Các biểu hiện nếp sống của học sinh trong học tập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú hòa an tỉnh cao bằng (Trang 51 - 52)

T T

Biểu hiện nếp sống của học sinh trong học tập Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Trung bình chung 1 Chăm học, chủ động tích cực trong học tập 2.50 2.45 2.73 2.53 2.56

2 Tự giác học tập, trung thực trong

thi cử 2.55 2.70 2.81 2.65 2.69

3 Có hành vi gian lận trong thi cử 2.25 2.35 1.90 2.20 2.17

4 Chỉ học trong vở ghi chép 3.80 4.10 3.65 3.84 3.85

5 Đọc thêm tài liệu tham khảo 2.22 2.77 3.32 2.72 2.77 6 Giúp đỡ nhau trong học tập 2.92 3.10 3.75 3.25 3.26 7 Trao đổi, học hỏi bạn bè, thầy cô 2.25 2.82 2.65 2.55 2.58

8 Yêu thích việc học 4.05 3.87 4.20 3.97 4.04

(Học sinh Lớp 6 : 60; Lớp 7 : 50; Lớp 8 : 56; Lớp 9: 60 Tổng số: 226 ) Qua thăm dò và điều tra cho thấy học sinh còn chưa chăm chỉ học. Việc tự giác học tập còn thấp, tình trạng các em chỉ học ở vở ghi là phổ biến, ít đọc thêm tài liệu tham khảo. Qua theo dõi lưu lượng học sinh đến thư viện để đọc sách cũng rất ít. Các em lên thư viện chủ yếu để đọc sách, báo giải trí, chưa chịu tìm tòi đọc thêm tài liệu tham khảo để mở rộng kiến của mình.

Qua số liệu thăm dò, chúng tôi cũng nhận thấy học sinh năm cuối cấp lớp 9 có nhận thức về việc tự giác học tập cao hơn so với những học sinh đầu cấp lớp 6 mới vào trường. Học sinh còn quá lệ thuộc vào tri thức truyền thụ của người thầy, ít học sinh tự tìm cho mình thông tin, tri thức, kĩ năng một cách độc lập, sáng tạo. Năng lực tự học còn thấp.

Việc gian lận trong thi cử ở hình thức phôtô tài liệu thu nhỏ và đem ra sử dụng làm bài thi vẫn còn . Một số em cho rằng do bài vở nhiều nên không học kịp. Thực tế cho thấy là do các em không biết sắp xếp thời gian sao cho hiệu quả, các em không rèn cho mình thói quen học thường xuyên mà chỉ chờ đến khi giáo viên ôn tập học sinh mới học. Do đó, học sinh vừa học không kịp, kiến thức bị nhồi nhét và các em lại thức khuya để học ảnh hưởng tới sức khỏe.

Biểu hiện nếp sống của học sinh trong sinh hoạt

Ngoài thời gian tự học sau giờ lên lớp chính khoá, học sinh sử dụng thời gian rỗi của mình tham gia vào các sinh hoạt giải trí, văn nghệ, thể dục, thể thao và lao động.

Các hoạt động trên rất phong phú, đa dạng và tự nguyện. Nó thể hiện việc học sinh sử dụng thời gian rảnh rỗi như thế nào và chính điều này có ảnh hưởng không nhỏ tới việc hình thành, phát triển nhân cách học sinh cũng như nếp sống văn hóa lành mạnh ở học sinh.

Để đánh giá thực trạng nếp sống văn hóa học sinh trong sinh hoạt và lao động cũng như các công việc khác thực hiện vào thời gian rảnh rỗi, chúng tôi tiến hành khảo sát các biểu hiện và thu được kết quả như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú hòa an tỉnh cao bằng (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)