa An. Các biện pháp nêu trên đều hướng vào khơi dậy ý thức tự học, tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu, lòng say mê học tập và ý chí tiến thủ vươn lên trong học tập cũng như trong rèn luyện đạo đức, lối sống, nếp sống trên cơ sở tổ chức, hướng dẫn của các cán bộ quản lý, bao gồm cả Ban quản lý ký túc xá và giáo viên.

Biện pháp ban hành quy chế quản lý hoạt động giáo dục nếp sống cho học sinh nội trú phải gắn với biện pháp tăng cường tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức, xây dựng động cơ thái độ học tập, rèn luyện đạo đức, nếp sống văn hóa cho học sinh, các biện pháp còn lại có mối quan hệ thống nhất, tác động qua lại lẫn nhau tạo thành một chỉnh thống nhất thúc đẩy nhau cùng phát triển.

Các biện pháp nêu trên đều được đánh giá là cần thiết và khả thi. Nếu được thực hiện đồng bộ sẽ tăng cường được hoạt động quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh nói chung và học sinh nội trú nói riêng. Nếp sống văn hóa của học sinh chắc chắn sẽ được cải thiện.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Từ các kết quả nghiên cứu thu được, có thể rút ra các kết luận sau:

1.1. Hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa, quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh ở các trường phổ thông DTNT nhằm hình thành và phát triển nhân cách cho các em, giúp các em thấy được những giá trị tốt đẹp của con người với những chuẩn mực của cuộc sống đương đại để các em lĩnh hội thành của chính mình và để rồi các em được thể hiện ra bằng chính hành vi tương ứng của mình, hướng tới một cuộc sống tốt đẹp, một xã hội văn minh, đáp ứng mục tiêu giáo dục THCS trong giai đoạn hiện nay.

Hiện nay, trong các nhà trường THCS ở nước ta đang rất quan tâm đến việc giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh để giúp các em không chỉ có hiểu biết tốt mà còn có các kỹ năng để thực hiện tốt những việc mình muốn làm, nhưng vấn đề giáo dục nếp sống văn hóa còn là vấn đề mà các nhà trường chưa thật sự quan tâm.

1.2. Quản lý hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động giáo dục đạt mục tiêu đã đề ra. Quản lý hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa ở đây được hiểu là các hoạt động giáo dục nếp sống được tổ chức một cách chặt chẽ, có mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện và các nguồn lực hỗ trợ để đảm bảo thực hiện các mục tiêu đã xác định.

Quản lý hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh nội trú bao gồm quản lý mục tiêu giáo dục nếp sống văn hóa, quản lý nội dung hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa, quản lý phương pháp giáo dục nếp sống văn hóa, quản lý việc kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa, quản lý cơ sở vật chất hỗ trợ cho hoạt động giáo dục.

1.3. Qua nghiên cứu thực tế cho thấy: nếp sống văn hóa của học sinh trường phổ thông DTNT Hòa An đang được cán bộ quản lý, giáo viên đặc biệt

quan tâm. Làm chuyển biến dần sự nhận thức từ đội ngũ cán bộ giáo viên đến học sinh về tầm quan trọng và sự cần thiết của nếp sống văn hóa. Đội ngũ cán bộ giáo viên có trách nhiệm, toàn tâm, toàn ý, thống nhất hành động theo mục tiêu đề ra. Tính tự giác thực hiện theo nếp sống văn hóa của học sinh có sự chuyển biến rõ nét.

Tuy đã có nhiều kết quả song nếp sống của học sinh vẫn bộc lộ những hạn chế nhất định: Học sinh có nhận thức đúng về ý nghĩa và tầm quan trọng của nếp sống văn hóa, nhưng chưa thể hiện bằng hành động cụ thể, còn thiếu sự cầu tiến, nỗ lực trong việc xây dựng và thực hiện nếp sống văn hóa. Tính tự quản nếp sống của tập thể lớp chưa cao. Các biện pháp quản lý nếp sống của học sinh chưa đủ mạnh, chưa tác động toàn diện đến đội ngũ cán bộ giáo viên và học sinh. Chất lượng và hiệu quả giáo dục còn thấp, chưa bền vững.

Nguyên nhân chủ yếu là lãnh đạo nhà trường chưa thể chế hóa các chương trình hành động, các biện pháp quản lý nếp sống văn hóa của học sinh, chưa thường xuyên kiểm tra, đánh giá, giám sát.

1.4. Muốn nâng cao chất lượng giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh chúng ta phải thực hiện tốt các biện pháp sau đây:

Biện pháp 1: Trang bị kiến thức, kỹ năng cho cán bộ giáo viên và học sinh về giáo dục nếp sống văn hóa

Biện pháp 2: Xây dựng và hoàn thiện quy chế quản lý học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú

Biện pháp 3: Phối hợp chặt chẽ các tổ, phòng ban trong quản lý trường học

Biện pháp 4: Phát huy vai trò tự quản của học sinh thông qua các hoạt động của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

Biện pháp 5: Thực hiện công tác kiểm tra đánh giá và chế độ thi đua khen thưởng trong nhà trường

Biện pháp 6: Đầu tư cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động của học sinh nội trú

1.5. Mỗi biện pháp quản lý được đề xuất đều có ý nghĩa, vai trò riêng nhưng chúng có mối quan hệ thống nhất, tác động qua lại lẫn nhau tạo thành một chỉnh thể thống nhất thúc đẩy nhau phát triển. Do đó, quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh nội trú không thể thực hiện từng biện pháp riêng lẻ, rời rạc mà cần thực hiện một cách đồng bộ để phát huy tác dụng của chúng.

1.6. Các biện pháp quản lý giáo dục nếp sống văn hóa đã được khảo nghiệm qua ý kiến, cán bộ quản lí, giáo viên và chuyên gia. Kết quả cho thấy: các biện pháp đều được khẳng định là cần thiết và có tính khả thi.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Cao Bằng

Tiếp tục thực hiện Thông báo số 178-TB/TW của Ban Bí thư về tăng cường nghiên cứu và chỉ đạo vấn đề gia đình: “…đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa ở tất cả các địa phương, coi đây là công tác trọng tâm của cuộc vận động xây dựng nếp sống văn hóa hiện nay”, thực hiện kết luận tại Hội nghị lần thứ 9 ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa IX: “…Tăng cường quản lý nhà nước, hoàn thiện cơ chế, chính sách và giải pháp đẩy mạnh việc xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh; hình thành các giá trị con người mới, giá trị xã hội mới làm cơ sở và động lực cho đất nước phát triển nhanh và bền vững”; Sở giáo dục và đào tạo Cao Bằng cần cụ thể hóa chủ trương của Ban Bí thư, kết luận tại Hội nghị lần thứ 9 ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa IX xây dựng văn bản hướng dẫn, các tiêu chí thi đua triển khai đồng bộ đến tất cả các trường đại học, cao đẳng, THCS.... trong toàn quốc nhằm đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng nếp sống văn hóa trong các trường học, đặc biệt lưu ý đến công tác xây dựng kí túc xá văn hóa.

2.2. Đối với lãnh đạo trường phổ thông DTNT Hòa An

- Cần có sự đầu tư mạnh mẽ, đồng bộ để tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ hoạt động của học sinh ở kí túc xá. Xây dựng văn bản quy định cơ chế phối hợp hoạt động giữa ban quản lí kí túc xá với các phòng, tổ, giáo viên

chủ nhiệm, Đoàn thanh niên và Công đoàn nhà trường để làm hành lang pháp lý giúp các đơn vị trong nhà trường phối hợp một cách tốt nhất, hiệu quả nhất trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú hòa an tỉnh cao bằng (Trang 93)